Chính sách bảo hiểm độc đáo cho cú đánh golf “hole-in-one” tại Nhật
Chính sách bảo hiểm độc nhất vô nhị ở Nhật Bản được lấy cảm hứng từ lễ kỷ niệm truyền thống những năm 1980, khi người thực hiện được cú đánh golf “hole-in-one” phải mở tiệc ăn mừng.
Hole-in-one (một gậy vào lỗ) là thuật ngữ dùng để chỉ việc người chơi golf đưa bóng từ điểm phát lọt vào lỗ chỉ bằng một cú đánh.
Đây là điều mà các golf thủ luôn cố gắng chinh phục và thông thường, người chơi sẽ phải tổ chức một bữa tiệc hoành tráng, đắt tiền để ăn mừng khi đánh thành công cú hole-in-one.
Từ đó, một số công ty bảo hiểm ở Nhật Bản đã tung ra các chính sách bảo hiểm dành cho cú đánh một gậy vào lỗ để giảm thiểu chi phí “rủi ro” phát sinh trong bữa tiệc này.
Một người chơi golf trung bình có 1 trên 12.500 cơ hội để thực hiện thành công cú đánh hole-in-one, trong khi tỉ lệ thành công của người chơi golf chuyên nghiệp là 1/2.500.
Video đang HOT
Tỷ lệ này không phải là đặc biệt lớn nhưng cũng đủ cao để khiến nhiều người chơi golf Nhật Bản bỏ tiền ra mua gói bảo hiểm cho cú đánh hole-in-one.
Ở châu Á, ai thực hiện được cú đánh cực kỳ may mắn này sẽ phải tổ chức một bữa tiệc ăn mừng có thể lên đến 10.000 USD, một số tiền vô cùng lớn mà hầu hết mọi người không ai muốn bỏ ra chỉ cho một bữa tiệc.
Vì vậy, để cắt giảm các chi phí phát sinh, nhiều người chơi golf đã mua các hợp đồng bảo hiểm đặc biệt với số tiền vài chục USD một năm, đề phòng trường hợp họ gặp “may.”
Các chính sách bảo hiểm cho cú đánh một gậy vào lỗ độc đáo của Nhật Bản được lấy cảm hứng từ một lễ kỷ niệm truyền thống bắt nguồn từ những năm 1980.
Tại thời điểm đó, kinh tế đất nước phát triển bùng nổ đã khiến những người chơi golf ở Nhật Bản tiêu tiền một cách xa hoa, vung tiền vào các bữa tiệc hole-in-one cho những người bạn cùng chơi golf với họ. Đến khi đất nước suy thoái, truyền thống tiệc tùng này vẫn duy trì cho đến ngày nay.
Một người Nhật mê tín cho rằng sự may mắn cần phải được cân bằng trong suốt cuộc đời. Vì vậy, nếu bạn gặp may mắn tột độ vào một thời điểm nào đó trong đời thì cần phải có một điều xui xẻo xảy ra sau đó để cân bằng lại.
Để tránh tai họa xảy ra trong tương lai, người ta phải ăn mừng và chia sẻ may mắn của họ với bạn bè và gia đình. Điều đó cũng áp dụng trong việc chơi golf.
Theo Tokyo Survival Guide, ngày nay, các chính sách bảo hiểm cho cú đánh một gậy vào lỗ là bắt buộc đối với bất kỳ tay golf Nhật Bản nào. Với mức giá chỉ khoảng 65 USD một năm, người chơi golf vừa có thể tôn trọng truyền thống mà không bị “cháy túi” với các bữa tiệc ăn mừng./.
Nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng vẫn được nhận tiền gói 38.000 tỷ
Người lao động chưa chấm dứt hợp đồng, có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp vẫn được coi là đang đóng bảo hiểm và được hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng.
Người lao động tại Đà Nẵng được nhận số tiền hỗ trợ từ gói 38.000 tỷ đồng (Ảnh: Khánh Hồng).
Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản trả lời Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam về thắc mắc liên quan tới việc xác định đối tượng hưởng hỗ trợ theo Quyết định 28/2021/QĐ-TTg.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm, người lao động được xác định là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi thực hiện giao kết một trong các loại hợp đồng sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, đối tượng được hỗ trợ là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 (có tên trong danh sách đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội).
Mặt khác, nội dung này đã được nêu trong Báo cáo thẩm định số 139 ngày 28/9/2021 của Bộ Tư pháp về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và đã được Bộ LĐ-TB&XH giải trình tại Báo cáo số 138 ngày 30/9/2021 kèm theo Tờ trình số 84 ngày 30/9/2021 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28.
Trên cơ sở đó, công văn của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ: "Tại thời điểm ngày 30/9/2021 người lao động chưa chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội nên vẫn được coi là đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và được hỗ trợ trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp (bao gồm cả các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, việc hưởng chế độ thai sản... trong thời gian từ 1/1/2020 đến 30/9/2021 cũng như trước ngày 1/1/2020).
Trước đó, BHXH Việt Nam đã gửi công văn tới Bộ LĐ-TB&XH đề nghị làm rõ hơn đối tượng hưởng hỗ trợ theo Quyết định 28.
Cụ thể, công văn này nêu rõ, trong quá trình triển khai Quyết định số 28, cơ quan bảo hiểm xã hội chưa nhận thấy có căn cứ rõ ràng để áp dụng đối với các đối tượng người lao động, gồm: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động; Người lao động nghỉ việc không hưởng lương; Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái quy định pháp luật (tự ý bỏ việc).
Như vậy, với nội dung công văn trả lời của Bộ LĐ-TB&XH đã giải đáp những thắc mắc trên.
Học trực tuyến sinh viên vẫn phải 'kính thưa' đủ loại phí trên trời dưới đất Ngoài học phí, bảo hiểm, rất nhiều khoản lệ phí được các trường đại học thông báo cho thí sinh trúng tuyển phải đóng khi nhập học dù đang học trực tuyến. Thí sinh trúng tuyển làm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến năm 2021 - Ảnh: T.P. Theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ, các trường thu lệ phí...