Chính thức chọn Vũng Chùa – Đảo Yến để an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đó là thông tin do Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính, thành viên Ban Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho PV Thanh Niên Online biết vào chiều 7.10.
Cảnh yên bình trên Vũng Chùa (ảnh chụp sáng 7.10)
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo đó, sau cuộc họp cùng ngày giữa T.Ư, tỉnh Quảng Bình và gia đình Đại tướng thì Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý an táng Đại tướng tại khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến thể theo nguyện vọng của Đại tướng lúc còn sống và của gia đình.
Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin từ người thân trong dòng họ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến được gia đình chọn làm nơi an táng cho Đại tướng.
Vũng Chùa – Đảo Yến cách đèo Ngang chừng 7 km, cách QL1 khoảng 3 km, thuộc địa phận xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch.
Video đang HOT
Đây là khu vực phong cảnh hữu tình, yên bình, lưng tựa núi mặt nhìn ra biển lớn, vì được che chắn bởi 3 hòn đảo nơi rất kín gió, là nơi cho tàu thuyền neo trú an toàn.
Theo thông cáo đặc biệt về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần của Ban chấp hành T.Ư Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ VN và Quân ủy T.Ư thì quốc tang của Đại tướng sẽ được tổ chức từ 12 giờ ngày 11.10 đến 12 giờ ngày 13.10. Lễ an táng diễn ra vào ngày 13.10 tại quê nhà Quảng Bình.
Theo TNO
Ngôi nhà nhỏ của một vĩ nhân
Trong niềm tiếc thương vô hạn, suốt 4 ngày qua, người dân Quảng Bình lặng lẽ tìm về căn nhà nhỏ ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy để thắp nén hương, thành kính tưởng nhớ vị tướng tài ba lỗi lạc.
Cơn bão số 10 vừa đi qua, sông Kiến Giang đã bình yên, mà lòng người thì rưng rưng nghẹn ngào những tiếng nức nở . Ngôi nhà nhỏ nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên từ thế kỷ trước được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Thấp thoáng đâu đây hình ảnh ngày nào ông cất bước lên đường vì nghiệp lớn của toàn dân. Người làng An Xá vẫn còn giữ nguyên ký ức về mảnh đất nơi đã sinh ra một vĩ nhân.
Tháng 11-2004, Đại tướng về thăm quê lần cuối
Người dân Quảng Bình đến thắp hương tại nhà lưu niệm
Lúc ngôi nhà được phục dựng, địa phương muốn dùng gỗ lim, nhưng Đại tướng nhất định nói "không", mà chỉ đồng ý làm bằng gỗ vườn ở địa phương
Cổng vào ngôi nhà của Đại tướng mang đến cảm giác nhẹ nhàng, mộc mạc và gần gũi
Ông Võ Đại Hàm, người cháu họ của Đại tướng đã trông coi, gìn giữ ngôi nhà suốt hơn 30 năm qua kể: Năm 1947, giặc Pháp đốt cháy trụi ngôi nhà cũ của gia đình Đại tướng. Năm 1977, ngôi nhà được gia đình và chính quyền địa phương phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ
Trong ngôi nhà, hầu như những hình ảnh, những cuốn sách đáng nhớ nhất
về cuộc đời Đại tướng vẫn được lưu giữ cẩn thận
Dòng Kiến Giang vẫn êm đềm trôi, nhưng lòng người Lệ Thủy đang nghẹn lại
Lê Phi Điệp
Theo ANTD
Nối dài thêm nỗi tiếc thương Bất chấp cái nắng hanh gay gắt, hàng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng ở số 30 Hoàng Diệu mỗi lúc một đông. Từ những cụ già tuổi đã ngoài 80 đến những em nhỏ, những trí thức sống giữa Thủ đô tới người nông dân vượt cả chặng đường trên ngàn cây số, tất cả đều chung...