Chính sách mới của Mỹ ở châu Phi
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ G.Bôn-tơn mới đây công bố những nét chính trong chính sách mới về châu Phi, trong đó nhấn mạnh cam kết của Oa-sinh-tơn tăng cường thương mại và hoạt động gìn giữ hòa bình tại các quốc gia ở khu vực này.
Là khu vực tiềm năng mà các cường quốc nhắm tới, tuy nhiên, châu Phi vẫn có những kế hoạch phát triển của riêng mình.
Công ty máy nông nghiệp của Mỹ xuất khẩu sản phẩm sang châu Phi. Ảnh THE STANDARD
Mỹ đang triển khai sáng kiến “ Châu Phi thịnh vượng” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào châu Phi và tầng lớp người có thu nhập trung bình đang tăng tại “lục địa đen”. Ưu tiên số một mà Mỹ hướng tới châu Phi sẽ xoay quanh việc thúc đẩy quan hệ kinh tế nhằm tạo dựng cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ và bảo vệ sự độc lập của các quốc gia tại châu lục này song song với các lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ không cung cấp “viện trợ dàn trải”, cũng như không hỗ trợ các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình không hiệu quả, không thành công của Liên hợp quốc. Mỹ sẽ hướng các khoản tài trợ tới các quốc gia quan trọng và các mục tiêu chiến lược cụ thể.
Những thay đổi trong chính sách mới của Mỹ đối với châu Phi phản ánh sự thực dụng hơn nhằm sử dụng nguồn tài chính hiệu quả cho những mục tiêu cụ thể. iều này giúp Mỹ vừa duy trì được ảnh hưởng ở “lục địa đen” vừa tiết kiệm tài chính trong bối cảnh ngân sách ngày càng eo hẹp. Trong 20 năm qua, Mỹ đã cung cấp hơn 16 tỷ USD viện trợ cho châu Phi. “Xứ cờ hoa” đã đổ không ít tiền của để duy trì các căn cứ quân sự cũng như các hoạt động huấn luyện quân sự ở châu lục này. Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực chống lại các tổ chức khủng bố như tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), An Kê-đa. Quốc hội Mỹ đã thông qua ạo luật sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển (BUILD), vốn được coi là sáng kiến quan trọng nhất của Oa-sinh-tơn đối với châu Phi dưới thời của Tổng thống Mỹ .Trăm. Theo quy định của ạo luật BUILD, Công ty ầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC) sẽ được chuyển thành Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (USIDFC) với ngân sách 60 tỷ USD, gấp hai lần ngân sách hiện tại của OPIC. áng chú ý, USIDFC sẽ là chủ sở hữu trong các khoản đầu tư – thẩm quyền mới trước đó chưa được giao cho OPIC.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ .Trăm siết chặt hơn sự kiểm soát đối với ngân sách dành cho châu Phi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Mỹ đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch tiếp tục chi ngân sách của Liên hợp quốc cho hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi, cho rằng việc này cần phải đi kèm một số điều kiện. Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây, ba nước châu Phi thành viên Hội đồng Bảo an gồm Ê-ti-ô-pi-a, Ghi-nê xích đạo và Cốt i-voa đã trình dự thảo nghị quyết đề xuất Liên hợp quốc tiếp tục tài trợ cho hoạt động gìn giữ hòa bình ở châu Phi trên cơ sở xét từng trường hợp. Pháp và Trung Quốc ủng hộ nghị quyết này vì cho rằng ngân sách sẽ giúp Liên minh châu Phi (AU) có đủ nguồn tài chính để ứng phó các cuộc xung đột tại đây. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận dự thảo nghị quyết, phía Mỹ đã đưa ra yêu cầu sẽ chỉ cung cấp 75% số tiền và AU cần đóng góp 25% còn lại. Mỹ đã đưa ra 11 điều kiện khiến đại diện các nước châu Phi không giấu được thất vọng.
Trong bối cảnh các cường quốc, trong đó có Mỹ tiếp tục tranh giành ảnh hưởng ở châu Phi, các nhà lãnh đạo “lục địa đen” tiếp tục kêu gọi tăng cường đoàn kết nội khối. Chủ tịch AU M.Ma-ha-mát đã kêu gọi các nước thành viên AU xây dựng một lập trường chung của châu lục trong bối cảnh thế giới đang đối mặt sự suy giảm của chủ nghĩa đa phương. Ông Ma-ha-mát nhấn mạnh: “Thế giới đang thay đổi, chúng ta phải xây dựng một lập trường chung của châu Phi và có một tiếng nói chung”. Theo Chủ tịch AU, sự cạnh tranh khốc liệt trên trường quốc tế buộc các nước châu Phi phải đoàn kết hơn bao giờ hết và có những biện pháp phối hợp cũng như tiếng nói chung bảo đảm cân nhắc lợi ích của các nước trong châu lục. Châu Phi đang gửi đi một thông điệp rằng, “lục địa đen” sẵn sàng và chào đón sự hợp tác về kinh tế và thương mại ở mọi cấp, song vẫn giữ vững sự độc lập, tự chủ.
THANH HÀ
Video đang HOT
Theo NDĐT
Cố vấn 'diều hâu' Mỹ tuyên bố đối trọng Nga, Trung Quốc ở châu Phi
Cố vấn an ninh của ông Trump tuyên bố việc đối phó với sức ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Nga và Trung Quốc tại châu Phi có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ.
"Các cường quốc đối thủ, cụ thể là Trung Quốc và Nga, đang mở rộng nhanh chóng ảnh hưởng tài chính và chính trị khắp châu Phi", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói.
"Họ đang quy hoạch các khoản đầu tư trong khu vực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với Mỹ một cách có chủ đích và rất hung hăng", ông phát biểu ngày 13/12 tại Quỹ Heritage, một viện tư vấn chính sách ở Washington.
Cảnh báo về Nga, Trung Quốc
Theo South China Morning Post, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Donald Trump đã mô tả việc đối phó với các chính sách kiểu "cướp bóc" của Nga và Trung Quốc tại châu Phi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại Mỹ. Ông cho rằng Mỹ cần củng cố các quan hệ kinh tế trong khu vực để tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp Mỹ và bảo vệ sự độc lập của các nước châu Phi.
Theo ông, các chính sách này đã "cản trở tăng trưởng kinh tế tại châu Phi, đe dọa tự chủ tài chính của các nước , ngăn cản cơ hội đầu tư và can thiệp vào các hoạt động quân sự của Mỹ. Điều này tạo ra mối đe dọa đáng kể đối với những lợi ích an ninh quốc gia".
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton trong một buổi họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh: Xinhua.
Lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump cũng chỉ trích các hoạt động Nga đang tiến hành tại châu Phi. Ông cho rằng chính phủ Nga thúc đẩy các quan hệ chính trị và kinh tế tại khu vực mà "không mấy quan tâm đến pháp quyền hay trách nhiệm và minh bạch chính phủ".
John Bolton còn cáo buộc Moscow bán vũ khí và năng lượng cho các nước châu Phi để đổi lấy phiếu bầu ủng hộ tại Liên Hợp Quốc. "Những lá phiếu này đảm bảo quyền lực cho kẻ mạnh, làm suy yếu hòa bình và an ninh, đi ngược lại những lợi ích quan trọng nhất của người dân tại châu Phi", ông nói.
Cố vấn nổi tiếng "diều hâu" trên chính trường Mỹ dành những lời chỉ trích gay gắt nhất nhắm vào Trung Quốc. Ông cảnh báo doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc sắp nắm quyền kiểm soát cảng nước sâu tại Djibouti.
"Nếu điều này xảy ra, cân bằng quyền lực ở khu vực Sừng châu Phi - huyết mạch của lưu thông thương mại hàng hải giữa châu Âu, Trung Đông và Nam Á - sẽ nghiêng về phía Trung Quốc", John Bolton nhận định.
"Trung Quốc dùng các khoản hối lộ, những thỏa thuận thiếu minh bạch và chiến lược cho vay để buộc các nước châu Phi đáp ứng yêu sách và mong muốn của mình. Các khoản đầu tư của họ đầy rẫy tham nhũng và không đạt tới các tiêu chuẩn môi trường lẫn đạo đức như những dự án phát triển của Mỹ", ông đưa ra cáo buộc.
Theo South China Morning Post, phát biểu của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang tập trung hơn vào đầu tư phát triển quốc tế, xem đây là mặt trận cạnh tranh ảnh hưởng quan trọng.
Châu Phi là một trong các mục tiêu chính của sáng kiến "Vành đai, Con đường" mà Trung Quốc phát động từ năm 2013. Chiến lược này nhằm phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xuyên Á - Âu kết nối với Trung Quốc. Trong chuyến công du châu Phi vào tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết đầu tư 60 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng tại khu vực.
Trước sức ép của dư luận quốc tế về chính sách cho vay thiếu bền vững, ông Tập khi đó nhấn mạnh sáng kiến này thúc đẩy "thịnh vượng chung" trong một thế giới đang đối diện với "chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ", hàm ý các chính sách của Tổng thống Trump.
Đánh giá lại các sứ mệnh gìn giữ hòa bình
Trong bài phát biểu tại Quỹ Heritage, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đồng thời tuyên bố Washington sẽ thúc đẩy một chính sách mới đối với khu vực châu Phi.
Ông nhấn mạnh Tổng thống Trump đã thông qua chính sách vào ngày 12/12 và chính phủ lập tức đưa vào thực thi. Chính sách này sẽ đặt lợi ích của Mỹ làm ưu tiên hàng đầu nên tập trung vào phát triển quan hệ đối tác thương mại và chống khủng bố.
Ông John Bolton được đánh giá là cố vấn đang được Tổng thống Trump tin tưởng và ưu ái. Ảnh: AFP.
"Mỹ sẽ không tiếp tục hỗ trợ một cách tùy tiện tại châu lục mà không hoạch định rõ trọng tâm và các ưu tiên", ông nhấn mạnh người đóng thuế ở Mỹ cần nhìn thấy kết quả cụ thể hơn.
Cố vấn Mỹ cho biết chương trình viện trợ nước ngoài đang được chính phủ Mỹ đánh giá lại và sẽ sớm hoàn tất. Ông nói chương trình mới sẽ bao gồm nhiều công cụ viện trợ hơn cho các nước châu Phi, nhưng không đề cập cụ thể sẽ đối trọng sức ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga bằng cách nào.
"Chúng tôi sẽ không tiếp tục hỗ trợ các sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thiếu hiệu quả và không thành công", John Bolton cho biết, khẳng định Mỹ sẵn sàng ngưng hỗ trợ những chiến dịch không đáp ứng kỳ vọng thiết lập hòa bình lâu dài.
"Mục đích của Mỹ là giải quyết xung đột, không phải đóng băng nó trong bế tắc", cố vấn Mỹ cho biết.
Thanh Danh
Theo Zing.vn
Cố vấn an ninh Mỹ chỉ trích chiến lược của Nga, Trung Quốc với Châu Phi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton chỉ trích chiến lược của Nga và Trung Quốc "chặn đứng sự tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi", đồng thời đưa ra giải pháp của Mỹ. Ông John Bolton phát biểu ngày 14/12, hé lộ chiến lược của Mỹ và chỉ trích Nga, Trung Quốc. "Các đối thủ nắm quyền lực, cụ thể...