Chính sách xoay trục mới của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương?
Mỹ tuyên bố công khai bảo vệ đồng minh Philippines, gia tăng hiện diện quân sự trên Biển Đông trước các động thái quân sự hóa của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 1/3 tuyên bố sẽ ủng hộ Philippines và các quốc gia khác trong khu vực “để các tuyến đường biển kinh tế cực kỳ quan trọng này được mở và Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa đóng cửa chúng”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (phải) gặp người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin Jr ngày 1/3. Ảnh: Fox News
Ông Pompeo cam kết đảm bảo Biển Đông vẫn mở cho tất cả các kiểu lưu thông hàng hải và “Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa” về việc đóng các tuyến đường biển đang tranh chấp.
Ngoại trưởng Mỹ trấn an người đồng minh Philippines trong chuyến thăm Manila. Ông nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ các lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines trong trường hợp đảo quốc này bị tấn công vũ trang ở khu vực Biển Đông.
Phát biểu của ông Pompeo đánh dấu lần đầu tiên một quan chức Mỹ công khai tuyên bố ý định của Washington trong việc phòng thủ bảo vệ đồng minh tại Biển Đông.
Tuyên bố của ông Pompeo cũng là một nỗ lực nhằm giải quyết những lo ngại của Philippines về sự mơ hồ của Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ năm 1951 giữa hai đồng minh mà Manila muốn xét lại.
Video đang HOT
Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ Mỹ-Philippines được ký vào năm 1951 thể hiện cam kết của Manila và Washington về việc hỗ trợ lẫn nhau khi một bên bị “tấn công vũ trang tại khu vực Thái Bình Dương”.
“Tôi nghĩ cả thế giới hiểu rằng chính quyền của Tổng thống Trump đã đưa ra cam kết thực sự nhằm đảm bảo rằng những vùng biển này vẫn mở vì an ninh của các quốc gia trong khu vực và thế giới, và cho quá cảnh thương mại” – ông Pompeo nói trong một cuộc họp báo ở Manila.
Mỹ lâu nay thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc quân sự hóa tuyến đường biển quan trọng này, Washington đang ngày càng có những hành động mang tính phô trương thế lực quân sự.
Điển hình như tại thời điểm ông Donald Trump đến Việt Nam tham dự Thượng đỉnh Mỹ- Triều, hàng không mẫu hạm USS John C.Stennis xuất hiện tại Biển Đông.
Cơ quan báo chí Hạm đội 7 cho biết, USS John C. Stennis (CVN-74) và đội tàu hộ tống đang tiến hành một số hoạt động an ninh ở vùng biển quốc tế.
Thông báo cho biết, con tàu này vừa hoàn thành cuộc tập trận Hổ mang Vàng với Quân đội Thái Lan và hàng chục quốc gia đối tác trong khu vực. Hiện nhóm tàu sân bay Mỹ đang trên đường trở về căn cứ tại Nhật Bản.
Tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ.
Đây là lần thứ 2 kể từ cuối năm 2018, tàu USS John C. Stennis trở lại Biển Đông và lần thứ 3 tàu sân bay Mỹ xuất hiện tại vùng biển này. Trước đó, hồi cuối năm 2018, Hải quân Mỹ đã quyết định điều hai nhóm tàu sân bay đến Biển Đông là tàu USS Ronald Reagan và tàu USS John C. Stennis.
Tại thời điểm năm 2018, ngoài việc điều tàu chiến tuần tra tại khu vực để phản đối, Mỹ còn hủy lời mời Trung Quốc tham dự tập trận hải quân RIMPAC 2018, động thái được coi là sự “trừng phạt” ban đầu với Bắc Kinh.
Sự hiện diện có chiều hướng gia tăng của Mỹ tại khu vực Biển Đông đang cho thấy rõ ràng một chiến lược xoay trục thực sự của Mỹ tại đây. Washington thậm chí đang cân nhắc đặt căn cứ quân sự tại khu vực.
Kim Hoa
Theo Datviet
Mỹ 'đảm bảo an ninh' cho Philippines nếu có xung đột biển
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm qua đảm bảo với giới chức Philippines rằng Washington sẽ đảm bảo an ninh cho Manila nếu quốc gia Đông Nam Á này bị tấn công trên biển Đông, tái khẳng định một thỏa ước an ninh giữa đôi bên.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr hôm 1/3 ảnh: Reuters
Phát biểu trong chặng dừng chân sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Pompeo nói Hiệp ước Quốc phòng Mỹ-Philippines năm 1951 sẽ được thực thi nếu đồng minh của Mỹ trở thành nạn nhân của sự gây hấn. Ông cũng nói thẳng Trung Quốc là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực.
"Việc xây đảo và hoạt động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và do đó đe dọa cả sinh kế của các bạn, và cả lợi ích của Mỹ", Ngoại trưởng Pompeo nói tại một buổi họp báo ở Manila, theo Reuters.
Bất cứ sự tấn công nào nhằm vào các lực lượng Philippines, máy bay hay tàu bè trên biển Đông sẽ kích hoạt trách nhiệm bảo đảm quốc phòng song phương.
Ông Pompeo nói các nước đang có tranh chấp trên biển Đông có trách nhiệm đảm bảo "các tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng này thông thoáng và Trung Quốc không tạo ra một mối đe dọa nhằm ngăn chặn chúng".
Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc và các nước xung quanh biển Đông đang làm việc tích cực để bảo đảm hòa bình và ổn định. "Vì thế nếu các nước ngoài khu vực, ví dụ như Mỹ, thực sự muốn mang lại hòa bình, ổn định cho người dân trong khu vực, họ không nên gây rắc rối vô cớ và xúi giục người khác", ông Lục nói với các phóng viên. Bản tin của Reuters không nói rõ ông Lục Khảng nói điều này tại thời điểm nào, có phải đáp lại các phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hay không.
Ông Pompeo cũng nói các đồng minh của Mỹ nên cẩn thận khi sử dụng các công nghệ của Trung Quốc.
ANH MINH
Theo TPO
Tổng thống Trump nói gì về thượng đỉnh Mỹ-Triều ngay sau khi về nước? Tổng thống Donald Trump ngay sau khi về Mỹ đã trả lời phỏng vấn Fox News, giải thích lý do vì sao ông "rời đi" trong cuộc đàm phán với Chủ tịch Kim Jong-un. Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un trong cuộc gặp ngày 27.2 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN Trả lời Fox News, Tổng thống Donald Trump cho biết,...