Chính sách Thị thực Vàng tạo cú hích cho quốc gia Đông Nam Á
Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã chính thức áp dụng Thị thực Vàng ( Golden Visa) chào đón những công dân quốc tế đến Indonesia thông qua việc đầu tư vốn xây dựng quốc gia này.
Toàn cảnh Jakarta, Indonesia, ngày 2/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông qua việc cấp Thị thực Vàng, Indonesia đang nhắm đến những du khách chất lượng cao bao gồm các công dân tài năng toàn cầu, các nhân vật nổi tiếng thế giới lựa chọn Indonesia là quê hương thứ hai để “rót” vốn đầu tư.
Về mặt pháp lý, chính sách Thị thực Vàng được triển khai theo Quy định số 22/2023 của Bộ trưởng Nhân quyền về các vấn đề thị thực và giấy phép cư trú; Quy định số 82/2023 của Bộ trưởng Tài chính về nguồn thu ngoài nhà nước liên quan đến Thị thực Vàng. Với những chính sách ưu tiên cấp Thị thực Vàng, Indonesia đặt mục tiêu mang lại mức độ thuận tiện cao hơn cho các công dân nước ngoài muốn đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này.
Những người được cấp thị thực được hưởng một loạt lợi ích độc quyền, bao gồm giấy phép cư trú có hiệu lực từ 5 năm đến 10 năm, dịch vụ nhập cư ưu tiên tại các sân bay quốc tế và không cần giấy phép lưu trú có giới hạn (ITAS). Cơ sở cấp thị thực này nhắm đến một số nhóm người, chẳng hạn như nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư doanh nghiệp, cựu công dân Indonesia và con cháu của họ, những cá nhân tài năng toàn cầu và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ Luật và Nhân quyền Yasonna Laoly tuyên bố cơ chế Thị thực Vàng giúp Indonesia củng cố vị thế chiến lược của mình trong mắt cộng đồng quốc tế, vì chính sách này tạo điều kiện cho nhiều người hơn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Ông Laoly nhấn mạnh, Thị thực Vàng là một chính sách có tính thích ứng cao với mục tiêu tạo sự thuận lợi cho người nước ngoài muốn cư trú lâu dàu và đầu tư tại Indonesia. Cơ chế cấp thị thực mang lại cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư niềm hy vọng mới về sự thoải mái và chắc chắn khi đầu tư vào Indonesia. Theo ông Laoly, Thị thực Vàng được thiết kế như một công cụ để Indonesia thu được những lợi ích sâu rộng, chẳng hạn như tăng vốn cao hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn, chuyển giao công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.
Video đang HOT
Tính đến ngày ra mắt, Thị thực Vàng đã được cấp cho 300 công dân nước ngoài, mang lại cho Indonesia dòng vốn đầu tư trị giá 2.000 tỷ Rp (khoảng 123,5 triệu USD).Tổng Giám đốc Nhập cư, Silmy Karim cho biết, “Những con số về người nước ngoài tham gia Thị thực vàng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong tương lai”.Những người nộp đơn xin Thị thực Vàng phải có cam kết đầu tư vốn vào Indonesia. Họ có thể phát triển một công ty có giá trị nhất định, mua các công cụ đầu tư trên thị trường vốn, mua bất động sản hoặc gửi tiền vào các ngân hàng quốc doanh. Loại và giá trị của khoản đầu tư cần thiết được xác định dựa trên hồ sơ của từng người nộp đơn, cho dù họ đăng ký với tư cách là nhà đầu tư cá nhân hay đứng tên là doanh nghiệp và khả năng có thành lập công ty mới hay không. Để có được giấy phép cư trú 5 năm, một nhà đầu tư cá nhân muốn thành lập một công ty mới ở Indonesia phải đầu tư tối thiểu 2,5 triệu USD. Những người muốn ở lại trong một thập kỷ cần phải bỏ vốn ít nhất 5 triệu USD.
Đại diện của một công ty mẹ muốn có được giấy phép cư trú 5 năm và phát triển một công ty mới có nghĩa vụ đầu tư 25 triệu USD, trong khi những người muốn có giấy phép cư trú 10 năm cần đầu tư 50 triệu USD. Một nhà đầu tư cá nhân muốn xin Thị thực Vàng để có được giấy phép cư trú 5 năm mà không có ý định thành lập công ty mới cần phải bỏ ra 350.000 USD vốn. Giá trị được xác định sẽ tăng gấp đôi đối với những người xin giấy phép kéo dài 10 năm. Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu cấp Thị thực Vàng cho tối đa 1.000 người. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mặc dù cơ chế cấp thị thực là một công cụ đầy hứa hẹn cho Indonesia nhưng cũng có thể dẫn đến các vấn đề kinh tế và xã hội nếu không có sự quản lý phù hợp và cơ chế cấp thị thực chặt chẽ.
Thừa nhận những hạn chế có thể xảy ra của Thị thực Vàng, Tổng thống Jokowi cho rằng điều quan trọng là Indonesia phải có tính chọn lọc cao trong việc cung cấp và cấp thị thực thuận tiện cho công dân nước ngoài.
Ông Jokowi nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không cấp Thị thực Vàng cho những người có thể gây ra mối nguy cho an ninh quốc gia của chúng tôi hoặc những người không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho quốc gia”.
Theo ông Jokowi, Indonesia sẽ chỉ cung cấp Thị thực Vàng cho những du khách đáng tin cậy và chất lượng cao, đồng thời chính phủ sẽ đánh giá cơ sở này ba tháng một lần.
Theo Tổng Giám đốc Nhập cư Karim, Chính phủ Indonesia đã tăng cường hợp tác với Interpol và cơ quan chống rửa tiền quốc tế để đánh giá tính đủ điều kiện của những công dân nước ngoài mong muốn có được Thị thực Vàng. Hơn nữa, Tổng cục Di trú đã hợp tác với các bộ, cơ quan liên quan như Bộ Điều phối Đầu tư và Hàng hải, Bộ Đầu tư, Bộ Tài chính và Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Tài chính (PPATK).
Theo ông Karim, Văn phòng của ông sẽ không cấp Thị thực Vàng cho bất kỳ ai và sẽ giám sát những người có thị thực trong thời gian họ ở Indonesia. Tổng cục Di trú sẽ không ngần ngại thu hồi thị thực được cấp nếu người sở hữu vi phạm các quy định nhập cư hoặc nếu chính phủ phát hiện ra các vấn đề liên quan đến khoản đầu tư của họ. Các chuyên gia về tình báo và giám sát trong Văn phòng sẽ theo dõi quá trình hoạt động của các cá nhân được cấp Thị thực Vàng. Cơ chế làm việc như vậy được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo việc cấp Thị thực Vàng sẽ thực sự mang lại lợi ích đáng kể cho quốc gia.
Indonesia áp dụng chương trình 'thị thực vàng'
Indonesia đã ra mắt chương trình thị thực vàng để thu hút các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
Một góc thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: REUTERS
Bộ Pháp luật và Nhân quyền Indonesia đã công bố thông tin trên hôm 3/9. Tổng cục trưởng Tổng cục Nhập cư Indonesia Silmy Karim cho biết: "Thị thực vàng sẽ cấp phép cư trú trong thời gian từ 5 đến 10 năm".
Để có được thị thực 5 năm, các nhà đầu tư cá nhân cần thành lập một công ty trị giá 2,5 triệu USD. Đối với thị thực 10 năm, họ cần phải đầu tư 5 triệu USD.
Trong khi đó, các nhà đầu tư doanh nghiệp phải rót 25 triệu USD để có được thị thực 5 năm cho giám đốc và ủy viên hội đồng doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cần đầu tư gấp đôi, tương đương 50 triệu USD, để có được thị thực 10 năm.
Bên cạnh đó, còn có nhiều quy định khác nhau áp dụng cho các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài không có nguyện vọng thành lập công ty ở quốc gia Đông Nam Á này. Quy định đó bao gồm 350.000 USD đến 700.000 USD trong các quỹ có thể được sử dụng để mua trái phiếu chính phủ Indonesia.
Ông Silmy nêu rõ: "Một khi đến Indonesia, những người có thị thực vàng không cần phải xin giấy phép nữa".
Các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Mỹ, Ireland, New Zealand và Tây Ban Nha đã cấp thị thực vàng tương tự cho các nhà đầu tư nhằm tìm cách thu hút vốn và cá nhân khởi nghiệp.
Ý tưởng hiện đại về đầu tư đổi lấy quyền công dân bắt nguồn từ những năm 1980. Theo Hội đồng Di cư Đầu tư có trụ sở tại Thụy Sĩ, chương trình đầu tư nhận quốc tính đầu tiên đã được áp dụng ở Tonga vào năm 1982, tiếp theo là St. Kitts và Nevis vào năm 1984.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đưa ra một số lộ trình để các nhà đầu tư có được quyền công dân. Các khoản đầu tư bắt buộc dao động từ khoảng 100.000 USD ở Vùng Caribe đến tối đa 3,25 triệu USD ở châu Âu. Một số quốc gia yêu cầu các nhà đầu tư phải cư trú ở nước sở tại trong một số ngày nhất định hoặc thành lập doanh nghiệp, trong khi một số nước khác thậm chí không cần họ đến.
Indonesia thanh tra trung tâm dữ liệu của chính phủ sau vụ tấn công mạng Ngày 28/6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chỉ thị thanh tra toàn bộ trung tâm dữ liệu của Chính phủ. Chỉ thị được đưa ra sau khi các quan chức cho biết phần lớn dữ liệu bị ảnh hưởng trong một vụ tấn công mạng bằng mã độc tống tiền (ransomware) mới đây không được sao lưu. Tuần trước, trung tâm dữ...