Chính sách thôi việc thuộc diện tinh giản biên chế
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế nếu không đủ điều kiện về hưu trước tuổi thì sẽ thực hiện chính sách thôi việc.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã ký ban hành văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNV Nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật; Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động); những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước; người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.
Để biết cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện phải tinh giản biên chế mời xem bài: ” 7 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế “.
Chính sách thôi việc
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: Được trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Video đang HOT
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:
Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 6 tháng.
Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khoá học nghề tối đa là 6 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề.
Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm.
Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.
Lưu ý, các đối tượng thôi việc được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.
Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP đã được Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt danh sách và dự toán kinh phí thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chính sách tinh giản biên chế theo quy định thì thực hiện theo quy định tại nghị định này.
Trường hợp nào người lao động được nghỉ hưu ngay không cần đợi tuổi?
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không cần biết bao nhiêu tuổi, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây theo quy định thì được giải quyết hưởng lương hưu ngay.
Điều 6 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động từ đủ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò được hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 54 là của Luật Bảo hiểm xã hội. Công việc khai thác than trong hầm lò do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
2. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.
Như vậy: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không cần biết bao nhiêu tuổi, nếu có đủ 2 điều kiện sau đây thì được giải quyết hưởng lương hưu ngay:
(1) Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
(2) Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện trên được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm;
- Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Lưu ý: Người lao động nghỉ hưu trong trường hợp này không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng.
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp cho 8 nhóm đối tượng Có 8 đối tượng được Bộ LĐTB&XH đề xuất điều chỉnh tăng lương hưu lên 15%, kể từ ngày 1/1/2022. Bộ LĐTB&XH đã xây dựng dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, đang được lấy ý kiến góp ý. Theo dự thảo Nghị định, từ ngày 1/1/2022, sẽ điều chỉnh tăng...