Chính sách dân tộc chưa khuyến khích tự vươn lên thoát nghèo

Theo dõi VGT trên

Đây là nhận định của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030″ tổ chức sáng 03/1.

Chính sách dân tộc chưa khuyến khích tự vươn lên thoát nghèo - Hình 1

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo – Ảnh: VGP/Lê Sơn

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì Hội thảo.

Nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào chậm được phát hiện, giải quyết

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: “Đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số”.

Với tinh thần đó, trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc, miền núi không ngừng được hoàn thiện và ưu tiên bố trí, huy động nguồn lực để thực hiện. Các chính sách tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số và phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước; phát triển văn hóa, xã hội, nhất là hỗ trợ giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất va tinh thần của đồng bào; bảo đảm quốc phòng-an ninh, trật tự, an toàn xã hội, củng cố các địa bàn chiến lược; giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng: Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển (98,4% xã có đường đến trung tâm, 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2017, ở các huyện nghèo còn dưới 40%, ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của đồng bào, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế). Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc được chú trọng. Thông tin tuyên truyền phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân (trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình)…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục. Đó là, hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo; nguồn lực thực hiện còn khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; chưa khuyến khích được đồng bào tự vươn lên thoát nghèo. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế; nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc trong huy động, phân bổ nguồn lực; chưa phát huy tốt vai trò giám sát của hội đồng nhân dân các cấp. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa bàn còn rất khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân trong khu vực; tỉ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội còn nhiều khó khăn. Khoảng 21% người trên 15 tuổ.i chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao nhưng tỉ lệ khám, chữa bệnh còn thấp. Thụ hưởng văn hóa và tiếp cận các tiến bộ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương còn hạn chế. Năng lực, trình độ của cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số ở một số địa phương còn yếu; nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào chậm được phát hiện, giải quyết.

Chính sách dân tộc chưa khuyến khích tự vươn lên thoát nghèo - Hình 2

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Video đang HOT

Nâng cao kỹ năng sống và hội nhập cho các cháu học sinh dân tộc thiểu số

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đưa vào chương trình công tác năm 2019, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hoan nghênh Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030″, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng trao đổi, thảo luận, đán.h giá đầy đủ, toàn diện hơn về hệ thống chính sách dân tộc thời gian qua (giai đoạn 2016-2018); phân tích đúng thực trạng đời sống, thu nhập, sinh kế và mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế… của đồng bào dân tộc thiểu số; đóng góp nhiều ý tưởng, gợi mở những định hướng cho việc xây dựng một hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn tới mang tính tổng thể, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

“Vừa qua, Chính phủ tổ chức hội nghị về “di dân tự do” và sắp xếp lại các nông lâm trường tại Đắk Lắk với mục tiêu phát triển kinh tế, gắn với sinh kế của bà con dân tộc thiểu số miền núi. Một trong những giải pháp được đề cập đến cần có chính sách hiệu quả trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nhất là giáo dục-đào tạo cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số với việc mở các trường dân tộc nội trú, nâng cao kỹ năng sống và hội nhập cho các cháu học sinh dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các cháu vươn lên trong học tập và cuộc sống”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Phấn đấu đến 2030: Không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, có 15 đề án, chính sách dân tộc. Hiện nay, có 54 chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

Các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, nhưng hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tình trạng thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật vẫn đang là thách thức lớn.

Đó là, tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6%, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước; thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số, nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổ.i chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Còn hơn 54.000 hộ thiếu đất sản xuất, hơn 58.000 hộ thiếu đất ở, hơn 223.000 hộ thiếu nước sinh hoạt cần được hỗ trợ nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.

Trên cơ sở đó, ông Chiến cho biết mục tiêu chung của các chính sách là đến năm 2030 thu hẹp một bước chênh lệch giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển; không còn huyện đặc biệt khó khăn, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, giảm 60% hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay; 100% các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có đủ hạ tầng thiết yếu như đường ô tô cứng hoá đến trung tâm xã, trường học các cấp được kiên cố hoá, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, nâng cáo chất lượng tiếp cận các dịch vụ phúc lợi cơ bản của người dân; không còn tình trạng hộ dân tộc thiểu số nghèo cùng cực; không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt mà chưa được hỗ trợ.

Với 15 năm làm công tác hoạch định chính sách dân tộc ở Trung ương, ông K’sor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc băn khoăn: Nhiều người nói “chính sách dân tộc nhiều như lông bò”, điều này không phải là không có trong thực tế. “Ngay như quê tôi, về nước sạch có đến 5 chính sách trùng lặp nhau. Vì thế, tôi tha thiết đề nghị tới đây không còn tình trạng này”, ông K’sor Phước nói.

Lê Sơn

Theo Chinhphu.vn

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến: 6 nhóm giải pháp giảm nghèo vùng DTTS

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Đỗ Văn Chiến cho rằng cần tích hợp các chính sách vùng DTTS để thành chương trình mục tiêu Quốc gia. Chương trình này sẽ tập trung đầu tư nguồn lực, có mục tiêu rõ ràng, được giám sát chặt chẽ, với tiêu chí đán.h giá cụ thể để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện nay tại vùng DTTS.

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến: 6 nhóm giải pháp giảm nghèo vùng DTTS - Hình 1

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trả lời chất vấn.

Sáng 13/8, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến.

Nhiều chính sách cho vùng DTTS

Trả lời câu hỏi của đại biểu Bùi Sỹ Lợi về việc giảm nghèo bền vững vùng DTTS khi tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, chênh lệch giàu nghèo lớn. Trách nhiệm của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) trong vấn đề này như thế nào?

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cho biết, đây là vấn đề day dứt, trăn trở của nhiều cấp, ngành và chính bản thân tôi. Số hộ nghèo DTTS chiếm 52,66% tổng số hộ nghèo của cả nước, thu nhập bình quân chỉ được 7-8 triệu đồng/người/năm...

Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc là cơ quan tham mưu chính, phối hợp với các bộ ngành liên quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ vấn đề này. Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (đất, vay vốn, đào tạo nghề...). Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến, việc thực thi chính sách còn gặp những khó khăn, vướng mắc.

Trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp chủ yếu về: Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc miền núi; tạo sinh kế cho đồng bào; giải quyết ổn định vấn đề đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, kết nối thị trường; tăng cường tuyên truyền vận động để bà con tự hào về nguồn cội, tự tin vào bản thân, tự lực vươn lên không trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước; nghiên cứu tích hợp các chính sách để tập trung chỉ đạo, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đồng bào DTTS ...

Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến: 6 nhóm giải pháp giảm nghèo vùng DTTS - Hình 2

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy về chính sách đầu tư cho các dân tộc ít người, Bộ trưởng cho biết có 16 DTTS dưới 10.000 người. Ủy ban đã tham mưu ban hành được 1 chính sách đặc thù để hỗ trợ cho từng dân tộc rất ít người. Trong đó, đã đầu tư trực tiếp cho 4 DTTS dưới 1000 người, xác định nhiệm vụ đầu tư cụ thể cho từng thôn bản, từng dân tộc...

Đại biểu Y Nhàn nêu vấn đề khó khăn về cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân ở Kon Tum còn lớn. Bộ trưởng cho biết khi nhận nhiệm vụ ông đã tới tất cả những vùng khó khăn nhất của cả nước, nên nắm rất rõ và thấu hiểu những khó khăn của đồng bào. Tuy nhiên, vừa qua do sự chuyển giao giữa 2 khóa nên việc đầu tư ngân sách cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp khó khăn, vướng mắc... Ủy ban dân tộc cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tham mưu cho Chính phủ xây dựng nghị quyết, trình Quốc hội xem xét để bố trí vốn cho đồng bào.

Tăng vay ưu đãi, giảm cho không, hỗ trợ có điều kiện

Về hiệu quả đầu tư cho các xã khu vực 3, xã đặc biệt khó khăn, Bộ trưởng cho biết, chúng ta có một số thay đổi về chính sách, trong đó có chính sách tiếp cận nghèo đa chiều, nên tỷ lệ nghèo tăng lên. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa rồi, chúng ta đưa thêm 2 xã vào diện đầu tư 135. Tuy nhiên, khó nhất là suất đầu tư cho xã, thôn 135 quá thấp (chỉ khoảng 200 triệu 1/năm/thôn; 1 tỷ/xã) nên hiệu quả đầu tư chưa được như mong đợi.

Về xây dựng chính sách dân tộc, về tổng thể chính sách của chúng ta đã bao phủ toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế,... tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả bởi có những chính sách ban hành chưa cân đối được nguồn lực đầu tư, hoặc cân đối thấp; một số chính sách thiết kế chưa phù hợp, dẫn tới tình trạng 1 bộ phận đồng bào không muốn ra khỏi diện hộ nghèo...

Bộ trưởng cho rằng để giải quyết được vấn đề này cần tích hợp các chính sách vùng DTTS để thành chương trình Mục tiêu quốc gia. Chương trình này sẽ tập trung đầu tư nguồn lực, có mục tiêu cụ thể, được giám sát chặt chẽ, với tiêu chí đán.h giá cụ thể để giải quyết những khó khăn, bất cập hiện nay tại vùng DTTS.

Tại sao tôi cứ tha thiết đề nghị một chương trình mục tiêu quốc gia vì Hiến pháp đã quy định rõ Quốc hội quyết định chính sách dân tộc thì nếu không ra được luật thì cũng cần có 1 văn bản thống nhất ở tầm quốc gia như vậy thì mới đủ sức mạnh thực hiện - Chủ nhiệm UB Dân tộc giải thích.

Ngoài ra cần chú trọng giải pháp tăng vay ưu đãi, giảm cho không. Triển khai hỗ trợ có điều kiện. Bộ trưởng lấy ví dụ, tôi hỗ trợ anh thì anh phải cam kết phấn đấu 3 năm thoát khỏi hộ nghèo, xã nghèo và cho biết tỉnh Quảng Ngãi thực hiện rất tốt giải pháp này...

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'
10:04:09 30/09/2024
Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp
18:17:38 30/09/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024

Tin đang nóng

Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024

Tin mới nhất

Vụ học sinh nghi ngộ độc ở Thanh Oai: 'Em sợ lắm rồi!'

09:38:09 02/10/2024
Theo ông Bạch Ngọc Hoàng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, ngày 30/9, đơn vị tiếp nhận 13 bệnh nhân từ Trung tâm y tế huyện Thanh Oai chuyển đến.

Xây xong cầu Phong Châu mới trong năm 2025 theo quy trình khẩn cấp

09:37:59 02/10/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý việc đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp và yêu cầu đảm bảo hoàn thành chậm nhất trong năm 2025.

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện

21:08:40 01/10/2024
Cụ thể, theo Ban giám hiệu Trường THCS Bình Minh, khoảng 13h45 ngày 30/9, nhà trường phát hiện một số học sinh được cho miễn phí một số sản phẩm nước uống đóng chai ngoài cổng trường.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Những tựa game thế giới mở hay nhất mọi thời đại, Elden Ring còn không lọt top 3

Mọt game

09:55:56 02/10/2024
Các tựa game thế giới mở đang ngày càng phát triển trong những năm gần đây và dường như đã định nghĩa lại trải nghiệm chơi game của mọi người.

Trong 22 ngày tới, top 3 con giáp vận khí tốt, tài lộc đến, được quý nhân phù trợ, mọi ước mong bấy lâu đều thành hiện thực

Trắc nghiệm

09:53:04 02/10/2024
Theo tử vi dự báo, tuổ.i Dần, tuổ.i Dậu và tuổ.i Tuất hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng trong 22 ngày tới.

Chăm sóc làn da trong 4 đêm với chu trình 'skin cycling'

Làm đẹp

09:50:50 02/10/2024
Trong những đêm này, bạn chỉ cần làm sạch da và thoa kem dưỡng ẩm yêu thích. Sử dụng sản phẩm chứa axit hyaluronic và ceramides sẽ giúp phục hồi hàng rào tự nhiên của da, đặc biệt là cho những ai có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng.

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

Sức khỏe

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Negav chính thức lên tiếng: Thừa nhận lỗi lầm quá khứ, tiết lộ tình trạng hiện tại

Sao việt

09:19:46 02/10/2024
Rạng sáng ngày 2/10, Negav đã đăng tải 1 tâm thư dài trên fanpage cá nhân để làm rõ những ồn ào trong thời gian qua.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 45: Chải gây ấn tượng với cô chủ shop thời trang

Phim việt

09:16:39 02/10/2024
Những suy nghĩ, quan điểm về tình yêu của Chải lại vô tình gây ấn tượng với cô chủ shop thời trang. Cô gái sau đó hẹn Chải, mai sẽ gọi trực tiếp anh để đi ship hàng.

Nhan sắc em gái Trấn Thành dạo này lạ lắm!

Hậu trường phim

09:08:23 02/10/2024
Chiều ngày 1/10, nữ diễn viên Uyển Ân - người được biết đến với tư cách em gái Trấn Thành - đã xuất hiện tại sự kiện showcase ra mắt dự án phim mới - Cô Dâu Hào Môn.

Sao Hàn 2/10: Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải sắc đẹp, Hyun Bin không đeo nhẫn cưới

Sao châu á

09:01:35 02/10/2024
Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Hàn Quốc, lý do Hyun Bin không đeo nhẫn cưới được tiết lộ.

Quyền Linh hỗ trợ trai tân 42 tuổ.i chinh phục cô gái 'lỡ lần đò'

Tv show

08:49:43 02/10/2024
Sau khi bày tỏ quan điểm về hôn nhân, tình yêu, cả hai tặng nhau lời ca, tiếng hát, cùng nắm tay nghe nhịp đậ.p con tim.

Vấn đề pháp lý từ 2 chiếc túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

08:37:42 02/10/2024
Theo luật sư, việc có trả lại 2 chiếc túi cho gia đình bị cáo hay không phụ thuộc nhận định về việc tài sản có phải vật chứng và có ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án, thi hành án hay không.

Bạn gái Cruz Beckham giống hệt Victoria thời trẻ

Sao âu mỹ

08:28:13 02/10/2024
Bạn gái lớn hơn Cruz Beckham 10 tuổ.i được ví như phiên bản thời trẻ của Victoria. Ngoài ra, phong cách quyến rũ của Jackie Apostel có nhiều nét tương đồng với người mẹ nổi tiếng của bạn trai.