Chính thức ban hành 6 án lệ đầu tiên
Trong số 6 án lệ đầu tiên, chưa có án lệ nào trong tranh chấp hợp đồng kinh tế
Ảnh Internet
Vừa qua, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định công bố 6 án lệ đầu tiên. 6 án lệ này đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua.
Từ năm 2013, Hiến pháp mới đã quy định Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Sau quá trình dài chuẩn bị, cùng với sự ban hành Luật Tổ chức tòa án nhân dân, cuối cùng Việt Nam đã tiến tới áp dụng án lệ.
Theo đó, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Trong 6 án lệ đầu tiên có 1 án lệ hình sự – tội giết người, 2 án lệ trong lĩnh vực đất đai, 2 án lệ về thừa kế, 1 án lệ về ly hôn – giải quyết tài sản. Như vậy, chưa có án lệ nào trong tranh chấp hợp đồng kinh tế được lựa chọn và công bố.
Những án lệ này sẽ được áp dụng trong xét xử kể từ ngày 1/6/2016.
Án lệ được lựa chọn phải chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể.
Đồng thời, án lệ đáp ứng yêu cầu chuẩn mực và có giá trị như một hướng dấn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau.
Video đang HOT
Không áp dụng án lệ, phải giải thích
Hiện Việt Nam là một nước theo hệ thống luật thành văn. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật vẫn có hiêu lực cao nhất. Án lệ, chỉ là nguồn bổ trợ cho hệ thống luật thành văn và không có giá trị hiệu lực bắt buộc thi hành. Việc sử dụng án lệ chỉ coi là thứ yếu sau khi đã áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Tuy vậy, theo quy định tại Điều 8, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP thì khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm pải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, đảm bảo các vụ việc có tình tiết, sự kiện giống nhau thì kết quả giải quyết phải như nhau.
Nguyên tắc áp dụng án lệ cũng yêu cầu, nếu áp dụng án lệ thì bản án phải nêu tính chất, tình tiết vụ việc án lệ và vụ việc đang giải quyết, vấn đề pháp lý phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ
Nếu không áp dụng án lệ, phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án.
Trường hợp Luật pháp thay đổi hoặc do tình hình thực tế thay đổi khiến án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm có quyền không áp dụng án lệ và phải kiến nghị với Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét hủy bỏ.
Việc áp dụng án lệ được cho là sẽ giúp việc xét xử công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng áp dụng luật mỗi nơi một kiểu. Đặc biệt, các án lệ có thể giúp khắc phục những kẽ hở mà luật thành văn chưa quy định, tạo ra tiền lệ để xét xử những vụ án tương tự sau này.
Từ đó, đảm bảo sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các thẩm phán, các đương sự, tạo ra sự công bằng trong xã hội.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ hai ông già "thách đấu" lâu xử lý, phải cầu cứu Bí thư Thăng
Ban đầu là hai ông già "thách đấu" tay đôi với nhau; thế nhưng có hai người trong một gia đình bị đâm chém đều thương tích 21%. Dân địa phương bức xúc khi 1 năm nay vẫn chưa xử lý xong vụ việc, hung thủ gây án vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Hai ông già thách đấu tay đôi
Mới đây, công an và Viện KSND Quận 3 đã có mặt tại lô G, chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3 để thực nghiệm lại hiện trường vụ đâm chém làm hai người bị thương tích nặng xảy ra đúng 1 năm trước. Tuy nhiên vì phía gia đình nạn nhân và bị hại đôi co, phản ứng, đồng thời do một số vấn đề xuất phát từ nhân chứng vụ việc nên cơ quan tố tụng Quận 3 chưa thể tiến hành thực nghiệm.
Hai nạn nhân trong vụ án nói trên là ông Tạ Văn Chỉ (SN 1959) và Nguyễn Ngọc Phương (SN 1975, cùng ngụ chung cư trên).
Mới đây cơ quan tố tụng Quận 3 thực nghiệm hiện trường nhưng chưa thực hiện được.
Theo đó xuất phát từ mâu thuẫn trước đó, khoảng 15h chiều 4/5/2015 ông Trương Quốc Huân (SN 1966, ngụ chung cư Nguyễn Thiện Thuật) đi ngang qua nhà và dừng lại có lời lẽ với ông Chỉ, với nội dung đại ý, "mày ngó qua nhà tao làm gì?". Chỉ có thế, hai ông già đôi co, cự cãi lớn tiếng rồi thách thức bước ra đường... đấu tay đôi với nhau.
Bất ngờ, Trương Quốc Hiếu (SN 1993, là con trai ông Huân) từ trong nhà chạy ra, 2 tay cầm 2 dao xông đến đòi... ăn thua với ông Chỉ. Thấy vậy, ông Phương từ trong nhà chạy ra can ngăn, kéo anh rể, ông Chỉ vào nhà.
Hiếu cầm dao xông tới, chém ông Phương 3 nhát vào vùng đầu làm ông này gục xuống đường. Ông Chỉ chạy đến khống chế, tước đoạt 2 con dao từ tay Hiếu.
Ông Huân can ngăn và Hiếu chạy thoát. Tuy nhiên Hiếu chạy vào 1 căn hộ lô E chung cư Nguyễn Thiện Thuật cầm con dao khác lao ra tấn công, tiếp tục chém ông chỉ gục xuống đường.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, gia đình, người dân xung quanh đưa anh em ông Chỉ - ông Phương đi cấp cứu ở bệnh viện Bình Dân rồi bệnh viện Nhân dân 115. Công an địa phương sau đó có mặt tạm giữ Hiếu và mời những người liên quan khác để phục vụ công tác điều tra.
Hung thủ nhởn nhơ, nạn nhân kêu cứu Bí thư Thăng
Theo công an Quận 3, kết quả giám định xác định, cả ông Chỉ và ông Phương đều có tỉ lệ thương tích 21%. Nhưng người dân địa phương bức xúc là khi vừa xảy ra vụ việc, Hiếu bị tạm giữ nhưng sau đó về lại và từ đó đến nay vẫn nhởn nhơ.
Một số người dân ở chung cư, đề nghị không nêu tên, cho biết có thể gia đình ông Chỉ và gia đình của Hiếu mâu thuẫn với nhau xuất phát từ việc cùng mở cửa hàng mua bán gạo. Hiếu trước đây từng dọa chém gia đình ông Chỉ nhưng công an địa phương kịp thời can thiệp.
Cán bộ công an Phường 1, Quận 3 cho hay, Hiếu từng được biết là gây ra một số vụ đâm chém nhưng chưa đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Nguyễn Ngọc Phương (trái) và Tạ Văn Chỉ (phải) được xác định đều bị thương tích 21%.
Người dân địa phương đặt vấn đề, có phải vì Hiếu là con rể của một lãnh đạo Viện KSND TP.HCM nên đến nay Hiếu vẫn nhởn nhơ? Trong vòng một năm nay, gia đình nạn nhân Chỉ, nạn nhân Phương gửi đơn khiếu nại khắp nơi, nhưng họ cho biết đều được nhận được câu trả lời "hồ sơ chưa xong"?
Một cán bộ điều tra công an Quận 3 thông tin, đã hoàn tất hồ sơ vụ án, chuyển sang Viện KSND cùng cấp đề nghị khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Hiếu về hành vi "cố ý gây thương tích". Cán bộ này cũng nói, công an đã làm hết trách nhiệm nhưng hiện phía Viện KSND Quận 3 chưa phê chuẩn.
Trước tiến trình xử lý vụ việc kéo dài, gia đình sống trong lo sợ có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, anh em ông Chỉ - ông Phương đã có đơn khiếu nại khẩn cấp gửi đến Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và các cơ quan tố tụng TP.HCM lẫn Quận 3.
Hai nạn nhân mong muốn cơ quan chức năng xử lý nhanh vụ việc, trả lại sự công bằng cho gia đình. "Có như thế, gia đình tôi mới tin vào sự công bằng của pháp luật; tin rằng, không một cá nhân nào có thể can thiệp để vụ án này bị chìm xuồng".
Theo Phương Anh Linh
infonet.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Chủ chòi vịt bị truy tố: Kết luận cuối cùng Liên quan đến vụ chủ chòi vịt bị truy tố, Viện KSND TP.HCM đã ra kết luận cuối cùng vụ việc Liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Bỉ (Chủ đất quán cà phê Xin Chào) bị công an huyện Bình Chánh, TP.HCM khởi tố vì hành vi dựng chòi lá trên đât nông nghiêp, Viện KSND TP.HCM vừa ra thông báo gửi...