Chính thức cho phá sản ngân hàng yếu kém
Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
Với 86,75% số phiếu tán thành, sáng 19/6, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản (sửa đổi). Dự kiến sau khi được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
Luật Phá sản (sửa đổi) gồm 9 Chương, 133 Điều, quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Trong đó, luật dành riêng một chương quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng.
(ảnh minh họa).
Theo đó, luật quy định, sau khi Ngân hàng Nhà nước Viêt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì những người như: chủ nợ; người lao động, công đoàn; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông; thành viên hợp tác xã có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trong trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
Tòa án nhân dân sẽ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán.
Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tô chưc tin dung khac theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà bị tuyên bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tô chưc tin dung khac trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định tại điều 101 của Luật này.
Video đang HOT
Điều 101 quy định về thứ tự phân chia tài sản nêu rõ: Việc phân chia giá trị tài sản của tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự: Chi phí phá sản; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, các quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết.
Cùng với đó là các khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ và các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Các thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, chủ sở hữu tài sản ủy thác cho tổ chức tín dụng, gửi tổ chức tín dụng giữ hộ, giao tổ chức tín dụng quản lý thông qua hợp đồng ủy thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và các hồ sơ giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.
Đặc biệt, luật quy định rõ về giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện trong giai đoạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 59 của Luật này như: Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; tặng cho tài sản…
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản.
Theo Dantri
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thông xe đoạn qua Yên Bái
Sáng nay (14/6), Bộ GTVT đã chính thức thông xe kỹ thuật 48,6km đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai. Từ đây, việc lưu thông trên cao tốc sẽ rút ngắn thời gian so với tuyến đường hiện hữu từ 1 - 1,5 tiếng.
48,6km cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua Yên Bái được thông xe
Đoạn tuyến bắt đầu từ nút giao IC14 (Km 149 705) xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đến nút giao IC16 (Km 198 300) xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai thuộc phạm vi cuối gói thầu xây lắp A5, toàn bộ gói thầu xây lắp A6 và đầu gói thầu xây lắp A7.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) - đại diện chủ đầu tư, cho biết, với 48,6 km được thông xe đã đánh dấu sự hoàn thành của 150/245km toàn Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Hiện nay giao thông đi lại từ Lào Cai về các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ chủ yếu lưu thông trên Quốc lộ 4E, Quốc lộ 70... Vì vậy, việc thông xe và đưa vào khai thác đoạn tuyến sẽ góp phần làm tăng khả năng lưu thông, giảm tai nạn giao thông và rút ngắn thời gian so với tuyến đường hiện hữu từ 1 -1,5 tiếng; đồng thời đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trong khu vực...
Để chuẩn bị cho việc đưa tuyến đường vào khai thác, VEC đã tổ chức tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực, thành lập các đơn vị quản lý vận hành, bảo trì và thu phí tuyến đường, đồng thời cũng đã làm việc với các cơ quan: Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, cứu hộ y tế và các cơ quan, chính quyền địa phương có tuyến đường đi qua, thống nhất quy chế phối hợp thực hiện điều hành, kiểm soát giao thông trong quá trình khai thác; tổ chức trực cứu hộ, cứu nạn, cứu thương 24/24 giờ nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông trên đường cao tốc.
Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được chia làm 8 gói thầu xây lắp, với tổng chiều dài tuyến (giai đoạn I) là 245km. Dự án đi qua TP Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) của Dự án là 19.984 tỷ đồng, tương đương 1.249 triệu USD.
Cho đến nay đã có 5/8 gói thầu của Dự án đã hoàn thành và thông xe kỹ thuật, VEC khẳng định sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án để thông xe toàn tuyến trong năm 2014 này.
Một số hình ảnh trong buổi thông xe:
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố Tại phiên chất vấn sáng nay 12-6, báo cáo về việc nghiên cứu sửa đổi Luật hình sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tới đây, làm giàu bất hợp pháp, không chứng minh được nguồn nào làm giàu thì cũng bị truy tố. Sáng nay 12-6, Bộ...