Chính sách đối nội và đối ngoại của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte
Ông Rodrigo Duterte ngày 30/6 đã chính thức nhậm chức Tổng thống Philippines. Ngay sau lễ tuyên thệ, người đứng đầu chính phủ của quốc gia Đông Nam Á này đã tiến hành họp nội các mới và có bài phát biểu về chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Manila trong thời gian tới.
Ông Rodrigo Duterte trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines hôm 30/6 (Ảnh: Philnews)
Xuất thân từ tỉnh lẻ và nổi tiếng với các biện pháp trấn áp và xử lý tội phạm mạnh tay cùng cá tính mạnh mẽ, Ông Rodrigo Duterte đang khiến dư luận cả trong và ngoài nước “nín thở” chờ xem những động thái của ông trong tương lai, nhất là trong vấn đề Biển Đông và các vấn đề trong nước.
Sau bài phát biểu tại Phủ Tổng thống, ông Duterte đã có chuyến thăm tới một khu ổ chuột tại thủ đô Manila và đưa ra những tuyên bố đầy mạnh mẽ về việc sẽ xử lý mạnh tay các loại tội phạm như buôn bán ma túy. Ông nói: “Những kẻ đó đang giết hại con em của chúng ta. Tôi cảnh báo bạn trước, đừng rơi vào những vấn đề như thế, kể cả bạn có là cảnh sát, tôi cũng sẽ có biện pháp trừng phạt mạnh tay”.
Trấn áp tội phạm
Trong bài phát biểu tại Phủ Tổng thống, cựu Thị trưởng thành phố Davao cam kết sẽ trừng trị thẳng tay những kẻ buôn lậu ma túy, phạm tội ác nghiêm trọng và tham nhũng, tìm cách thúc đẩy thỏa thuận hòa bình với phe cánh tả cùng quân nổi dậy Moro và quyết tâm xóa đói giảm nghèo. Ông khẳng định cuộc chiến chống các loại tội phạm sẽ “diễn ra liên tục và không khoan nhượng”, đồng thời kêu gọi những nhà quan sát về tình hình nhân quyền và những người chỉ trích ông ở Quốc hội tôn trọng sứ mệnh mà người dân Philippines đã trao cho ông. Người đứng đầu chính phủ Philippines cũng nhấn mạnh rằng các chiến dịch được triển khai sắp tới sẽ tuân thủ những quy định của luật pháp.
Tổng thống Duterte nhấn mạnh: “Với tư cách một luật sư và từng có thời gian làm công tố viên, tôi biết những giới hạn của quyền lực và thẩm quyền của một tổng thống. Tôi biết điều gì là hợp pháp và điều gì là phạm pháp. Trong quan điểm của tôi, pháp trị không phải là vấn đề có thể đem ra thỏa hiệp”.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tổng thống Duterte cũng nhắc tới thỏa thuận hòa bình của chính quyền với lực lượng cánh tả và phong trào nổi dậy Moro. Ông nhấn mạnh rằng chính quyền mới “sẽ hết sức nỗ lực để thực thi đầy đủ những thỏa thuận hòa bình đã được ký kết, và tiến hành chúng song song với các cải cách về Hiến pháp và pháp luật”.
Ông Duterte từng là cựu Thị trưởng thành phố Davao trong nhiều năm trước khi trở thành Tổng thống Philippines (Ảnh: AFP)
Tránh đối đầu Trung Quốc
Theo đánh giá của giới quan sát, đường lối ngoại giao của Philippines dưới thời Tổng thống Duterte vẫn chưa rõ ràng. Trong bài phát biểu sau khi nhậm chức, chính trị gia 71 tuổi này đã nói: “Về quan hệ quốc tế, tôi muốn khẳng định rằng Philippines sẽ tôn trọng các hiệp ước và nghĩa vụ quốc tế”.
Về mối quan hệ với Trung Quốc và vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Tổng thống Duterte muốn “đối thoại” với Bắc Kinh về vấn đề này để tiến tới mối quan hệ “đôi bên cùng có lợi”. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ANC, người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella cho biết: “Về cơ bản, Tổng thống có quan điểm thân thiện với Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là dấu hiệu cho thấy cách ông ấy muốn xử lý mối quan hệ song phương, không đối đầu mà cùng nhau hợp tác để tiến tới mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Theo tôi, ý của tổng thống là… chúng tôi không có quan điểm về việc tham gia các hoạt động quân sự và những thứ kiểu như vậy”.
Trước đó, trong cuộc họp nội các đầu tiên, Tổng thống Duterte đã ra chỉ thị yêu cầu các cơ quan nước này không “chế nhạo hay phô trương” trong trường hợp Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết có lợi cho nước này trong vụ kiện Trung Quốc về vấn đề chủ quyền tại Biển Đông. Sau đó, Tổng thống Duterte đã đưa vấn đề này ra trong bài phát biểu trên truyền hình. Ông nói: “Phán quyết có lợi của PCA cũng có thể đặt Philippines vào hoàn cảnh khó xoay sở, đặc biệt trong các mối quan hệ với Trung Quốc. Chúa biết rằng tôi thực sự không muốn tuyên chiến với bất cứ bên nào. Và nếu chúng ta có thể duy trì hòa bình thông qua đàm phán, tôi sẽ rất hài lòng với việc đó”.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Putin tung nước cờ cao tay, khiến phương Tây rối bời
Khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, phân hoá lực lượng của đối thủ và dùng chiến thuật lợi ích - đây là nước cờ cao tay mà Tổng thống Vladimir Putin vừa tung ra và một lần nữa ông lại khiến phương Tây "rối như tơ vò".
Tổng thống Nga và Thủ tướng Hy Lạp
Hồi cuối tháng 5, Tổng thống quyền lực của Nga - ông Vladimir Putin đã thực hiện một chuyến công du gây chú ý rất lớn, không kém gì sự kiện 7 cường quốc mạnh nhất thế giới tụ họp ở Nhật Bản.
Ông Putin đã đến thăm Hy Lạp. Đây là lần đầu tiên ông trở lại thăm Hy Lạp sau gần một thập kỷ. Chuyến thăm này diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt khi Nga và phương Tây đang đối đầu nhau quyết liệt và chỉ còn một tháng nữa là đến thời điểm Liên minh Châu Âu (EU) có cuộc họp bàn để quyết định về việc liệu có tiếp tục gia hạn chính sách trừng phạt Nga hay không.
Tại sao Tổng thống Putin lại chọn đến thăm Hy Lạp - một trong những nước thành viên của EU ngay trước thềm cuộc họp quan trọng của liên minh này liên quan đến Nga? Câu hỏi này không khó để trả lời. Không phải vô cớ mà ông chủ điện Kremlin quyền lực lại thân chinh đến Hy Lạp vào thời điểm này. Cách thức chọn thời điểm đến Hy Lạp đã đủ bộc lộ rõ ý đồ của ông Putin - đó là, Nhà lãnh đạo Nga muốn tranh thủ Hy Lạp để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ EU, để làm suy yếu mặt trận chống Nga của phương Tây, từ đó tiến tới phá bỏ chính sách trừng phạt mà EU đang áp dụng và đang gây tổn hại cho Nga.
Vậy tại sao Hy Lạp lại sẵn sàng giang tay chào đón nồng nhiệt ông Putin bất chấp việc nước này là một thành viên trong liên minh chống Nga? Câu trả lời ở đây là vấn đề lợi ích. Có câu nói nổi tiếng rằng: "Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn". Câu nói này luôn đúng trong chính sách đối ngoại của các nước và trong trường hợp của Hy Lạp cũng vậy. Hy Lạp mở rộng vòng tay chào đón Tổng thống Nga cũng vì lợi ích của chính nước này. Đang ở trong cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài 6 năm qua, Hy Lạp cần sự giúp đỡ không chỉ ở trong nội bộ EU mà cả các nước khác bên ngoài. Và Moscow đáp ứng được cho họ điều đó.
Tổng thống Putin đã đến Hy Lạp hôm 27/5 trong sự tiếp đón không thể trọng vọng hơn của chính quyền Thủ tướng Alexis Tsipras. Trong bài phát biểu đón chào Tổng thống Putin, Thủ tướng Tsipras đã khẳng định Moscow là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hy Lạp. Trong khi đó, cùng thời điểm này, tại hội nghị G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang tuyên bố rằng, EU chưa tính đến chuyện từ bỏ chính sát trừng phạt Nga. Đức hiện đang là nước đóng vai trò dẫn dắt EU trong cuộc đối đầu với Nga. Cách hành xử đối lập của hai thành viên EU đối với Nga đã cho thấy một thực tế không thể che giấu, đó là sự mâu thuẫn trong nội bộ liên minh phương Tây về chính sách đối với một nước từng là đối tác thương mại, năng lượng hàng đầu của họ.
Tổng thống Putin đủ khôn ngoan để biết cách khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ EU, phân hoá lực lượng của đối thủ. Ông chủ điện Kremlin đã đến Hy Lạp và đem theo một loạt những lợi ích kinh tế cũng như viễn cảnh tươi đẹp về mối quan hệ hợp tác song phương Nga-Hy Lạp để khiến Athens hiểu rằng họ cần Moscow thay vì mù quáng theo đuổi chính sách của EU - một chính sách tự làm hại chính liên minh này cũng như từng thành viên trong liên minh.
Cũng như nhiều lần trước, Hy Lạp chẳng ngại ngần chỉ trích chính sách trừng phạt Nga của EU cũng như những động thái quân sự mà NATO đang tiến hành nhằm đối phó với Moscow.
Thủ tướng Tsipras nói rằng, "vòng luẩn quẩn của các biện pháp trừng phạt sẽ chẳng đem lại lợi ích gì". Ông này còn nhấn mạnh, an ninh của Châu Âu sẽ không thể được đảm bảo nếu không có sự tham gia của Nga và rằng Nga là đối tác không thể thiếu của Châu Âu.
Hy Lạp ngay từ đầu đã là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất trong EU phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Khác với các nước thành viên khác, Hy Lạp vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với Moscow thậm chí kể cả vào thời điểm quan hệ giữa Nga và EU đang căng nhất khi EU chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào mùa hè năm 2014. Tuy nhiên, Hy Lạp không thể vượt qua được áp lực từ các nước thành viên khác trong EU để chống lại chính sách trừng phạt Nga. Hy Lạp vẫn bỏ phiếu thông qua chính sách này dù thực tâm không hề muốn. Đây là lập trường của không ít nước thành viên trong EU. Có thể kể đến một số nước đang ngày càng công khai phản đối việc theo đuổi chính sách trừng phạt Nga như Italia, Hungary... Ở các cường quốc hàng đầu Châu Âu như Pháp, Đức, số người lên tiếng đòi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Nga cũng đang tăng lên một cách chóng mặt. Thậm chí, Quốc hội Pháp vừa rồi cũng bỏ phiếu ủng hộ việc từ bỏ cuộc chiến trừng phạt với Nga.
Chính quyền của Tổng thống Putin rõ ràng đang tận dụng cơ hội để khoét sâu thêm mâu thuẫn trong nội bộ EU, từ đó tìm cách phá bỏ chính sách đang làm tổn thương cả hai bên này. Không rõ cuộc bỏ phiếu vào tháng 7 tới sẽ diễn ra như thế nào nhưng ít nhất giới chuyên gia nhận định, EU sẽ không đủ sức để đi xa hơn nữa trong chính sách trừng phạt Nga và vì thế chính sách này được cho là sẽ sớm đổ vỡ.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Đức sẽ là nước đầu tiên phá vỡ mặt trận chống Nga? Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều tiếng nói từ Đức đòi từ bỏ chính sách trừng phạt nhằm vào Nga. Đức là nước đang dẫn dắt Liên minh Châu Âu (EU) trong cuộc đối đầu với Nga. Liệu Đức có phải là nước đầu tiên phá vỡ mặt trận mà họ tiên phong dựng lên hay không? Ngày càng có nhiều...