Chính sách tam nông phải hiệu quả hơn
Chiều 19/12, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về “ Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020″ chủ trì hội nghị đối thoại với đại biểu Hội Nông dân thành phố về thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy.
Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TƯ về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TƯ ban hành “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền” ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI),Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 của Thành ủy về “Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”.Tại buổi đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết: Trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội hết sức quan tâm đến công tác dân vận, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận hội nghị.
Tiếp đó, Thành ủy ban hành Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 của Thành ủy về “Ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội” và triển khai thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua. Trong đó, riêng với đại biểu Hội Nông dân thành phố, tháng 3/2018, Bí thư Thành ủy đã trực tiếp chủ trì hội nghị gặp gỡ, đối thoại.
“Việc tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Hội Nông dân Thủ đô hôm nay là dịp để các đồng chí lãnh đạo thành phố lắng nghe, trao đổi, trả lời, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô; đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng mong muốn lắng nghe cán bộ, hội viên nông dân tham gia góp ý để xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp; quyết tâm xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố”-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nêu rõ.
Video đang HOT
Thông tin về hoạt động của Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Lê Ngọc Thắng cho biết: “Góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, trong 10 năm qua, hội viên, nông dân trong thành phố đã hiến hơn 415.000m2 đất; đóng góp 4,5 triệu ngày công lao động; ủng hộ hơn 700 tỷ đồng làm giao thông và các công trình công cộng khác; tập trung triển khai tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể”.
Trong 10 năm (2009-2019), các cấp Hội đã xây dựng được 1.523 mô hình kinh tế tập thể; phát triển 14.294 mô hình kinh tế hộ; xây dựng 783 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, câu lạc bộ nông dân phát triển kinh tế; hỗ trợ nông dân xây dựng hơn 1.400 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn…
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là công nghệ thấp, tính cạnh tranh chưa cao; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn còn hạn chế; vấn đề nước sạch cho khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập…Vì thế, thời gian tới cần đúc kết những bài học kinh nghiệm để Chương trình hiệu quả hơn.
Theo LĐTĐ
Quỹ tăng trưởng tốt, nông dân được hỗ trợ tối đa
"Nơi nào tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, tạo điều kiện của chính quyền; làm tốt công tác tuyên truyền vận động thì nơi đó Quỹ HTND tăng trưởng nhanh, sử dụng có hiệu quả, hỗ trợ nông dân được nhiều hơn" - đây là một trong những kinh nghiệm xây dựng và phát triển Quỹ HTND của Hội ND tỉnh Bắc Ninh.
Tăng trưởng Quỹ HTND trên 22 tỷ đồng
Ông Trần Đăng Sâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh cho biết: Năm 2019, Ban chỉ đạo, Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh đã chỉ đạo và quản lý tốt các nguồn vốn được ủy thác và nguồn vốn quỹ hiện có. Đáng chú ý, năm 2019 nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Bắc Ninh có sự tăng trưởng ấn tượng hơn 22 tỷ đồng (T.Ư ủy thác 0,8 tỷ đồng, nguồn UBND tỉnh cấp 20 tỷ đồng, nguồn cấp huyện hơn 1,2 tỷ đồng). Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tỉnh Bắc Ninh đạt trên 75,4 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn Quỹ HTND đã giúp nhiều nông dân Bắc Ninh có vốn phát triển sản xuất rau sạch, nâng cao thu nhập. Ảnh: Thu Hà
Chia sẻ cách quản lý vốn vay Quỹ HTND hiệu quả, ông Trần Đăng Sâm cho biết: Công tác cho vay đươc các cấp Hội thưc hiên theo đung quy trình thủ tục, từ việc khảo sát, bình xét đến lập hồ sơ dự án, thẩm định và giải ngân nguồn vốn. Qua các đợt kiểm tra, giám sát đã cho thấy, các hộ được vay đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, lựa chọn các ngành nghề, dự án phù hợp và mang tính mũi nhọn ở địa phương.
Song song với đó, để nguồn vốn phát huy hiệu quả, Hội ND các cấp trong tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực. Giai đoạn 2013-2019, Hội đã trực tiếp và phối hợp các sở, ngành tổ chức hơn 9.000 buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho gần 760.000 lượt hội viên nông dân; đào tạo nghề cho trên 25.000 nông dân.
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp tăng cường công tác phối hợp thực hiện ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; đẩy mạnh thực hiện nghị quyết liên tịch với các ngân hàng và khai thác từ các chương trình, dự án theo các kênh. Đến nay, tổng dư nợ tại các ngân hàng (CSXH, NNPTNT, Sacombank) do Hội ND các cấp quản lý đạt trên 659,7 tỷ đồng giúp 23.300 hộ vay vốn phát triển sản xuất.
Hỗ trợ tối đa cho nông dân
Là 1 trong những hộ được vay tối đa 100 triệu đồng Quỹ HTND, anh Nguyễn Văn Dũng ở thôn Đạm Trai, xã Minh Tân, huyện Lương Tài đã mở rộng diện tích trồng cà rốt lên đến 23 mẫu đất bãi chuyên trồng cà rốt xen canh rau màu các loại. Vào vụ thu hoạch, gia đình thuê 20-30 nhân công, với giá bán thời điểm cao nhất 9.000 đồng/kg, mỗi vụ cà rốt cho gia đình anh tổng thu hàng tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Dũng cho biết: "Trước đây gia đình đấu thầu 10 mẫu đất bãi địa phương, năm 2017 được Quỹ HTND "tiếp sức" tôi thuê thêm 13 mẫu đất bãi thuộc xã Vạn Ninh (Gia Bình) chuyên trồng cà rốt và xen kẽ các loại cây màu. Bây giờ 4 mùa cây trái tốt tươi, mùa nào thức ấy, riêng cà rốt năm nay được mùa, được giá, người nông dân chúng tôi rất vui mừng, phấn khởi".
Không chỉ tạo điều kiện cho hội viên nông dân phát triển các mô hình kinh tế, Hội ND tỉnh Bắc Ninh còn hỗ trợ các tổ, nhóm nông dân liên kết sản xuất. Thông qua các dự án vay vốn Quỹ HTND, nông dân từ làm ăn nhỏ lẻ, thì nay đã biết cách liên kết, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp làm ra an toàn và có chất lượng cao. Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn thôn Liên Ấp, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du là một ví dụ cụ thể. THT do Hội ND thành lập với hơn 110 thành viên tham gia canh tác trên diện tích 20ha. Để hỗ trợ các hộ trồng rau an toàn thôn Liên Ấp, tháng 8.2018, Hội ND tỉnh đã giải ngân 500 triệu đồng vốn vay Quỹ HTND nguồn của tỉnh cho 10 hộ dân tham gia dự án trồng rau an toàn.
Ông Nguyễn Văn Hiệp - Tổ trưởng THT trồng rau an toàn thôn Liên Ấp khẳng định: "Quỹ HTND đã gắn kết các thành viên, giúp nhau cùng chia sẻ, trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm và thông tin thị trường tiêu thụ rau. Bình quân mỗi năm, THT đứng ra tiêu thụ từ 250 - 350 tấn rau, củ, quả các loại với giá cả ổn định cho các thành viên trong tổ. Từ trồng rau an toàn nhiều hộ có thu nhập khá giả. Trong THT có gần 20 hộ có thu nhập đạt trên 100 triệu đồng/năm".
Theo Danviet
Thủ tướng đối thoại với nông dân: Gửi gắm tâm tư từ ruộng đồng Ngày 10/12/2019, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp đối thoại với nông dân về những vấn đề thiết thực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện, đã có nhiều câu hỏi nông dân cả nước muốn gửi đến Thủ tướng liên quan đến những vấn đề đang "nóng" như: tiêu thụ...