Chính sách dân quân biển TQ: “Lợi bất cập hại”
Theo học giả Zhang Hongzhou, chính sách “ dân quân biển” của Trung Quốc là “ lợi bất cập hại”, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Zhang Hongzhou là một nhà nghiên cứu cộng tác của Chương trình Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng trực thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Ngư dân Trung Quốc: Lực lượng xung kích trong tranh chấp biển đảo?
Trong một bài đăng trên tạp The Diplomat, học giả Zhang Hongzhou viết: Có lẽ hơi cường điệu khi một số nhà bình luận nói rằng Trung Quốc đang tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân”trên biển. Nhưng người ta cũng không thể phủ nhận việc chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp tăng cường vai trò của ngành công nghiệp đánh bắt cá trong việc bảo vệ lợi ích hàng hải của nước này ở các vùng biển tranh chấp.
Trong chuyến thăm thị trấn đánh cá Tanmen tỉnh Hải Nam năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói lực lượng dân quân biển “không chỉ dẫn đầu các hoạt động đánh bắt cá, mà còn thu thập thông tin biển và hỗ trợ việc xây dựng các hòn đảo và rạn san hô”.
Một số học giả Trung Quốc và các chuyên gia an ninh đã lập luận rằng lực lượng dân quân biển cần trở thành lực lượng tiên phong ở các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là ở Biển Đông. Trong vài năm qua, một số thành phố ven biển ở Trung Quốc đã thành lập lực lượng dân quân tự vệ trong lĩnh vực ngư nghiệp.
Trong chuyến thăm thị trấn đánh cá Tanmen tỉnh Hải Nam năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói lực lượng dân quân biển “không chỉ dẫn đầu các hoạt động đánh bắt cá, mà còn thu thập thông tin biển…”
Tuy nhiên, có bốn lý do khiến người ta cần phải xem xét lại chính sách dân quân tự vệ trên biển của Trung Quốc.
Video đang HOT
Đầu tiên, Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân và các lực lượng thực thi pháp luật hàng hải lớn mạnh nhất trong khu vực và không còn cần lực lượng dân quân biển để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thứ hai, việc vũ trang hóa có thể khiến cho các ngư dân gặp nhiều nguy hiểm, trong khi chính trị hóa có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ ngành công nghiệp thủy sản. Khi tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và các nước láng giềng gia tăng, ngư dân Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nguy hiểm cũng tăng theo ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Bị coi là lực lượng đi đầu trong tranh chấp biển đảo, ngư dân Trung Quốc rất dễ bị tổn thương trước hành động đối phó của các nước khác.
Thứ tư, dân quân biển có thể sử dụng lòng yêu nước như một vỏ bọc để thực hiện các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Trong vài năm qua, ngày càng có nhiều ngư dân Trung Quốc đã chuyển từ đánh cá sang bắt trai khổng lồ ở Biển Đông vốn mang lại lợi nhuận lớn hơn. Ở Biển Hoa Đông, trong khi giá san hô đỏ tăng vọt trong những năm gần đây, ngư dân của các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến đã săn lùng san hô đỏ ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Bị lóa mắt trước lợi nhuận khổng lồ, một số ngư dân Trung Quốc còn đến vùng biển gần đảo Ogasawara của Nhật Bản để lấy trộm san hô từ đáy biển. Săn bắt rùa biển và các loài động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng không chỉ trái pháp luật quốc tế mà còn trái với các quy định của Trung Quốc. Ngoài việc phá hủy các hệ sinh thái biển, những hành động trên của ngư dân còn làm xấu đi hình ảnh quốc tế của Trung Quốc.Thứ ba, theo qui luật kinh tế thị trường, ngư dân Trung Quốc cũng là những người mưu cầu lợi nhuận. Điều này đặc biệt đúng, khi ngư dân Trung Quốc truyền thống được thay thế bằng lao động nông dân từ các tỉnh nội địa, những người không có nhiều gắn bó với biển và chỉ muốn kiếm tiền càng nhiều càng tốt. Khi trữ lượng thủy sản ven bờ nhanh chóng cạn kiệt, ngư dân Trung Quốc thường vượt qua ranh giới để đánh cá trong vùng biển tranh chấp hoặc thậm chí ở Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác. Điều này có nguy cơ “bắt chính sách đối ngoại của Trung Quốc làm con tin” và phá hoại quan hệ với các nước láng giềng.
Với bốn lý do trên, nhà nghiên cứu Zhang Hongzhou kết luận chính sách dân quân biển của Bắc Kinh “hại nhiều hơn lợi” đối với lợi ích của Trung Quốc và khu vực. Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, các khái niệm về dân quân biển của Trung Quốc là lỗi thời và cần được loại bỏ.
Minh Châu (Theo The Diplomat)
Theo kien thuc
Mọi phe phái tại Mỹ đều lo ngại về tình hình Biển Đông
Theo giới phân tích, chưa bao giờ các cơ quan, đảng phái khác nhau trong chính trường Mỹ lại có cùng thái độ vể các chuỗi hoạt động của Trung Qụốc trên biển Đông đến như vậy.
Mọi phe phái tại Mỹ đều lo ngại về tình hình Biển Đông.
Ngày 27.2, trong buổi điều trần đặc biệt vể các điểm nóng an ninh toàn cầu, Chủ tịch ủy ban Qụân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nhận định các hoạt động mở rộng, bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông đã gây ra sự thay đổi đột ngột và bất thường trong khu vực.
Ngày 31.3, tại hội nghị hải quân ở Canberra (Úc), Tư lệnh Hạm đội Thái Binh Dương Mỹ Harry Harris chỉ trích Bắc Kinh "cải tạo đất chưa từng có" và "đang xây vạn lý trường thành cát" có diện tích hơn 4 km2 trên biển Đông.
Ngày 8.4, đến lượt Bộ trưởng Qụốc phòng Ashton Carter bày tỏ quan ngại về quy mô cải tạo đất của Trung Qụốc ở Trường Sa và yêu cầu nước này kiềm chế những hoạt động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Mới đây nhất vào ngày 9.4, Tổng thống Barack Obama tiếp tục bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc sử dụng "tầm vóc và cơ bắp" để bắt nạt các nước láng giềng.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke cho hay: nước này xem việc xây đắp phi pháp ở Trường Sa là hành động "gây bất ổn" và "làm tăng thêm sự lo lắng ở khu vực vể ý đồ của Trung Quốc trong lúc có nhiều quan ngại rằng họ có thể quân sự hóa các tiền đổn ở một số thực thể trên biển Đông".
Các phát biểu của ông Obama và ông Rathke được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Bộ Ngoại giao Trung Qụốc ngang nhiên công khai kế hoạch sử dụng các cơ sở, đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp ở Trường Sa.
"Không thể không sửng sốt"
Theo giới phân tích, chưa bao giờ các cơ quan, đảng phái khác nhau trong chính trường Mỹ lại có cùng thái độ vể các chuỗi hoạt động của Trung Qụốc trên biển Đông đến như vậy. Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á, nhận định:
"Theo tôi, sở dĩ có sự đồng lòng như vậy là do tất cả chính khách tại Washington đều kinh ngạc trước tốc độ và quy mô của các hoạt động mở rộng Trung Qụốc đang tiến hành trên biển Đông.
Không thể không sửng sốt trước những hành vi gây bát ồn mà họ đang thực hiện. Trung Qụốc đang làm được một phần việc mà rất khó cho bất kỳ người Mỹ nào có thể thực hiện trong bối cảnh hiện nay: gắn kết các thành phần khác nhau trong chính trường Mỹ".
Cùng chia sẻ quan điểm này, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Qụốc phòng Úc) nói: "Rõ ràng là các thành viên Qụốc hội đang gây áp lực lên chính quyển Obama nhằm đưa ra chiến lược đối phó những hành vi của Trung Quốc tại biển Đông.
Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, chính phủ Mỹ không chỉ hành động vì áp lực từ Qụốc hội mà còn đang nỗ lực định hình chương trình nghị sự cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình vào thấng 9. Mỹ đang cố gây áp lực để Trung Qụốc kiểm chế trước thềm cuộc thượng đỉnh đó cũng như các cuộc họp quan trọng sắp tới của ASEAN"
Bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ), nhận định với Thanh Niên: "Các hoạt động mở rộng của Trung Qụốc chắc chắn sẽ làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông theo hướng có lợi nhất cho họ.
Những hoạt động như vậy rất có khả năng sẽ tiếp tục nếu các quốc gia trong khu vực không cùng hợp tác để ngăn chặn.
Chính quyển Mỹ luôn bị đặt trong tình huống phải trả lời cầu hỏi: Liệu Washington đã làm đủ chưa đê' ngăn chặn Bắc Kinh, ngoài những lời lên án phản đối ?".
"Không quên Bắc Kinh"
Theo các chuyên gia, lo ngại của Tổng thống Obama về việc Trung Quốc lợi dụng "tầm vóc và cơ bắp" để chèn ép láng giềng thể hiện quan điểm nhất quán của Mỹ vể tình hình khu vực.
Giáo sư Dennis McComac thuộc ĐH Loyola Maryland (Mỹ) cho rằng phát biểu của người đứng đầu Nhà Trắng đã cho thấy "chiến lược xoay trục về châu Á vẫn là quan trọng nhất. Tổng thống Mỹ muốn gửi thông điệp đến Trung Quốc là mặc dù những vấn đề khác liên quan đến Trung Đông đang chiếm rất nhiều thời gian, nhưng Washington vẫn "không quên" Bấc Kinh".
Trong bối cảnh đó, câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra là: Liệu đã đến lúc Mỹ biến những cam kết của mình thành hành động cụ thể hay chưa?
Theo giới quan sát, đã có cơ sở để hy vọng về viễn cảnh đó. Giáo sư Abuza nhận định: "Việc Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ công bố báo cáo về các lực lượng trên biển của Trung Quốc là động thái rất đáng chú ý.
Đây là lần đẩu tiên trong vòng 6 năm qua một báo cáo như vậy được công bố. Theo tôi, hải quân Mỹ muốn những thông tin trong báo cáo này được truyền tải rộng rãi hơn đến dư luận.
Mục đích có thể là cung cấp thêm thông tin cho Quốc hội để chuẩn bị đối phó các hành vi trên biển của Trung Quốc. Và từ đó, Quốc hội sẽ có thể đồng ý tăng ngân sách cho hải quân. Vừa qua, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều hoạt động giao lưu giữa hải quân Mỹ và các nước Đông Nam Á như VN, Philippines và Indonesia".
Theo Thanh Niên
Trung Quốc điều dân quân tuần tra biên giới với Triều Tiên Trung Quốc đã bắt đầu điều dân quân giúp duy trì an ninh biên giới giữa nước này với CHDCND Triều Tiên, sau vụ một binh sĩ đào ngũ của nước này giết 4 công dân Trung Quốc trong một vụ cướp hồi tháng trước. Binh sĩ Triều Tiên đứng gác tại khu vực biên giới với Trung Quốc. Ảnh: AFP Tờ China...