Chính sách ngoại giao đang khiến Trung Quốc rối tung
Tờ báo uy tín hàng đầu thế giới The New York Times nói Trung Quốc đang rối tung với chính sách đối ngoại của mình.
Báo The New York Times nhận định Trung Quốc đang rối tung trong các cuộc tranh cãi chủ quyền căng thẳng với Việt Nam và Philippines tại Biển Đông, và với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông.
Trong bối cảnh ấy, hai quan chức hàng đầu của Trung Quốc ngày 15/5 lại đưa ra những quan điểm hoàn toàn khác nhau về chính sách đối ngoại của nước này.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy
Trong bài phát biểu tại Hiệp hội Hữu nghị Nhân dân với Nước ngoài ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình, và luôn theo đuổi niềm tin vững chắc vào hòa bình, tình hữu nghị và sự hòa thuận. Người Trung Quốc không có gen xâm lược nước khác hay thống trị thế giới bằng máu, không chấp nhận một logic rằng một quốc gia mạnh cứ phải làm bá chủ, và luôn sẵn sàng sống trong hòa thuận với tất cả người dân trên thế giới trong một sự phát triển hài hòa, cùng nỗ lực vì hòa bình, bảo vệ hòa bình và sống trong hòa bình”.
Những bình luận của ông Tập Cận Bình trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố cũng đưa ra cùng ngày của Tổng Tham mưu trưởng quân đội nước này, Tướng Phòng Phong Huy, người đang có chuyến thăm tới Lầu Năm Góc và phát biểu tại cuộc họp báo với Tướng Martin Dempsy, Chủ tịch Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ.
Video đang HOT
Khi được hỏi về những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới giàn khoan, Tướng Phòng Phong Huy nói: “Chúng tôi không gây rắc rối. Chúng tôi không tạo ra rắc rối. Nhưng chúng tôi không sợ rắc rối. Trong những chủ đề, vấn đề liên quan tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quan điểm của chúng tôi là kiên định”.
Trong khi đó, báo Wall Street Journal của Mỹ, số ra ngày 16/5 nhận định Trung Quốc đang cố gắng biện minh cho các nỗ lực bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, vốn đang là trọng tâm của tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Việt Nam, kể cả khi một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc đã không ủng hộ những tuyên bố chính thức trước đó rằng giàn khoan nằm hoàn toàn trong lãnh hải nước này.Tại cuộc họp báo trong chuyến công du Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) nói rằng giàn khoan nằm hoàn toàn trong lãnh hải của Trung Quốc vì nó “nằm trong khu vực 12 hải lý tính từ một trong số các đảo thuộc quần đảo Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974).
Sau cuộc họp báo, các quan chức Mỹ đã phản đối tuyên bố của ông Phòng Phong Huy, và nói rằng giàn khoan nằm cách 17 hải lý so với điểm cực Nam của Hoàng Sa (cũng không quốc gia nào công nhận Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc – PV).
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Theo VNN
Mỹ, Nga đồng loạt lên tiếng về vụ giàn khoan Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (15/5) đã thẳng thừng nói với Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) - Tướng Phòng Phong Huy, rằng những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông là rất nguy hiểm và mang tính khiêu khích.
Phó Tổng thống Mỹ Biden.
Ông Phòng Phong Huy đang có chuyến thăm đến thủ đô Washington với mục đích tăng cường mối quân sự song phương giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, không vì điều này mà Mỹ tránh chỉ trích Trung Quốc về những hành động ngang ngược, quá đáng của nước này ở Biển Đông.
Phó Tổng thống Biden đã nói với Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy rằng, Bắc Kinh không thể làm phương hại đến an ninh và hòa bình. Ông Biden đã kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay những hành động "nguy hiểm" và "khiêu khích" ở Biển Đông.
Những hành động của Trung Quốc trong tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang làm cho mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng và làm dấy lên câu hỏi về việc liệu Washington có thể hợp tác với Bắc Kinh về các vấn đề song phương hay ở Châu Á hay không, một quan chức cấp cao của Mỹ hôm qua đã bày tỏ như vậy.
Washington đang liên lạc chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để tìm cách "làm sao quản lý có hiệu quả nhất" cuộc đối đầu với Bắc Kinh sau khi Trung Quốc ngang nhiên, trắng trợn kéo một giàn khoan khổng lồ và hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam, vị quan chức trên cho hay.
Không chỉ có Phó Tổng thống Joe Biden mà một loạt quan chức cấp cao hàng đầu khác của Mỹ đều đề cập về hành động "nguy hiểm và khiêu khích" của Trung Quốc ở Biển Đông với Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy.
Trước đó, cũng trong ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục ra tuyên bố chỉ trích quyết định "khiêu khích" của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở vùng biển của Việt Nam. "Chúng tôi hết sức quan ngại về các động thái nguy hiểm và mang tính hăm dọa của Trung Quốc", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Ngoài Mỹ, ngày hôm qua, lần đầu tiên Nga cũng lên tiếng về tình hình căng thẳng ở Biển Đông hiện nay. Phát biểu tại một cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho hay, Nga đang theo sát các diễn biến ở Biển Đông hiện nay và hy vọng tất cả các bên kiềm chế, tìm kiếm một giải pháp hòa bình để tháo gỡ tình hình căng thẳng.
Bất chấp làn sóng phản đối, chỉ trích rộng khắp của cộng đồng quốc tế, Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy vẫn thể hiện một thái độ hung hăng, hiếu chiến.
Tại thủ đô Washington, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc đã biện bạch cho hành động sai trái của họ khi hạ đặt giàn khoan 981 ở vùng biển Việt Nam, đốt lên ngọn lửa căng thẳng ở Biển Đông. Ông này còn ngang ngược tuyên bố, Trung Quốc "không thể mất một tấc" lãnh thổ nào.
Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy còn đổ lỗi cho chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của Tổng thống Barack Obama. Ông Phong Phong Huy cho rằng, các nước Châu Á đã nắm lấy cơ hội về tuyên bố của ông Obama trong việc tăng cường lực lượng quân sự đến Châu Á để "gây rắc rối ở Biển Đông và biển Hoa Đông".
Hôm 1/5, Trung Quốc đã gây phẫn nộ khi ngang ngược đưa cả một giàn khoan khổng lồ và hàng chục tàu thuyền, trong đó có cả tàu chiến, vào vùng biển của Việt Nam . Đây được xem là một bước lấn tới cực kỳ nghiêm trọng trong tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan 981 và đưa hàng chục tàu thuyền vào vùng biển của Việt Nam rõ ràng là hành động cố tình và có chủ ý nhằm xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cũng như đã vi phạm các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, và trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Hành vi và thái độ của Trung Quốc cũng đi ngược lại các thỏa thuận và nhận thức chung giữa Lãnh đạo hai nước và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Các văn kiện này đều nhấn mạnh việc các bên cần kiềm chế, không làm phức tạp thêm tranh chấp và tiến hành đàm phán, thương lượng để giải quyết bất đồng.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
G7 không lựa chọn giải pháp quân sự cho khủng hoảng Ukraine Theo Reuters, ngày 27/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hội đàm với người đồng cấp Canada Stephen Harper, đang ở thăm Berlin. Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, nhà lãnh đạo 2 nước đã đề cập khủng hoảng Nga-Ukraine, trong đó, Thủ tướng Canada Stephen Harper cho rằng, "Nga chỉ có thể trở lại Nhóm các nước công...