‘Chính sách của Việt Nam được cả thế giới ủng hộ’
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Chí Vịnh, trả lời phỏng vấn về Diễn đàn an ninh châu Á cũng như ấn tượng của bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đêm khai mạc.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Xin Thứ trưởng cho biết bối cảnh diễn ra Đối thoại Shangri-La lần thứ 12?
- Đối thoại Shangri-La (SLD) là diễn đàn đối thoại an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ra đời cách đây hơn 10 năm, dần dần trở thành diễn đàn rất có uy tín không chỉ khu vực mà cả trên thế giới về an ninh.
Cho đến năm nay, SLD đã tổ chức được năm thứ 12. SLD năm nay diễn ra trong bối cảnh châu Á-Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của thế giới, trở thành trọng điểm của các nước lớn, cũng là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới.
Video đang HOT
Trong bối cảnh chung như vậy, trong tương lai phát triển tốt đẹp của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng nảy sinh thách thức do cọ xát lợi ích chiến lược của nhiều quốc gia, bối cảnh đặt ra vấn đề nếu giữ được hòa bình, ổn định thì đây sẽ là khu vực phát triển, nhưng ngược lại, nếu khu vực này mất ổn định, hay để cho các thách thức, vấn đề của khu vực phát triển trở thành một nguy cơ không chỉ đe dọa các quốc gia trong khu vực, châu Á, mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới, kể cả châu Mỹ và châu Âu.
An ninh phi truyền thống, hạt nhân, an ninh biển là những vấn đề đang diễn ra trong thực tế. Bên cạnh sự hợp tác phát triển tương lai tốt đẹp thì vẫn tiềm ẩn những thách thức, nguy cơ đe dọa sự ổn định.
Chính vì vậy, các chính khách, học giả, nhà quân sự, an ninh trên thế giới tập trung về đây với sự kỳ vọng lớn, quan tâm vào hai vấn đề lớn, đó là xác định những thách thức khu vực đang đối mặt và họ muốn được biết liệu có những giải pháp gì mang tính chiến lược, khu vực, thậm chí là toàn cầu để cùng nhau bảo đảm hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ mà chúng ta đã thấy.
Đây cũng là lý do quan chức các nước và giới học giả chờ đợi bài phát biểu của Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và cũng là lần đầu tiên giới quân sự quốc phòng toàn thế giới được nghe Thủ tướng nước ta nói về vấn đề an ninh quốc phòng.
- Trọng tâm của bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại khai mạc Đối thoại SLD là gì?
- Kỳ vọng ở số đông của cả khu vực, thế giới là muốn nghe đánh giá chính xác, đúng mực về tình hình an ninh khu vực, cái gì thuận lợi, khó khăn. Quan trọng hơn là phương án, vấn đề, giải pháp mang tính chiến lược khu vực, toàn cầu, khả thi để cùng nhau đẩy lùi các nguy cơ, thách thức, vun đắp cho hòa bình phát triển.
Với cách nhìn của nhà nghiên cứu quốc phòng, tôi thấy bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp ứng hai yêu cầu lớn đó, trước hết nêu được nét chính của tình hình khu vực một cách khách quan, chân thành, thẳng thắn và có tính xây dựng. Phân tích bài phát biểu của Thủ tướng, tôi thấy bài phát biểu đó đã làm hài lòng các nhà chiến lược trên thế giới, nó chính xác, đúng mực, không bỏ sót vấn đề nào, không phóng đại vấn đề nào.
Nhưng quan trọng hơn là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt đất nước ta đưa ra một thông điệp, lời kêu gọi chung tay xây dựng lòng tin chiến lược. Nếu có lòng tin chúng ta sẽ vượt qua tất cả, đấy là điểm nổi lên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng muốn nhấn mạnh, từ đó Thủ tướng đưa ra giải pháp cụ thể, hãy đi đến hợp tác quốc tế, trên cơ sở cơ bản là luật pháp quốc tế, đó là giá trị của thời đại, chứ không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý.
Đó là cách đối xử bình đẳng giữa các quốc gia với nhau. Tôn trọng lợi ích của nhau, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau. Tôi cảm nhận hai ý kiến quan trọng đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được các đại biểu lắng nghe chăm chú. Chúng ta chờ đợi bình luận của các học giả, các nước trên thế giới, nhưng qua tiếp xúc sơ bộ, tôi cảm nhận được người ta cảm thấy rõ ràng là Thủ tướng đã nêu trúng vấn đề.
Bên cạnh đánh giá chung về tình hình khu vực, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp chiến lược đầy tính xây dựng đối với tình hình an ninh khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày rõ ràng, ngắn gọn về chính sách quốc phòng của Việt Nam, qua đó một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta chúng ta là độc lập tự chủ, là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia, tôn trọng lợi ích của các quốc gia, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực.
Đây là chính sách nhất quán của Nhà nước ta từ trước đến nay nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong bối cảnh cụ thể, đưa ra những giải pháp rất cụ thể để thấy rằng chúng ta không chỉ nói mà sẽ làm hết sức mình để đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực đồng thời khẳng định làm hết sức mình để bảo vệ độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ đất nước ta.
- Tại Đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định chính sách quốc phòng Việt Nam vì hòa bình, tự vệ, không liên minh quân sự với nước nào. Ông phân tích như thế nào về điểm này?
- Chính sách này của Việt Nam được cả thế giới quan tâm, đồng tình ủng hộ. Khẳng định Việt Nam trước sau như một chỉ mong muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đóng góp cho hoà bình, ổn định khu vực, thế giới, điều này phù hợp xu thế thời đại.
Thời đại hiện nay tổ chức các liên minh quân sự, hoặc xây dựng căn cứ quân sự của nước này tại một nước khác không còn là xu thế phát triển. Chính sách của ta phù hợp xu thế hiện nay.
Định hướng về quốc phòng an ninh của Việt Nam là bài học đúng rút từ nhiều năm bảo vệ Tổ quốc, lấy độc lập tự chủ để bảo vệ Tổ quốc, lấy sức mạnh của mình để bảo vệ mình. Đồng thời chúng ta mong muốn có sự ủng hộ của thế giới, sức mạnh của thời đại để bảo vệ Tổ quốc nhưng chúng ta khẳng định bảo vệ bằng tự lực là chính.
Theo VNE
Mở đợt tấn công trấn áp tội phạm dịp Tết Quý Tỵ
Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong ngành chỉ đạo mở đợt tấn công tội phạm trên phạm vi toàn quốc dịp Tết.
Ngày 15/12, theo tin từ Bộ Công an, để đảm bảo an ninh, trật tự và bảo vệ an toàn cho nhân dân vui Xuân đón Tết, Thượng tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an vừa yêu cầu Thủ trưởng công an các đơn vị, địa phương, các Sở cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chỉ đạo mở đợt tấn công tội phạm trên phạm vi toàn quốc từ ngày 15/12/2012 đến ngày 15/3/2013.
Bộ trưởng yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu "xã hội đen," nhất là các băng, nhóm đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê, sử dụng vũ khí gây án, tổ chức hoạt động cờ bạc, mại dâm; quản lý chặt chẽ số đối tượng hình sự, kinh tế, ma túy tại địa bàn.
Toàn lực lượng tập trung triệt phá các đường dây buôn bán, vân chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia, các tụ điểm ma túy phức tạp; thực hiện tốt các phương án phòng, chống cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản... Các đơn vị đẩy mạnh công tác truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, nhất là đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Lực lượng công an triển khai các kế hoạch, biện pháp tăng cường chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhất là các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên đán trên các tuyến biên giới và địa bàn trọng điểm.
Công an các đơn vị, địa phương triển khai, thực hiện nghiêm túc Công điện số 1878/CĐ-TTg, ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; không để xảy ra đốt pháo trong dịp Tết Nguyên đán; đẩy mạnh việc thực hiện Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, không để đối tượng sử dụng phạm tội.
Lực lượng công an tăng cường công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; đảm bảo tốt trật tự công cộng tại nhà ga, bến xe, các điểm bắn pháo hoa, lễ hội, nơi thăm quan, du lịch, khu vui chơi, giải trí của nhân dân.
Công an các đơn vị, địa phương tập trung kiểm tra, xử lý nghiên các hành vi vi phạm về chở quá tải, quá số người quy định, vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; tăng cường kiểm tra các phương tiện thủy chở khách ngang sông, chở khách du lịch trên đường thủy; chủ động triển khai các phương án phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ.
Công an các đơn vị, địa phương tổ chức việc phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh, trật tự trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là ở các khu đô thị vào ban đêm; phát hiện, xử lý nghiêm các nhóm lưu manh, côn đồ, các nhóm thanh, thiếu niên càn quấy, chủ động phát hiện, thu hồi các loại vũ khí, hung khí.
Công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa; các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao; kịp thời kiến nghị, yêu cầu khắc phục những sơ hở, thiếu sót về an toàn phòng cháy, chữa cháy, xử lý nghiêm những vi phạm nghiêm trọng, không để xảy ra cháy nổ lớn.
Lực lượng công an bảo vệ tuyệt đối an toàn các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; giám sát chặt chẽ các loại đối tượng trọng điểm và số bị án tử hình; không để xảy ra các trường hợp trốn, gây rối, đánh nhau gây thương tích dẫn đến tử vong, tự sát trong các cơ sở giam giữ.
Theo Dantri
Phối hợp đảm bảo an toàn thông tin Chiều 21-11, tại Hà Nội, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ ký quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn thông tin của Bộ Tài chính trên môi trường máy tính cũng như mạng máy tính. Chủ trì Lễ ký có Thượng tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công...