Chính thức cấm bán rượu quê không nhãn mác
Nghị định số 94 của Chính phủ yêu cầu tất cả các loại rượu đều phải có nhãn mác, có hiệu lực từ 1/1/2013.
Nghị định (NĐ) số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép sản xuất, trên sản phẩm có dán nhãn.
Các đơn vị khi bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại rượu phải đăng ký với UBND cấp xã nơi sản xuất.
Khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, người nấu rượu cần xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
Anh Duy Hưng, có cơ sở nấu rượu ở một làng sát Thổ Tang, vùng buôn bán sầm uất của tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết:
Video đang HOT
‘Nghị định 94 gì đó tôi cũng không để ý đâu. Rượu nhà tôi đảm bảo chất lượng. Chủ yếu phục vụ những người quen trong làng… Giờ cấm thì chết!…’, anh Hưng hồn nhiên cho biết.
Khi được hỏi về chất lượng an toàn thực phẩm, nhiều người đều khẳng định, rượu tuy không nhãn mác nhưng là mối quen vẫn nấu và đưa tận nơi, nên họ đảm bảo được chất lượng.
Số liệu thống kê đến giữa tháng 12/2012, tỷ lệ ngộ độc vì rượu ở nước ta chiếm khoảng 3,5%, số người tử vong do ngộ độc rượu chiếm tới 26% trên tổng số người tử vong.
Nghị định 94 ra đời là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, giúp thị trường rượu ngăn ngừa những hiểm họa khó lường từ rượu không đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, đối với những hộ nấu rượu có quy mô nhỏ, hoặc những hộ thuộc vùng miền có truyền thống nấu rượu, cần sớm có hướng dẫn cụ thể.
Theo nguyện vọng của nhiều hộ nấu rượu, có thể thay vì cấm, buộc phải đăng ký nhãn mác… nên chăng các cơ quan chức năng chỉ cần tăng cường kiểm tra quy trình an toàn thực phẩm.
Kiểm nghiệm "thịt hổ khô" 2.000 đồng/gói
Bao bì sản phẩm các gói "thịt hổ khô." (Ảnh: Sơn Bách/Vietnam )
Chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng là có thể mua một gói "thịt hổ khô" với màu sắc hết sức bắt mắt tuy nhiên chất lượng và nguồn gốc thực của các sản phẩm này ra sao thì còn chờ sự kiểm định từ phía cơ quan chức năng.
Chiều 28/11, ông Trần Quang Trung-Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành lấy mẫu các sản phẩm "thịt hổ khô" được bày bán ở nhiều cổng trường học tại Hà Nội để tiến hành kiểm nghiệm, phân tích.
Hiện nay tại nhiều cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều hàng rong bán các gói "thịt hổ khô". Trên bao bì sản phẩm có in hình "ông ba mươi" cùng nhiều hàng chữ Trung Quốc lớn.
Đặc biệt, nhà sản xuất còn cho in cả logo, nhãn ISO nhưng không có số hiệu cùng với một loạt các biểu tượng khác.
Hiện nay, mặt hàng này đang được rất nhiều em học sinh "ưa chuộng" bởi giá thành rẻ.
Mỗi em học sinh chỉ cần bỏ ra 2.000 đồng là có thể mua một gói "thịt hổ khô" với màu sắc hết sức bắt mắt. Tuy nhiên chất lượng và nguồn gốc thực của các sản phẩm này ra sao thì còn chờ sự kiểm định từ phía cơ quan chức năng.
Ông Trung cho hay, ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm Cục An toàn Thực phẩm sẽ có những kết luận chính thức và thông báo đến cho người dân.
Theo 24h
Ngã ao cá, 2 mẹ con tử vong Ngày 25.11, cơ quan chức năng cho biết đã xác định 2 mẹ con chị Trần Thị Cúc (SN 1976 ngụ ấp 2, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) chết dưới ao cá là do bị trượt chân té xuống, ngạt nước. ảnh minh họa Đứa con tử vong cùng chị Cúc là Dương Văn Ngọc (SN 2011). Theo anh Dương...