CHÍNH THỨC: Đã bình chọn được 63 nông dân Việt Nam xuất sắc 2019
Sáng nay 5/7, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Phạm Tiến Nam, Trưởng ban Tổ chức Chương trình “ Tự hào Nông dân Việt Nam”, Chủ tịch Hội đồng bình chọn Danh hiệu NDVN xuất sắc, các thành viên của Hội đồng bình chọn chung khảo đã họp và tiến hành bỏ phiếu để tìm ra 63 ứng cử viên xứng đáng nhận danh hiệu “ Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019″.
147 ứng cử viên từ 63 tỉnh, thành
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Phạm Tiến Nam, Trưởng ban Tổ chức Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam”, Chủ tịch Hội đồng bình chọn chung khảo chủ trì phiên họp. Ảnh: Đàm Duy
Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Phạm Tiến Nam nhấn mạnh, Chương trình “Đây là năm thứ 7 Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam được T.Ư Hội NDVN giao Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức. Trong chuỗi các sự kiện của Chương trình thì Danh hiệu nông dân xuất sắc luôn là sự kiện trung tâm. Đặc biệt năm nay, với mục tiêu lập thành tích chào mừng 89 năm thành lập Hội NDVN, sự kiện này càng có ý nghĩa lớn lao hơn, bởi nó không chỉ đơn thuần là tìm ra các nông sân xuất sắc mà còn đề cao vai trò, vị trí của giai cấp NDVN trong quá trình phát triển đất nước, xây dựng nông thôn mới”.
Cũng như mọi năm nay Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” sẽ có 11 hoạt động được tổ chức bao gồm: tổ chức bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, tổ chức Giai bao chí toàn quốc “Tự hào Nông dân Việt Nam 2018″; trao giải cuộc thi “Tôi là Nông dân 4.0″; tổ chức chương trình đưa nông dân xuất sắc thăm quan, học tập mô hình và khảo sát thị trường trong và ngoài nước; tổ chức đoàn “Nông dân Việt Nam xuất sắc” tiếp kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tổ chức hội thảo, diễn đàn nông dân tầm quốc gia liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019…
BTC đã xây dựng thể lệ, đề cử theo đúng tinh thần thể lệ bình chọn; thành lập Ban chỉ đạo do Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng làm chủ tịch, đồng thời, mời các bộ ban ngành cùng với Hội NDVN để bình chọn, tôn vinh những nông dân tiêu biểu, xây dựng gương nông dân điển hình cấp nhà nước.
Sau hơn 2 tháng tiếp nhận hồ sơ, đến nay đã có 63 tỉnh, thành phố gửi hồ sơ của 147 ứng cử viên tham gia đề cử bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019″. Trong đó có 17 ứng viên nữ (chiếm 17,6%), 130 ứng viên nam (chiếm 88,4%). Trong số 8 tiêu chí xét bình chọn năm nay thì tiêu chí Trồng trọt có nhiều ứng viên nhất với 48 người; Chăn nuôi 30 người; Trang trại tổng hợp 19 người; Thủy, hải sản: 16 người; Sản xuất, chế biến kinh doanh 22 người; Phát minh sáng kiến 5 người; Xây dựng Nông thôn mới 4 người và Bảo vệ an ninh Tổ quốc 3 người.
Các tiêu chí sát với thực tế
Video đang HOT
Về cách thức bình chọn, 11 thành viên của hội đồng sẽ bình chọn độc lập, kết quả chấm độc lập sau đó gửi về tổ thư ký. Sau khi tổ thư ký tổng hợp, báo cáo kết quả độc lập từ 11 thành viên, hội đồng sẽ cùng đánh giá, thảo luận và chốt danh sách cuối cùng.
Phó Chủ tịch Phạm Tiến Nam mong các thành viên trong hội đồng bình chọn làm việc với tinh thần khách quan nhất để chọn ra nông dân xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực sản xuất (chăn nuôi, trồng trọt…), phát minh sáng kiến, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an ninh tổ quốc.
“Đối với khu vực biên giới, đồng bào dân tộc thì việc so sánh là rất khó khăn nên hội đồng cần dựa vào tiêu chí để lựa chọn cho hài hòa, phù hợp. Đặc biệt là các tỉnh miền núi đề cử 2-3 nông dân thì hướng ưu tiên là ưu tiên cho đồng bào, đặc biệt là những vùng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 60-70% để đảm bảo tính chất động viên phong trào”, đồng chí Phạm Tiến Nam nhấn mạnh.
Phát biểu tại buổi chấm chung khảo, ông Trương Văn Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và tuyên truyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá cao Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam” do Hội NDVN và Báo Nông thôn ngày nay tổ chức.
Ông Trương Văn Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và tuyên truyền, Bộ Tài nguyên Môi trường. Ảnh: Đàm Duy
Ông Đạt nhận xét, đa số các nông dân được đề cử năm nay đều đáp ứng các tiêu chí bình chọn, một số tỉnh những nông dân được đề cử có thành tích ngang nhau nên cần xem xét nhiều yếu tố để đưa ra quyết định lựa chọn. Bên cạnh đó, một số tỉnh như TP.HCM, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc… có một số yếu tố đặc thù nên số lượng nông dân được lựa chọn có thể nâng lên thành 2.
Đồng thời, ông Đạt cũng góp ý cho BTC cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể bổ sung thêm nông dân trong một số lĩnh vực sản xuất cho thu nhập cao như nông dân trồng cây cảnh, bonsai ở Hưng Yên, Nam Định.
Đánh giá về nét mới trong các tiêu chí lựa chọn của năm nay, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế Hợp tác và PTNT (Bộ NN&PTNT) cho rằng: các tiêu chí của năm nay rất sát với thực tế đời sống của nông dân, đặc biệt ngoài tiêu chí sản xuất kinh doanh giỏi còn có các tiêu chí về xây dựng NTM, tham gia gìn giữ quốc phòng an ninh… đây đều là những yêu cầu đòi hỏi từ thực tế mà nhiều địa phương đang đẩy mạnh phát huy, góp phần làm toàn diện hơn danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc thời đại mới.
Hội đồng cũng thảo luận về vấn đề ưu tiên cho các ứng viên có thành tích trong phong trào bảo vệ an ninh bảo vệ tổ quốc nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố thành tích trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo đúng tiêu chí đã đặt ra và tính khách quan của hội đồng.
Sau nhiều giờ làm việc nghiêm túc, công tâm và khách quan, Hội đồng bình chọn đã chọn ra được 63 nông dân xứng đáng với danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019″. Thay mặt Ban tổ chức, Phó Chủ tịch Phạm Tiến Nam ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực thực hiện các nội dung, tiến độ công việc của các đơn vị tham gia, đồng thời nhấn mạnh: đây chính là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2019.
Theo Danviet
Đầu tư mạnh hơn cho đời sống, việc làm của nông dân miền núi
Đó là quan điểm được nhấn mạnh tại hội thảo "Hội NDVN tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 24 của Ban chấp hành T.Ư khóa IX và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45 của Ban Bí thư khóa VIII...
Hội thảo diễn ra sáng 27/6 tại TP.Hòa Bình. Tam dự hội thảo có Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Thào Xuân Sùng; Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Ủy viên T.Ư Đang, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh, cùng gần 200 đại biểu la lanh đạo cac bộ, nganh, địa phương; cac doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học...
Những bước "chuyển mình"
Nông dân huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) bao trái xoài để có trái đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Văn Chiến
Phat biểu khai mac hội thảo, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho biết: 53 dân tộc thiểu số (DTTS) của Việt Nam có gần 14 triệu người, chiếm 13,6% dân số cả nước; sinh sống thành cộng đồng ở 51 tỉnh, thành phố, 548 huyện, 5.266 xã; chủ yếu ở vùng núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt; giao thông, thông tin cách trở, rất hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường. Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên nguồn lực đầu tư, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng hiện nay vùng DTTS và miền nui vẫn là "lõi nghèo" của cả nước; "đói nghèo, thiên tai, dịch bệnh" vẫn đang là thách thức lớn.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24 của BCH T.Ư Đảng khóa IX về công tác dân tộc và 25 năm thực hiện Chỉ thị số 45 của Ban Bí thư T.Ư Đảng khóa VIII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông, một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tình hình miền núi và đồng bào DTTS có bước chuyển biến quan trọng, được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội. Đoàn kết dân tộc được củng cố, nền kinh tế nhiều thành phần từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu, hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt; công tác giảm nghèo đạt được những kết quả quan trọng; bộ mặt nông thôn vùng dân tộc, miền núi đã thay đổi; tình hình chính trị, trật tự - xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững.
Tuy nhiên, cùng với đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế do vùng đồng bào DTTS, miền núi còn gặp nhiều khó khăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nhỏ lẻ; vai trò tham mưu, đề xuất của một số cơ sở Hội với cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền chưa tốt; tình hình thiên tai diễn ra phức tạp gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và sản xuất của hội viên, nông dân...
Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Hội thảo nhằm đánh giá tình hình, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện của Hội trong thời gian qua; phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất giải pháp thiết thực hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi trong giai đoạn tiếp theo.
Hội ND phát huy vai trò nòng cốt
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia se kinh nghiêm phát triển kinh tế, văn hóa xã hội nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh cho biết: Đây là dịp để T.Ư và các tỉnh, thành phố đại diện cụm thi đua cả nước và các tỉnh miền núi phía Bắc đánh giá kết quả đã đạt được trong những năm qua; xác định nội dung trọng tâm trong công tác chỉ đạo, phối hợp, tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi những năm tiếp theo. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, kinh nghiệm trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ chung và của từng địa phương.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến đánh giá cao Hội NDVN đã tổ chức buổi hội thảo. Bộ trưởng đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ thêm 3 nội dung: Các chỉ thị của T.Ư khi thực hiện đã thực chất chưa? Bức xúc nhất của nông dân hiện nay là gì, đề xuất các giải pháp để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư?; Giao nhiệm vụ cho Hội NDVN trong chỉ thị, nghị quyết của T.Ư như thế nào. Bộ trưởng rất mong được nghe các ý kiến từ thực tiễn của các đại biểu để tiếp thu, bổ sung vào báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư...
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng đề nghị, với tinh thần trên, trong thời gian tới các cấp Hội sẽ tập trung giải quyết thành công các điều kiện để thực hiện được sự bình đẳng trong thực tế và tăng cường đoàn kết các dân tộc.
Về phương hướng xây dựng chính sách, Hội ND đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ lựa chọn các đột phá chiến lược, đầu tư hoàn thành hệ thống đường giao thông, điện lưới quốc gia, nước tưới tiêu và nước sinh hoạt; xây dựng đề án bảo vệ và phát triển rừng theo hướng rừng là của nông dân do nông dân, vì nông dân; xây dựng đề án bảo tồn và phát triển bộ giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và bộ con gia súc, gia cầm bản địa ở vùng DTTS và miền núi theo hướng đa dạng sinh học và đảm bảo môi trường. Đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn và lao động nông nghiệp ở vùng DTTS; xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS theo hướng bố trí xen kẽ với cán bộ người dân tộc Kinh và phù hợp với đặc điểm dân tộc của mỗi địa phương tỉnh huyện xã.
Theo Danviet
Giúp nông dân làm ăn gắn với bảo vệ biên giới Đó là một mục tiêu lớn được nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết chương trình phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) giai đoạn 2011-2018 và bàn chương trình phối hợp giai đoạn 2019-2025, diễn ra chiều 24/6 tại Hà Nội. Đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư...