Chính sách xoay trục của Putin
Với mong muốn cho cả Mỹ và châu Âu thấy rằng, ông có những người bạn khác để hướng tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin, vào ngày 21/5 vừa qua tại Thượng Hải, đã đi đến một thỏa thuận dài hạn giúp Gazprom, một công ty thuộc quyền quản lý của nhà nước, bán khí đốt tự nhiên sang cho CNPC, một công ty do nhà nước Trung Quốc quản lý.
Thỏa thuận khí đốt giúp tăng cường vị thế của Vladimir Putin
Nga và Trung Quốc đã có một khoảng thời gian dài hơn một thập kỷ để đàm phán thỏa thuận khí đốt. Tuy nhiên, những gì Nga và Trung Quốc cần là một áp lực từ bên ngoài để chính thức biến nó thành hiện thực. Áp lực này đã xuất hiện dưới dạng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Châu Âu áp đặt lên Nga. Với mong muốn cho cả Mỹ và châu Âu thấy rằng, ông có những người bạn khác để hướng tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin, vào ngày 21/5 vừa qua tại Thượng Hải, đã đi đến một thỏa thuận dài hạn giúp Gazprom, một công ty thuộc quyền quản lý của nhà nước, bán khí đốt tự nhiên sang cho CNPC, một công ty do nhà nước Trung Quốc quản lý.
Các chi tiết về giá cả của thỏa thuận, khúc mắc chính trong đàm phán giữa 2 bên, không được tiết lộ. Tuy nhiên, thỏa thuận được cho là trị giá khoảng 400 tỉ USD và có thời hạn hơn 30 năm. Thỏa thuận này đã mang lại cho ông Putin một sự ủng hộ trong chính sách đối ngoại của mình, một điều rất cần thiết khi Nga đang phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt và bị tăng cách ly từ phương Tây.
Nga đang chuyển hướng thị trường năng lượng của mình từ châu Âu sang thị trường có nhu cầu cực cao là châu Á. Điều này sẽ cho phép Moskva linh hoạt hơn trong chính sách đối ngoại của mình dưới tác động của làn sóng chống Nga từ Ukraine, châu Âu và Hoa Kỳ. Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ vào bờ biển Normandy vào ngày 6/6 tới đây. Nhiều khả năng ông sẽ gặp Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Thỏa thuận khí đốt mới với Trung Quốc này sẽ giúp tăng cường vị thế Putin, làm mối đe dọa từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình trong buổi lễ ký kết tại Thượng Hải ngày 21/5/2014
Điều mà giới truyền thông thường bỏ sót là phương trình sau đây: Nếu châu Âu phụ thuộc vào năng lượng của Nga, năng lượng của Nga phụ thuộc vào tiền của châu Âu. Một bước đột phá mạnh mẽ vào thị trường năng lượng châu Á sẽ làm đa dạng hóa thị trường Nga và gửi đi một tín hiệu ngoại giao mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, thỏa thuận sẽ làm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Lịch sử cho chúng ta biết rằng liên minh an ninh chiến lược và quan hệ văn hóa thường được xây dựng trên các thỏa thuận kinh tế bị phản đối tại thời điểm đó, chẳng hạn như Hiệp ước Thép và Than châu Âu năm 1951Hiệp định nền tảng cho Liên minh châu Âu ngày nay, hoặc Hiệp định Zollverein năm 1834 đặt nền tảng cho sự thống nhất Đông và Tây Đức.
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi thỏa thuận kinh tế và năng lượng tạo ra một nền tảng sự kết hợp chiến lược lớn hơn của Nga và Trung Quốc. Cả Nga và Trung Quốc đều phải chịu sức ép từ sức mạnh kinh tế, quân sự và văn hóa của Hoa Kỳ, trong khi khi Hoa Kỳ đang để mất vai trò lãnh đạo và duy trì các cam kết ngoại giao và quân sự. Tình bạn mới giữa Chủ tịch Vladimir Putin và Tập Cận Bình đã tạo ra các gợn sóng ngoại giao trên toàn thế giới. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì thái độ im lặng và tiếp tục nuôi ảo tưởng rằng mối quan hệ đang phát triển giữa Nga và Trung Quốc không có gì đáng lo ngại. Một số quan chức giấu tên thừa nhận một mức độ khó chịu nhất định với tiến trình của mối quan hệ này. Những người khác, ví dụ như Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, cho rằng hành động của các quốc gia như Nga đang gây ra sự đảo lộn toàn bộ trật tự quốc tế trên toàn cầu.
Trung Quốc cũng có lý do riêng của mình để đi đến một thỏa thuận thống nhất. Nước này cần càng nhiều nguồn năng lượng càng tốt, đặc biệt là năng lượng sạch. Điều này giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc chứng minh cho người dân rằng chính quyền trung ương đang tìm cách đối phó với ô nhiễm không khí trên toàn quốc, chủ yếu được gây ra do sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ than đá. Đầu năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính quyền nước này sẽ “tuyên chiến” với ô nhiễm không khí.
Vì vậy, cả hai bên muốn một thỏa thuận sẽ xuất hiện với chuyến thăm của ông Putin, đồng thời đặt một dấu mốc mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tổng bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình đã hoan nghênh quan hệ đối tác giữa hai quốc gia. Ông Putin cũng phát biểu với giới truyền thông Trung Quốc rằng quan hệ ngoại giao giữa hai bên đang ở “mức cao nhất trong lịch sử ngoại giao dài hơn 100 năm của hai nước”. Hai nước đã ký kết nhiều hiệp định kinh tế, tổ chức các cuộc tập trận quân sự ở nước ngoài cũng như nhất trí với một tuyên bố chung cho thấy “sự quan ngại” trong vấn đề Ukraine- một tuyên bố mà ngụ ý có thể được hiểu như để bào chữa cho vai trò của ông Putin trong khủng hoảng chính trị tại đây.
Hai bên cùng có lợi
Tình hữu nghị NgaTrung có ý nghĩa cho cả hai nhà lãnh đạo. Đối với ông Tập Cận Bình, đó là lợi ích trong việc củng cố các mối quan hệ trong khu vực, đặc biệt sau khi đã chọc giận các nước láng giềng bằng việc đặt giàn khoan dầu ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế đã được tuyên bố của Việt Nam. Cuộc họp của ông với Tổng thống Nga Putin diễn ra bên lề Hội nghị về các Biện pháp Tương tác và Xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA), một trong những biện pháp đa phương Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy nhằm tạo nên đối trọng với các tổ chức do phương Tây lãnh đạo.
Một số nhà quan sát cho rằng, Trung Quốc không thực sự cần một thỏa thuận khí đốt như vậy với Nga do nhà cung cấp khí tự nhiên bằng đường ống chính sẽ tiếp tục ở Trung Á, nơi Trung Quốc đã đảm bảo được một loạt các giao dịch dài hạn (khoảng 80 % lượng khí đốt qua đường ống vào Trung Quốc bây giờ đến từ đường ống của những khu vực thuộc Liên Xô cũ). Trung Quốc và Nga đã tránh được sự đối đầu tại Trung Á, tuy nhiên trong khi Nga ủng hộ mãnh mẽ việc sử dụng các vệ tinh của Liên Xô trước đây trong vấn đề Ukraine, Trung Quốc đang sử dụng công cụ ngoại giao kinh tế một cách ôn hoà, dài hơi hơn tại khu vực Trung Á này.
Theo lời ông Raffaello Pantucci, giáo sư tại Học viện An ninh và Phòng thủ Hoàng gia tại Anh, “Trung Quốc là một thế lực đang trỗi dậy và có tiềm lực tài chính rất lớn” trong khu vực. Cũng theo lời vị giáo sư này, đầu tư năng lượng và giao thông vận tải của Trung Quốc đang “thay đổi khu vực để tất cả các con đường dẫn đến Urumqi”, khu vực ở tây bắc Trung Quốc. Ngay trước cuộc gặp mặt với các nhà lãnh đạo Nga, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã chào đón Tổng thống Kyrgyzstan và Kazakhstan.
Cuộc họp của ông Tập Cận Bình với ông Putin không phải là lần đầu tiên cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo của hai cường quốc láng giềng diễn ra trong một thời điểm đầy kịch tính. Vào tháng này hai mươi lăm năm trước, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đến thăm Trung Quốc với tư cách nhà cải cách cộng sản năng động đang trong quá trình định hình lại Liên Xô, trong khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, với việc để lạm phát và biểu tình tăng cao, dường như đang bị cô lập và cần một người bạn. Cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo này là một cuộc hội nghị thượng đỉnh lịch sử, đánh dấu sự nồng ấm trở lại trong quan hệ hai nước sau sự rạn nứt kéo dài gần 30 năm. Tuy nhiên, ông Đặng Tiểu Bình đã bị bẽ mặt khi người biểu tình làm gián đoạn chuyến thăm của ông Gorbachev. Sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô về nước, ông Đặng Tiểu Bình đã áp đặt thiết quân luật, và càng trở nên cô lập hơn bao giờ hết.
Vai trò lãnh đạo
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga Putin đã diễn ra vào lễ kỷ niệm việc áp dụng thiết quân luật. Tuy nhiên, vai trò giữa hai nhà lãnh đạo đã bị đảo ngược. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hiện là nhà cải cách năng động (mặc dù không phải là một nhà cải cách chính trị như nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev), và ông Putin là nhà lãnh đạo bị cô lập của một chính quyền cộng sản cũ đang trong quá trình tìm kiếm đồng minh.
Mặc dù Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, con số 90 tỉ USD tổng giá trị thương mại hàng năm chẳng thấm vào đâu so với thương mại của Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu. Andrei Piontkovsky, một nhà phân tích chính trị người Nga, đã so sánh quan hệ đồng minh giữa Nga và Trung Quốc giống như giữa “một con thỏ và một con rắn hổ lục” . Theo công ty tư vấn 1HS Energy, thỏa thuận mới sẽ giúp CNPC dự kiến thu lại hơn 1 tỉ USD lợi nhuận từ việc bán khí đốt của Nga ở Trung Quốc.
Theo PetroTimes