Chính sách zero-Covid phủ bóng đen lên thị trường chứng khoán 9.600 tỷ USD
Chỉ số chứng khoán trên sàn Thượng Hải đã sụt giảm 17% kể từ đầu năm tới nay, mức suy giảm được coi là tệ nhất trong các thị trường chứng khoán ở châu Á.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 5/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Việc Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách zero-Covid (không COVID) đã phủ bóng đen lên triển vọng thị trường chứng khoán quy mô 9.600 tỷ USD tại nước này, khi giới đầu tư ngày một quan ngại về suy giảm kinh tế do biện pháp kiểm soát dịch mạnh tay của nhà chức trách.
Tại phiên họp ngày 5/5 vừa qua, Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc phát đi thông điệp bảo vệ quyết liệt chính sách zero-Covid, cam kết sẽ đập tan mọi ý đồ “ xuyên tạc, hoài nghi, phủ nhận” cách tiếp cận chống dịch này. Khẳng định chính thức trên đây đã đặt dấu chấm hết cho những tranh luận trong nội bộ nước này về khả năng nhà chức trách sẽ nới lỏng các biện pháp phong tỏa từng gây ra đình trệ sản xuất, làm tê liệt chuỗi cung tại các nhà máy, xưởng sản xuất.
Video đang HOT
Quan điểm cứng rắn này cũng là tin không vui với giới đầu tư chứng khoán, những người từng đặt cược rằng Bắc Kinh sẽ nới lỏng chính sách chống dịch, cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh với ổn định tăng trưởng. Chỉ số chứng khoán trên sàn Thượng Hải đã giảm 17% điểm số từ đầu năm tới nay, mức giảm tệ nhất trong các thị trường chứng khoán ở châu Á. Nguyên nhân là do các đợt phong tỏa tại Thượng Hải và hơn 40 thành phố khác làm tăng nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Trên sàn Thượng Hải, các cổ phiếu hiện có mức P/E (giá cổ phiếu tính trên mức lợi nhuận một cổ phiếud tạo ra) là 12,1, thấp hơn khoảng 20% so với mức P/E trung bình trong 5 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, theo công ty chứng khoán Guotai Junan có trụ sở tại Thượng Hải, mức P/E này vẫn chưa phải là điểm vào lệnh phù hợp với nhà đầu tư. “Vẫn còn khá nhiều nguy cơ đè nặng thị trường, do tính chất khó đoán định của các biến thể SARS-CoV-2 cũng như môi trường phức tạp từ bên ngoài khi nhiều nước tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ”, Fang Yi, chuyên gia phân tích tại Guotai Junan nhận định.
Tuy nhiên, cũng có luồng quan điểm tích cực trong nhận định, đánh giá triển vọng thị trường. Công ty chứng khoán Citic cho rằng chứng khoán Trung Quốc sẽ tăng điểm, kéo dài trong nhiều tháng, khi mà dịch COVID-19 đã qua đỉnh, việc mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ sớm được triển khai, với một số dữ liệu kinh tế tích cực hơn trong tháng 5 này.
Các thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm
Mở cửa phiên 18/4, thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm, do những lo ngại về nền kinh tế nước này, khi đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục 20 năm so với đồng USD.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei 225 giảm 297,75 điểm, hay 1,1%, xuống 26.795,44 điểm.
Vào lúc 9 giờ sáng 18/4 giờ Nhật Bản (7 giờ sáng theo giờ Việt Nam), đồng USD giao dịch ở mức 126,61-62 yen, so với 126,51-61 yen tại New York và 126,45-48 yen tại Tokyo vào lúc 17h ngày 15/4. Trước đó, đồng bạc xanh giao dịch ở mức 126,73 yen, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2002.
Đồng euro giao dịch ở mức 1,0812-0816 USD và 136,89-95 yen, so với mức 1,0805-1,0815 USD và 136,55-65 yen tại New York và 1,0808-0813 USD và 136,71-75 yen tại Tokyo phiên cuối tuần trước.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,79%, xuống 3.185,94 điểm.
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc mở cửa cũng giảm điểm, do lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn và với mức độ mạnh hơn trong những tháng tới.
Chỉ số Kospi giảm 3,87 điểm, hay 0,14%, xuống 2.692,19 điểm vào lúc 9 giờ 15 phút sáng giờ địa phương (7 giờ 15 phút theo giờ Việt Nam).
Tại Việt Nam, vào lúc 9 giờ 40 phút sáng 18/4, VN-Index giảm 5,8 điểm xuống 1.452,95 điểm, HNX-Index giảm 3,05 điểm xuống 413,65 điểm.
Chứng khoán toàn cầu 'đỏ lửa' khi lạm phát đè nặng tâm lý giới đầu tư Thị trường chứng khoán khoán, trái phiếu chính phủ và dầu mỏ toàn cầu đồng loạt đi xuống trong phiên giao dịch ngày 11/4, khi giới đầu tư lo ngại về hệ quả của tăng lãi suất và tình trạng lạm phát cao ở Mỹ, châu Âu cũng như lệnh phong tỏa phòng chống COVID-19 ở Trung Quốc. Nhà đầu tư trên thị...