Chính sách mới có hiệu lực từ 1/10: Giáo viên mầm non phải học cách quản lý cảm xúc
Giáo viên mầm non được học cách quản lý cảm xúc bản thân, Giám đốc Sở GDĐT không bắt buộc tốt nghiệp Đại học sư phạm, quy định về tốc độ xe cơ giới khi tham gia giao thông… là những chính sách mới có hiệu lực từ 1/10/2019.
Từ tháng 10 năm 2019, hàng năm giáo viên mầm non phải tham gia Chương trình bồi dưỡng quản lý cảm xúc bản thân.
Xe cơ giới chỉ được chạy tối đa 50km/h tại đường hai chiều khu dân cư đông
Một trong những văn bản đáng chú ý nhất có hiệu lực trong tháng 10/2019 là Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về tốc độ của xe khi tham gia giao thông.
Theo đó, Thông tư quy định rõ tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông. Cụ thể, ở trong khu vực đông dân cư: tốc độ tối đa 60km/giờ nếu chạy trên đường đôi hoặc đường một chiều có từ 2 làn trở lên;
Tốc độ xe máy, ô tô khi tham gia giao thông là 50km/giờ nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có 1 làn xe.
Nếu ở ngoài khu vực dân cư, tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông là 90km/giờ đối với ô tô con, ô tô đến 30 chỗ ngồi; 70km/giờ đối với xe máy nếu chạy trên đường đôi hoặc đường một chiều có 2 làn trở lên; Thông tư cũng cho phép tốc độ 80km/giờ đối với ô tô con, ô tô đến 30 chỗ ngồi; 60km/giờ đối với xe máy nếu chạy trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có 1 làn xe.
Riêng với xe gắn máy (xe dưới 50 phân khối), tốc độ tối đa là 40km/giờ, bất kể trên đoạn đường nào và trong khu vực nào. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.
Giáo viên mầm non phải học cách quản lý cảm xúc bản thân
Video đang HOT
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 12/10/2019.
Chương trình bồi dưỡng này được tổ chức hàng năm với các nội dung liên quan đến đạo đức nghề nghiệp; Rèn luyện phong cách làm việc khoa học; Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở mầm non; Kỹ năng sơ cứu trẻ em… và đặc biệt là cách quản lý cảm xúc của bản thân.
Mỗi giáo viên phải tham gia Chương trình bồi dưỡng với thời lượng 120 tiết/năm học.
Giám đốc Sở GDĐT không bắt buộc tốt nghiệp Đại học sư phạm
Từ ngày 24/10/2019, quy định về tiêu chuẩn đối với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BGDĐT.
Theo đó, bên cạnh các tiêu chuẩn chung như: Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; Có năng lực tập hợp quần chúng… người được xem xét bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn riêng sau:
Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Đã đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo hoặc chức vụ tương đương trở lên.
Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và chức danh tương đương.
Theo infonet
Tuyển giáo viên: Trình độ một đằng, trả lương một nẻo
Nguyên nhân của tình trạng nhiều năm liền Đà Nẵng không tuyển đủ giáo viên ở bậc học mầm non và tiểu học, theo nhiều cán bộ quản lý giáo dục (CBQL GD) là do mâu thuẫn giữa yêu cầu trình độ và chế độ lương được hưởng.
Theo đó, Sở Nội vụ Đà Nẵng yêu cầu người dự tuyển phải tốt nghiệp đại học, nhưng đến khi trúng tuyển, đi dạy lại trả lương theo bậc trung cấp.
Kết luận của Thanh tra Đà Nẵng mới đây về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại UBND Q. Hải Châu cũng cho rằng việc làm này là chưa phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định tại Thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ.
Giờ học của cô trò Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng
Trúng tuyển nhưng không nhận quyết định bổ nhiệm
Kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) năm 2018 đã phải hủy nhiều kết quả trúng tuyển do người trúng tuyển không đến nhận công tác. Các thí sinh này gần như đều trúng tuyển ở vị trí giáo viên mầm non, tiểu học hạng IV. Không chỉ riêng quận Ngũ Hành Sơn mới xảy ra trường hợp trúng tuyển nhưng không đến nhận quyết định bổ nhiệm mà rải rác ở các quận khác của TP Đà Nẵng đều có tình trạng này.
Theo phản ánh của nhiều phòng GD&ĐT, Thông tư 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về quy định mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và Thông tư 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV yêu cầu GV mầm non tuyển hạng IV (trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm mầm non); giáo viên tiểu học tuyển hạng IV (trình độ chuyên môn trung cấp sư phạm tiểu học hoặc các chuyên ngành tương ứng); giáo viên THCS tuyển hạng III (trình độ chuyên môn cao đẳng sư phạm). Như vậy, GV đăng ký thi tuyển các hạng chức danh trên, xếp lương đúng hạng chức danh nghề nghiệp, hạng IV thì hưởng hệ số 1,86.
Nhận xét về những tiêu chí trong tuyển dụng GV mầm non và tiểu học từ năm 2018 trở về trước của Sở Nội vụ Đà Nẵng, bà Nguyễn Thị Anh Thi - Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cho biết: "Tuyển GV có trình độ ĐH nhưng đưa vào hạng IV, tương đương trung cấp là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển đội ngũ của ngành Giáo dục bởi chính sách này không thúc đẩy quá trình lao động của đội ngũ, không thu hút được người giỏi đầu quân cho giáo dục".
Tuy nhiên để nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học thì những năm trước đây, UBND thành phố Đà Nẵng có quy định tuyển giáo viên mầm non, tiểu học, THCS có trình độ chuyên môn ĐH trở lên. Mặt khác, để hưởng chức danh nghề nghiệp hạng II, ngoài quy định về trình độ chuẩn đào tạo, giáo viên phải có thâm niên công tác ít nhất 6 năm, đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua, có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II.
Như vậy, GV mới ra trường có trình độ ĐH sư phạm nếu được tuyển dụng cũng không đảm bảo các điều kiện để hưởng lương GV hạng II. Đây là thiệt thòi rất lớn cho những GV trúng tuyển viên chức giáo dục ở bậc học mầm non và tiểu học. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến giáo viên hệ tiểu học, mầm non cứ thiếu dai dẳng trong thời gian qua...
Nhiều sai phạm trong quá trình tuyển dụng
Thanh tra thành phố Đà Nẵng vừa có kết luận thanh tra về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức tại UBND Q. Hải Châu, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm lãnh đạo các trường học.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra, UBND quận đã xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành GD-ĐT Q. Hải Châu năm học 2018 - 2019 được Sở Nội vụ phê duyệt. Trong đó, xác định hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo nhu cầu tuyển dụng là GV mầm non, GV tiểu học hạng IV (theo yêu cầu trình độ chuyên môn trung cấp trở lên), GV THCS hạng III (theo quy định yêu cầu trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên).
Tuy nhiên, tại kế hoạch nêu trên, yêu cầu trình độ chuyên môn ĐH trở lên là chưa phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV được quy định tại Thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ. Vì vậy, khi thực hiện kế hoạch tuyển dụng nêu trên, các đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với hạng chức danh viên chức GV hạng III, hạng IV theo quy định nhưng lại không được tham gia dự tuyển. Mặt khác, việc tuyển dụng GV có trình độ ĐH trở lên nhưng xếp ngạch viên chức hạng III, hạng IV là chưa phù hợp với chế độ tiền lương tương ứng với trình độ chuyên môn của viên chức.
Về tiêu chuẩn thi tuyển viên chức theo hạng chức danh nghề nghiệp, UBND Q. Hải Châu xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức sự nghiệp GD-ĐT Q. Hải Châu đợt 2 năm học 2016 - 2017, năm học 2017 - 2018 và năm 2018 được Sở Nội vụ ban hành các quyết định phê duyệt. Trong đó, xác định chức danh nghề nghiệp viên chức tuyển dụng là GV hạng II, hạng III nhưng không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng GV hạng tương ứng là chưa đảm bảo về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV được quy định tại Thông tư liên tịch số 20, 21 và 22 giữa hai Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ.
Về việc thành lập, điều kiện, tiêu chuẩn thành phần tham gia các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển, xét tuyển viên chức, cơ quan thanh tra nêu rõ: UBND quận cử một số công chức chưa giữ ngạch chuyên viên chính trở lên, viên chức chưa giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở lên tham gia vào Ban chấm thi đối với kỳ thi tuyển viên chức, Ban kiểm tra sát hạch đối với kỳ xét tuyển viên chức là chưa đúng quy định.
Thanh tra thành phố kiến nghị đối với Chủ tịch UBND Q. Hải Châu tổ chức họp kiểm điểm, chấn chỉnh đối với các tập thể và cá nhân có liên quan về những tồn tại, thiếu sót trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức; Kiến nghị Chủ tịch UBND TP chỉ đạo Sở Nội vụ tổ chức họp rút kinh nghiệm về thiếu sót trong công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch tuyển dụng viên chức tại Q. Hải Châu; Chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT và các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND TP hướng dẫn thống nhất các quy định về trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức giáo dục trên địa bàn thành phố đúng theo quy định của pháp luật.
Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Tại sao có giáo viên sợ thi đua? Để việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng cán bộ, giáo viên đảm bảo được tính khách quan, công bằng thì nhà trường đừng tạo ra áp lực để họ "sợ" thi đua. LTS: Từ câu chuyện của anh bạn đồng nghiệp về việc thi đua - khen thưởng trong nhà trường, thầy Trần Vũ cho rằng, nhà trường đừng nên...