Chính thức cho phép mang thai hộ
Nội dung “gai” nhất trong dự thảo luật Hôn nhân & gia đình sửa đổi về việc cho phép mang thai hộ đã đủ số phiếu quá bán khi Quốc hội biểu quyết thông qua luật này chiều 19/6. Vấn đề hôn nhân đồng giới được đưa ra ngoài phạm vi điều chỉnh của luật.
Trước khi Quốc hội biểu quyết về dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Trương Thị Mai được dành thời gian trình bày bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật. Bà Mai cho biết, do vấn đề cho phép mang thai hộ vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều nên UB Thường vụ Quốc hội đã tổ chức xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu.
Kết quả xin ý kiến trước khi dự thảo luật được đưa ra Quốc hội biểu quyết thể hiện, có 59,1% đại biểu tán thành việc cho phép mang thai hộ. Căn cứ trên đa số ý kiến đại biểu, đại diện cơ quan thẩm tra luật cho biết, UB Thường vụ Quốc hội quyết định đưa nội dung này vào dự thảo luật.
Việc cho phép mang thai hộ mở ra cơ hội làm cha mẹ cho nhiều cặp vợ chồng (ảnh minh hoạ).
Bà Mai nhấn mạnh, việc cho phép mang thai hộ là biện pháp nhân đạo giúp cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con được ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có cơ hội làm cha mẹ. Các quy định để đảm bảo việc mang thai hộ đúng với mục đích nhân đạo, không bị thương mại hoá, quy định về hợp đồng, về xử lý các tranh chấp phát sinh… được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Video đang HOT
Trước khi biểu quyết thông qua dự thảo luận, Quốc hội cũng biểu quyết riêng về Điều 95 – Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (gồm 5 khoản) này. Kết quả, có 298/431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 59,64% tổng số đại biểu). Điều luật này như vậy đạt đủ điều kiện để được thông qua.
Vấn đề gây nhiều tranh luận khác là việc không cấm hôn nhân đồng giới, báo cáo giải trình tiếp thu nêu nhận định, việc chung sống giữa 2 người cùng giới tính không gọi là hôn nhân. Vì vậy, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật.
Kết quả biểu quyết về 2 điều luật liên quan vấn đề này là Điều 2 – Những nguyên tắc về chế độ hôn nhân gia đình (gồm 5 khoản) và Điều 8 – Điều kiện kết hôn (gồm 2 khoản) đều nhận được số phiếu tán thành cao, chiếm trên 80% tổng số đại biểu.
Toàn văn dự thảo luật gồm 10 chương, 133 Điều được biểu quyết sau đó cho kết quả, 396/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 79,52%). Còn 30 đại biểu không tán thành và 11 đại biểu không biểu quyết. Quốc hội chính thức thông qua luật Hôn nhân & gia đình sửa đổi.
P.Thảo
Theo Dantri
Chưa thể bỏ Giấy khai sinh, đăng ký kết hôn
Chiều 4-6, Quốc hội đã nghe Tờ trình dự án Luật hộ tịch. Cùng ngày, Quốc hội đã nghe Tờ trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, đối với một số việc hộ tịch quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân như khai sinh, kết hôn, dự thảo Luật quy định sau khi đăng ký người dân vẫn được cấp bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. "Giấy khai sinh với đầy đủ các thông tin về nhân thân còn có ý nghĩa như một giấy tờ tùy thân" - Bộ trưởng nói.
Nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Chính phủ là cần duy trì việc cấp Giấy khai sinh để làm cơ sở cho các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công dân và để công dân thực hiện các quyền cơ bản như học tập, khám chữa bệnh, cư trú, đi lại. Dù vậy, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc lại việc cấp Giấy khai sinh để tránh làm phát sinh thêm giấy tờ đối với người dân.
Bộ Tư pháp: Giấy khai sinh có ý nghĩa như một giấy tờ tùy thân
"Bỏ thời hạn đăng ký quốc tịch Việt Nam" - Đó là nội dung quan trọng tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam trình Quốc hội, chiều 4-6. Cụ thể, điều 13 Luật Quốc tịch 2008 được sửa đổi thành: "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 1-7-2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam".
Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, hiện có 3 luồng ý kiến xung quanh vấn đề này. Loại ý kiến thứ nhất tán thành với đề nghị của Chính phủ. Loại ý kiến thứ hai đề nghị vẫn giữ quy định về đăng ký quốc tịch nhưng gia hạn thời gian đăng ký thêm 5 năm. Loại ý kiến thứ ba đề nghị bỏ quy định về việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, tính đến ngày 31-12-2013, mới có trên 6.000 người làm thủ tục đăng ký giữ quốc tịch.
Cũng trongngày 4-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN). Phần lớn ĐBQH đồng ý quy định về Nhà chức trách hàng không trong Luật. ĐB Đỗ Bá Tỵ (Điện Biên) kiến nghị, Luật cần làm rõ mối quan hệ giữa Nhà chức trách hàng không với Cục hàng không Việt Nam; quy định rõ vai trò của Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không.
Bên cạnh đó, nhiều ĐB cho rằng, dự thảo mới chú trọng việc tăng cường quản lý Nhà nước, chưa chú trọng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Do đó, cần bổ sung quy định cụ thể về chất lượng dịch vụ, bảo đảm an ninh - an toàn cho hành khách, trách nhiệm của doanh nghiệp, xử lý vi phạm hợp đồng vận chuyển khi để xảy ra chậm chuyến, hủy chuyến không vì lý do bất khả kháng nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Để tránh mang nặng tính bao cấp, độc quyền và không xảy ra sự chồng chéo trong trách nhiệm phân công giữa các bộ ngành, một số đại biểu đề nghị nên bổ sung các quy định trong các văn bản dưới Luật vào dự thảo Luật nhằm bảo đảm tính khả thi, minh bạch.
Theo ANTD
Bảo hiểm y tế chưa phải "bùa hộ mệnh" cho người dân Sáng nay, 22-5, thảo luận tại hội trường Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, nhiều đại biểu cho rằng, chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam chưa đồng đều, nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng sẵn...