Chính sách của Mỹ buộc Nga phải nghĩ đến hành động đáp trả
Nga sẽ buộc phải có những hành động trả đũa nếu phương Tây tiếp tục những chính sách trừng phạt, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói vào hôm 14/5.
“Nếu phương Tây tiếp tục những chính sách kích động không chuyên nghiệp như trừng phạt kinh tế, chúng tôi sẽ phải nghĩ đến những hành động đáp trả”, ông Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh với Bloomberg.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Nga nhấn mạnh rằng Nga không muốn đối đầu với phương Tây và cũng không muốn nhại lại cách ứng xử của các nước phương Tây.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Ông cũng khẳng định rằng tất cả những sự đe doạ đến từ Washington hay những thủ đô châu Âu khác đều được cho là không chuyên nghiệp, rời xa thực tế và chỉ đang tìm kiếm sự trả thù khi không đạt được điều mong muốn.
“Tôi không nghĩ rằng các lệnh trừng phạt kinh tế đã được xem xét cẩn thận. Qua nhiều lần đối thoại, tôi có thể hiểu được họ, họ quyết định dựa trên mong muốn trả thù. Điều này rất tồi tệ và không chuyên nghiệp trong chính trị. Nếu phương Tây muốn hi sinh danh tiếng như một đối tác tin cậy trong kinh tế thế giới chỉ để trả thù, tôi sẽ tuỳ họ quyết định. Cả thế giới đang nghĩ khác”, ông Lavrov cho biết.
Sau việc sáp nhập Crimea vào Liên bang hồi giữa tháng 3, Mỹ và EU đã áp đặt những lệnh trừng phạt lên giới quan chức cao cấp Nga bao gồm đóng băng tài khoảng và cấm thị thực ở nhiều nước. 17 công ty Nga cũng nằm trong danh sách đen của phương Tây và Mỹ.
Nga vẫn luôn bị đe doạ với những lệnh trừng phạt lớn hơn nhắm vào các ngành kinh tế quan trọng trong trường hợp tình hình ở Ukraine tiếp tục leo thang.
Video đang HOT
Moscow đã nhiều lần chỉ trích những hành động này và cảnh báo những chính sách trừng phạt là không thích hợp và thậm chí dẫn đến phản tác dụng.
Theo An ninh thủ đô
Khủng hoảng Ukraine: Nga, Mỹ, EU bất ngờ "bắt tay"
Nga, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Ukraine hôm qua (17/4) đã tiến hành cuộc họp 4 bên ở Geneva theo đúng kế hoạch dự kiến nhằm tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuộc họp này đã đem đến một kết quả hoàn toàn bất ngờ khi Nga, Mỹ và EU nhất trí "bắt tay" nhau.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Cuộc họp 4 bên giữa Nga, Mỹ, EU và Ukraine khởi động ngày hôm qua trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Ukraine tiếp tục leo thang. Ngay trước cuộc họp này, giới chức Mỹ hều hết đều cho biết, họ không mấy kỳ vọng vào kết quả của hội nghị.
Giới phân tích cũng nhận định, khả năng thành công của cuộc họp 4 bên về Ukraine là khá thấp bởi Nga với Mỹ và EU đến hội nghị này với mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Trong khi phương Tây muốn củng cố tính hợp pháp của chính quyền lâm thời ở Kiev thì Nga muốn ủng hộ chế độ liên bang ở Ukraine.
Thậm chí nhiều người còn tin rằng, hội nghị 4 bên sẽ là nơi để các bên đổ lỗi, chỉ trích nhau thay vì tìm được tiếng nói chung trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị, ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi Nga, Mỹ, EU và Ukraine đã thông qua được một tuyên bố chung về việc làm dịu căng thẳng trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuyên bố này kêu gọi các nhóm vũ trang bất hợp pháp hạ vũ khí và tiến hành một chế độ ân xá rộng khắp.
4 bên đã nhất trí "khởi động ngay lập tức tiến trình đối thoại quốc gia trong khuôn khổ hiến pháp. Đó phải là một bước đi toàn diện và có trách nhiệm", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết.
Điều quan trọng nhất trong thỏa thuận đạt được tại hội nghị Geneva là, các nước đều đồng ý rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine "phải được giải quyết bởi chính người dân Ukraine để nhằm chấm dứt xung đột", trong đó có vấn đề liên quan đến "bắt giữ người biểu tình, chiếm đóng các tào nhà" và xa hơn là "bắt tay vào một cuộc cải cách hiến pháp thực sự".
"Trong số những bước đi được áp dụng có việc giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và trả lại toàn bộ các trụ sở chính quyền bị chiếm đóng. Một lệnh ân xá cho tất cả những người biểu tình phải được tiến hành ngoại trừ những người mắc tội nghiêm trọng", Ngoại trưởng Lavrov cho hay.
Ai được, ai mất trong hội nghị 4 bên về Ukraine?
Có thể nói, cuộc họp ở Geneva về vấn đề Ukraine đã đưa 4 bên khác xa nhau về lập trường, quan điểm ngồi lại với nhau. Tuy nhiên, điều bất ngờ là chỉ trong vài giờ đồng hồ, họ đã đưa ra được một thỏa thuận khá toàn diện, đem đến hy vọng cho việc tháo gỡ cuộc khủng hoảng đang trên bờ vực của sự mất kiểm soát.
Nói theo lời của Ngoại trưởng Kerry thì Nga, Mỹ, EU và Ukraine đã có một "ngày làm việc hiệu quả". Mỗi bên đều đạt được sự hài lòng nhất định về kết quả của hội nghị và không ai hoàn toàn thua thiệt trong cuộc họp này.
Về phía Nga, việc ký tuyên bố chung là một bước đi có ý nghĩa, giúp nước này củng cố hình ảnh của mình. Tuyên bố chung cũng giúp tăng thêm uy tín cho Moscow khi nước này chấp nhận giao việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cho các thanh sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu.
Ở trong nước, Nga đã gạt sang được một bên lời đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt thêm nữa từ Washington và EU.
Nga cũng đã thúc đẩy được tiến trình thành lập chế độ liên bang ở Ukraine, mở rộng quyền cho các khu vực bên ngoài chính quyền trung ương. Dù tuyên bố chung không đề cập trực tiếp đến điều này nhưng cụm từ "tiến trình hiến pháp phải toàn diện, công khai và có trách nhiệm" được cho là ám chỉ đến điều đó.
Một chiến thắng quan trọng với Nga trong hội nghị 4 bên ngày hôm qua là các nước không đả động gì đến Crimea, bán đảo vừa được sáp nhập vào Nga hồi tháng trước. Điều đó cho thấy, các bên đã bắt đầu chấp nhận thực tế này.
Tuy nhiên, tuyên bố chung không nói gì về một trong những mong muốn quan trọng của Nga - đó là không kết nạp Ukraine vào NATO.
Đối với Ukraine, trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, chính quyền lâm thời ở Kiev dường như đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên, với tuyên bố chung ngày hôm qua trong đó kêu gọi tiến hành "một cuộc đối thoại quốc gia rộng khắp" mà trách nhiệm được đặt lên chính phủ lâm thời ở Kiev, ít nhiều, tính hợp pháp của chính quyền này được tăng lên.
Chính quyền lâm thời ở Kiev sẽ được thử thách qua một nhiệm vụ khó khăn là giải trừ vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và giải tán người biểu tình ra khỏi các tòa nhà chiếm đóng. Với lời cam kết của Ngoại trưởng Nga về việc không đưa quân vào đông Ukraine, Kiev có thời gian để giải quyết vấn đề trong nước.
Tuyên bố chung tại hội nghị 4 bên cũng đưa ra triển vọng về viện trợ tài chính cho Ukraine nếu nước này đáp ứng được các điều kiện cần thiết.
Về phía Mỹ, thỏa thuận đạt được ngày hôm qua đã giúp Washington thoát được tình thế khó khăn là phải áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt hay gây áp lực thêm nữa lên Nga.
Việc Mỹ không đề cập đến Crimea trong tuyên bố chung cho thấy, nước này đã không còn lo ngại về vấn đề này.
Cũng giống như với Mỹ, EU đã tránh được việc phải dùng đến biện pháp trừng phạt mà họ không hề muốn dùng đối với Nga sau khi hội nghị ở Geneva đạt được thỏa thuận.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Triều Tiên phủ nhận chuyện máy bay gián điệp Ngày 12/5, Triều Tiên cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc bịa đặt kết quả của một cuộc thăm dò. Theo đó, kết luận đạt được là Bình Nhưỡng đã đưa một máy bay giám sát nhỏ, hoặc máy bay không người lái để theo dõi Hàn Quốc vào hồi tháng Ba. Một phát ngôn viên quân sự của Triều Tiên đã đáp trả...