Chính thức đóng cửa chợ cũ Di Linh
Sáng nay 30.11, các cơ quan chức năng của huyện Di Linh (Lâm Đồng), đã chính thức đóng cửa chợ cũ Di Linh, yêu cầu tiểu thương di dời qua chợ mới Di Linh buôn bán.
Như Thanh Niên Online đã phản ánh, chợ mới Di Linh đưa vào hoạt động từ ngày 1.10, nhưng do 2 chợ vẫn hoạt động song song nên một số tiểu thương quay về chợ cũ buôn bán.
Chợ cũ Di Linh xuống cấp nghiêm trọng có thông báo ngưng hoạt động từ 1.10 – Ảnh: Lâm Viên
Trước tình hình chợ cũ đông đúc, chợ mới ế ẩm, ngày 10.11.2015, Tổ thanh tra công vụ huyện Di Linh phát hành văn bản số 156/TB-TTrCV. Nội dung văn bản này bên cạnh việc tuyên truyền vận động tiểu thương dọn qua chợ mới, vận động cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên… đến mua sắm ở chợ mới; còn có nội dung sẽ ghi hình, lập biên cán bộ, công chức, viên chức… nếu đi mua sắm tại chợ cũ Di Linh.
Cơ quan chức năng dùng tôn rào chắn lối vào chợ cũ, chính thức đóng cửa chợ này – Ảnh: Lâm Viên
Sau khi báo chí phán ánh, Sở Tư pháp Lâm Đồng có văn bản đề nghị UBND huyện Di Linh thu hồi văn bản trên.
Video đang HOT
Sau khi thu hồi văn bản trái luật trên, các cơ quan chức năng huyện Di Linh liên tục vận động tiểu thương chuyển hàng hóa qua chợ mới buôn bán theo đúng chủ trương của huyện và tỉnh.
Một lãnh đạo UBND huyện Di Linh cho biết sau nhiều tháng tuyên truyền vận động, kể cả việc kéo giãn thời gian di dời gần 2 tháng (từ 1.10), nay huyện kiên quyết đóng cửa chợ cũ.
Chợ Di Linh mới đạt tiêu chuẩn chợ cấp 1 – Ảnh: Lâm Viên
Ông Hàn Văn Chức, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Di Linh, cho biết chợ cũ bị cháy liên tiếp vào các năm 2006, 2007 và đã hết hạn sử dụng từ năm 2009, bị xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ.
Trước khi xây dựng chợ mới, cơ quan chức năng của huyện lấy phiếu thăm dò và có 237/251 tiểu thương thống nhất việc xây dựng chợ mới. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn có hàng chục hộ đề nghị cho chợ cũ hoạt động thêm 3 năm, khoảng 10 hộ chống đối việc di dời.
Sau khi cơ quan chức năng đóng cửa chợ cũ, ngay trong sáng nay hàng chục tiểu thương dọn hàng hóa qua chợ mới buôn bán.
Chợ mới Di Linh xây dựng trên diện tích hơn 10.000 m2, được thiết kế rộng rãi, sạch đẹp, lắp hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, có hơn 300 camera an ninh bố trí khắp chợ… đạt tiêu chuẩn cấp 1, tạo “bộ mặt” văn minh, hiện đại cho thị trấn Di Linh.
Nhiều tiểu thương buôn bán tại chơ mới – Ảnh: Lâm Viên
Lâm Viên
Theo Thanhnien
Lâm Đồng cấm cán bộ công chức đi chợ cũ
Không thu hút được tiểu thương qua chợ mới, huyện Di Linh (Lâm Đồng) ra văn bản cấm cán bộ, công chức, viên chức mua sắm tại chợ cũ.
Nhiều tiểu thương ở chợ Di Linh tụ tập phản ứng sau quyết định "lạ" của địa phương. Ảnh: Hoài Thanh
Chiều 14/11, nhiều tiểu thương chợ Di Linh (Lâm Đồng) tụ tập phản ứng lệnh cấm mua bán tại đây của lãnh đạo địa phương. Hàng chục cảnh sát được triệu tập để giữ trật tự.
Trước đó, Phòng Nội vụ huyện này có văn bản cấm cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên và người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mua sắm tại chợ cũ Di Linh. Các đơn vị này đồng thời phải vận động mọi người mua sắm tại chợ mới.
Văn bản yêu cầu, hàng ngày, mỗi cơ quan cử cán bộ kiểm tra tại khu vực chợ cũ Di Linh. "Nếu phát hiện cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị của huyện vi phạm thì tiến hành nắm bắt thông tin, ghi hình, lập biên bản báo cho thủ trưởng cơ quan, tổ trưởng thanh tra công vụ để tổ báo cáo UBND huyện", công văn nêu.
Các cán bộ được cử kiểm tra phải thực hiện báo cáo mỗi ngày, từ 16h đến 16h30. Thời gian kiểm tra đến hết ngày 27/11.
Chợ Di Linh mới vắng bóng người trong khi chợ cũ xuống cấp. Ảnh: H
Theo UBND huyện Di Linh, chợ cũ với khoảng 400 ki-ốt đã xuống cấp, quá tải do được xây dựng từ năm 1993. Đồng thời, cơ sở hạ tầng trong chợ không đồng bộ, diện tích chật hẹp. Ngoài ra, nước thải, vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ trong chợ không đảm bảo. Năm 2006 và 2007 liên tiếp xảy cháy chợ nên địa phương xây chợ mới theo quy hoạch.
Chợ Di Linh mới với gần 600 ki-ốt đi vào hoạt động ngày 25/9 nhưng đến nay khá vắng vẻ khi chỉ có vài chục sạp buôn bán. Do không thống nhất được với chủ đầu tư về giá thuê sạp, ki-ốt ở chợ mới nên hàng trăm tiểu thương không chịu di dời, vẫn ở lại chợ cũ bán bất chấp lệnh cấm. Gần 300 tiểu thương đã gửi đơn khiếu nại và kiến nghị lên UBND huyện.
Hoài Thanh
Theo VNE
Huyện Di Linh nhận sai khi cấm cán bộ công chức đi chợ cũ Chủ tịch UBND nói rằng, văn bản phát hành là chưa phù hợp nhưng vì muốn chợ trung tâm sớm đi vào hoạt động nên đã động viên cán bộ, công chức, giáo viên không đi chợ cũ. Ngày 16/11, UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết vẫn vận động tiểu thương và người dân di dời qua khu vực chợ trung...