Chính sách giữa trường công và trường tư rất bình đẳng, thực thi còn méo mó
Quan trọng nhất chính là sự công bằng bình đẳng, là cách nhìn của xã hội đối với các trường ngoài công lập. Không thể nhìn kiểu như con đẻ, con nuôi.
Ông Lê Như Tiến – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Đại biểu Quốc hội khóa 12, 13), nêu quan điểm: “Hai nhiệm kỳ làm Đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13, tôi có nhiệm vụ theo dõi về văn hóa giáo dục, qua đó tôi thấy có rất nhiều bài học.
Cái quan trọng nhất chính là khâu công bằng bình đẳng, nhưng cách nhìn không phải của nhà nước, mà ở đây là cách nhìn của xã hội đối với giáo dục tư thục và ngoài công lập. Cái nhìn kiểu như con đẻ con nuôi, cái nhìn ghẻ lạnh, đây mới là vấn đề quan trọng.
Nhiều người không thấy được rằng bản thân các cơ sở giáo dục tư thục hoặc ngoài công lập nói chung đều làm một nhiệm vụ rất tốt: Đó là tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Họ đều tham gia vào 3 nội dung rất quan trọng là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Ở góc độ nào họ cũng đều tham gia. Vậy thì tại sao chúng ta lại có quan điểm con đẻ con nuôi? Ngay trong xã hội thì chúng ta thấy hệ thống đại học cũng vậy, rồi hệ thống phổ thông, mầm non… cũng tương tự như vậy. Tôi thấy là việc này đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta”.
Theo ông Lê Như Tiến, chính sách của Đảng, Nhà nước thì rất tốt, nhưng đến khâu thực thi thì bị méo mó.
Video: Chính sách rất bình đẳng giữa trường công và trường tư, thực thi còn méo mó.
Ông Lê Như Tiến phát biểu: “Trong cuối nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội khóa 13, tôi có phát biểu: Nếu đầu tư như thế này là trên rải thảm, dưới rải đinh thì các chính sách tốt đẹp của cấp trên đã bị cấp dưới dựng ba-ri-e vô hiệu hóa.
Từ Nghị quyết 35 của Chính phủ, đến Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, rồi Nghị quyết số 19 của Trung ương, cũng có nói: Bảo đảm công bằng bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
Khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao ở các khu đô thị, đảm bảo bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo ngoài công lập.
Tôn vinh cơ hội đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo đối xử công bằng, tạo môi trường canh tranh minh bạch. Không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
Tất cả những chính sách của Đảng và Nhà nước đều đặt ra như vậy, nhưng tại sao cứ vào thực hiện, thực tiễn thì chúng ta lại có khoảng cách khác xa? Tôi e hình như lại có tình trạng trên rải thảm, dưới rải đinh.
Bao nhiêu chính sách tốt đẹp hình như không được các cơ sở, các bộ ngành, các tỉnh thành, địa phương… thấu triệt và biến nó thành hành động thực tế, từ cách nhìn cho đến các chính sách về thuế, ưu đãi về đất.
Bao nhiêu khu vực có đất đẹp nhưng không được dành cho xây trường, mà là cho các doanh nghiệp, vậy điều đó chứng tỏ chúng ta đang có cái nhìn gần, rất là xổi, thấy ngân sách địa phương trong một thời gian rất ngắn có thể tăng ngân sách là được.
Chứ cũng không nghĩ đến việc chúng ta không bao giờ sửa sai được khi mà hệ lụy sẽ tác động đến nhiều thế hệ do giáo dục đã bị méo mó bởi cách nhìn, cách đào tạo… thì sẽ không bao giờ sửa được nữa, và nếu có sửa được thì thời gian cũng phải đến hàng trăm năm.
Có thể nói những chủ trương rất lớn mà chúng ta không được hiện thực hóa bởi có rất nhiều rào cản, đặc biệt là các chính sách mà ở đây ai xây dựng? Đó chính là các bộ ngành, các cơ quan tham mưu.
Tôi đề nghị Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổng hợp lại những kiến nghị để gửi lên trên, về Chính phủ có 2 người là đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phụ trách về văn xã và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phụ trách về tài chính.
Nên gửi cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Về bên Thuế thì gửi cho Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế và gửi cho Thanh tra Tổng Cục Thuế.
Để các lãnh đạo có động thái, để thấy rằng Tọa đàm, Hội thảo của chúng ta có những khuyến nghị như thế này, và đề nghị các đồng chí lãnh đạo cân nhắc để báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, và các cơ quan có trách nhiệm để mà xử lý”.
Ngày 14/11, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề “Công bằng, bình đẳng về thuế giữa các loại hình cơ sở Giáo dục”.
Tới dự hội thảo có ông Lê Như Tiến – Đại biểu Quốc hội khóa 12- 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo – Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.
Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh – thành viên Hội đồng quản trị Trường tiểu học và Trung học Everest, Hà Nội.
Tùng Dương
Theo giaoduc.net
Quốc hội: Cháy nổ nhà cao tầng, siêu cao tầng diễn biến phức tạp
Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực PCCC liên quan đến lợi ích doanh nghiệp và quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp.
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018.
Theo báo cáo, giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước vẫn xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng.
Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỷ đồng và 1.615,5 ha rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 9 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 ha rừng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt. (Ảnh: Quochoi.vn)
Cháy nổ nhà cao tầng, siêu cao tầng diễn biến phức tạp
Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong PCCC còn thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng, chưa thực sự quyết liệt, triệt để. Tại các địa phương, lãnh đạo UBND các cấp chưa thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm quy định an toàn PCCC.
Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực PCCC liên quan đến lợi ích doanh nghiệp và quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp, có những trường hợp không giải quyết được dứt điểm.
Tình trạng vi phạm các quy định về PCCC trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch tại các đô thị lớn còn xảy ra nhiều, một số công trình được đưa vào sử dụng, nhưng chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; một số công trình chủ đầu tư tự thay đổi công năng, tự ý chuyển đổi thiết kế xây dựng...
Tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, ở nhiều địa bàn, cơ sở trọng điểm, nhà cao tầng - siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, nhà ở kết hợp kinh doanh, phương tiện giao thông thuỷ, bộ...
Trong khi đó, các lực lượng chức năng chưa chú trọng việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCCC "có khả năng thực tế gây thiệt hại" theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống PCCC chỉ được thực hiện tại các thành phố lớn; các địa phương còn lại triển khai chậm hoặc không triển khai; trong số các Đề án quy hoạch đã phê duyệt, có rất ít đề án gắn quy hoạch về PCCC với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị ở địa phương nên rất khó khăn trong triển khai thực hiện.
Tại nhiều thành phố lớn, nhiều khu dân cư nằm trong ngõ, hẻm sâu, mật độ xây dựng dày; quy hoạch nhà chung cư, liền kề không đảm bảo, không thể bố trí được giao thông, nguồn nước cho công tác chữa cháy, CNCH.
Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Viêc phân công trach nhiêm giưa cac câp, cac cơ quan, ban, nganh trong viêc quan ly hê thông câp nươc chưa chay công công chưa ro rang, cu thê, con chông cheo nên hê thông câp nươc chưa chay công công nhiều nơi bi xuông câp và không đươc sưa chưa, khăc phuc kịp thời.
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế, ưu tiên sản xuất, kinh doanh, ít quan tâm đầu tư cho công tác PCCC, việc đầu tư cho hệ thống PCCC tại chỗ nhiều nơi còn mang tính đối phó, chưa đáp ứng với yêu cầu PCCC tại chỗ.
Trang bị, phương tiện quan sát, phát hiện cháy và chữa cháy rừng chưa đáp ứng được yêu cầu chữa cháy, công cụ còn thô sơ, phương pháp chữa cháy thủ công trong khi phương tiện cơ giới chuyên dùng không trực tiếp chữa cháy được.
Xử lý hành vi gây cháy rừng chưa nghiêm
Bên cạnh đó, Đoàn Giám sát còn đánh giá dù công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy đã được triển khai đến cấp xã, huyện và chủ rừng theo phương châm "bốn tại chỗ", tuy nhiên khi phát hiện điểm cháy, việc thông tin, huy động lực lượng chữa cháy còn chậm trễ; việc điều hành, chỉ huy phối hợp các lực lượng chữa cháy tại hiện trường còn nhiều lúng túng; việc điều tra, xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nguy cơ cháy rừng còn hạn chế.
Cháy rừng ở Hà Tĩnh trong năm 2019.
Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân sống gần rừng, sử dụng lửa (vệ sinh rừng, đốt thực bì) không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ cháy cao; việc xử lý đối với những hành vi gây cháy rừng còn chưa nghiêm, chưa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa; chưa quy rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ khi xảy ra cháy rừng.
Hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn về sử dụng điện chưa cao. Ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng điện sản xuất, điện sinh hoạt, dịch vụ theo quy định của pháp luật về điện lực còn hạn chế.
PHẠM THÀNH
Theo vtc.vn
Bộ trưởng làm Đại biểu Quốc hội: Đóng "hai vai" sẽ rất khó xử thế Không chỉ "soán chỗ" của đại biểu chuyên trách mà thành viên Chính phủ khi làm đại biểu phải đóng "hai vai" rất khó xử thế. Một quan điểm liên quan đến việc sửa Luật tổ chức Quốc hội đang thu hút sự quan tâm của dư luận đó là phát biểu của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà...