Chính sách an sinh đang bị biến dạng
Ngày 11-9, cho ý kiến vào kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thẳng thắn: “Đi giám sát nhiều nơi tôi thấy chính sách an sinh về đến địa phương đã bị “biến dạng”.
Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế thường bị phân biệt đối xử
Không có tiền, tiêm sẽ đau hơn
Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 (báo cáo giám sát), Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, gần 4.500 lượt kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm. Nhiều cán bộ y tế đã bị xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự (Bệnh viện Chợ Rẫy, tại Bình Dương, Kiên Giang, Điện Biên).
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thông tin: “Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền, cô y tá chích vào người sẽ đau hơn…”. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đồng tình: “Hiện nay, số kết dư quỹ bảo hiểm y tế rất lớn song chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu ca là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn”.
Chưa hài lòng với nội dung báo cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không đồng tình với việc chỉ liệt kê ra 5 đối tượng dẫn đến yếu kém, nhưng chưa thấy chỉ ra ai chịu trách nhiệm. Ông Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, báo cáo đã không làm rõ vấn đề y đức đang xuống cấp. Cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu vụ việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) và trạm ý tế xã ở Thăng Bình (Quảng Nam) làm giấy giả, đóng dấu giả để trục lợi. Ông nhấn mạnh: “Đây là 2 vụ việc bức xúc vô cùng. Trách nhiệm dẫn đến việc này do ai? Không thể để báo cáo theo kiểu “lấy lòng nhau” mà phải làm rõ ai chịu trách nhiệm chính, không việc gì phải nể nang”. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đề nghị, phải làm rõ trách nhiệm khi người dân thường xuyên ta thán về BHYT. “Phải chỉ ra được địa chỉ, trách nhiệm, thời điểm xử lý và làm rõ khắc phục như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc đó”- ông Phan Trung Lý nói.
Video đang HOT
Chồng chéo quản lý
Đánh giá chính sách BHYT đã đạt được nhiều kết quả, song Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, công tác thanh tra, kiểm tra chưa tốt, pháp luật không nghiêm dẫn đến “vi phạm sau lớn hơn vi phạm trước”. Bà đặt câu hỏi: “Tại sao có sự nhờn thuốc, có sự thiếu lương tâm của một số cán bộ ngành y tế?” Phó Chủ tịch nước chua xót: “Người ta “ăn” của dân không từ một chỗ nào. Các cháu hộ gia đình dân tộc nghèo còn bị hiệu trưởng, ban giám hiệu biển thủ gần 3 tỷ đồng. Đến liều vaccine cho con trẻ cũng san ra tiêm cho 2 cháu. Càng đi giám sát nhiều nơi càng thấy buồn, vì lần nào cũng phát hiện ra sai phạm. Buồn vì chính sách tốt đẹp của Nhà nước đến với dân đã bị méo mó”.
Ghi nhận các ý kiến góp ý, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn: “Hạn chế thì rất nhiều. Vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội luôn cần được cải thiện”. Bộ trưởng cũng giải trình thêm: “Ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải 2 Bộ của mình ghép vào nhau. BHYT có tính đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp. Bộ Y tế quản lý Nhà nước về khám chữa bệnh nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch Quỹ là ở Bộ Tài chính, còn Quỹ BHYT lại thuộc Bảo hiểm xã hội quản. Như vậy, chúng tôi quản lý Nhà nước về ngành, nhưng tiền không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ”. Chia sẻ với khó khăn của ngành Y tế, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng: “Bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan”.
Chủ nhiệm Trương Thị Mai cho rằng, mô hình cho BHYT là cuộc tranh luận rất dài không thể quyết được ngay: “Con đường để hoàn thiện chính sách này còn kéo dài trong khoảng 5-10 năm nữa và phải liên tục điều chỉnh. Ghi nhận ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Hàn Quốc, Nhật Bản… có BHYT 40 năm nay cũng đang phải liên tục điều chỉnh.
Chính Trung
Theo ANTD
Thường vụ Quốc hội 'nóng' về vụ chìm tàu làm 9 người chết
Thảo luận về dự luật sửa đổi một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa, nhiều ủy viên Thường vụ Quốc hội bày tỏ lo ngại trước thực trạng tai nạn đường thủy vừa qua, đặc biệt là vụ chìm tàu ở Cần Giờ khiến 9 người thiệt mạng.
Chiều 12/8, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, so với luật năm 2008, dự luật sửa đổi bổ sung tới 36 điều liên quan tới nhiều vấn đề, trong đó thêm hẳn một chương về cứu nạn, cứu hộ.
Tuy nhiên cơ quan soạn thảo đã đề nghị bỏ đăng ký đối với một số loại phương tiện nhỏ, trong đó bao gồm thuyền có động cơ tổng công suất máy chính dưới 5 sức ngựa, có sức chở dưới 5 người. Thay vào đó, các phương tiện này khi hoạt động bảo đảm an toàn theo quy định của Bộ trưởng Giao thông Vận tải.
Bộ trưởng Đinh La Thăng giải thích, những phương tiện này chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình, tham gia hoạt động trong nội đồng ở cự ly ngắn và theo thời vụ. Loại phương tiện này do nhân dân tự đóng nên không có hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký và thực tế nhiều năm qua việc đăng ký đạt tỷ lệ rất thấp, dưới 10%. Nếu quy định việc quản lý loại phương tiện nêu trên như với phương tiện lớn phải đăng ký, đăng kiểm là chưa phù hợp thực tế.
Ông Thăng cho hay, số lượng phương tiện loại này khá lớn, khoảng 300.000. "Dù đưa ra khỏi diện đăng kiểm nhưng luật sửa đổi sẽ hướng dẫn giao cho địa phương quản lý", Bộ trưởng Giao thông nói.
Vụ chìm tàu ở Cần Giờ ngày 2/8 một lần nữa cho thấy nhiều bất cập trong quản lý hoạt động giao thông đường thủy. Ảnh: Duy Công.
Dẫn con số hơn 1.200 người thiệt mạng vì tai nạn đường thủy trong năm vừa qua, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, nếu loại phương tiện nhỏ ra khỏi diện đăng ký thì cần quy định rõ trong luật điều kiện đảm bảo an toàn là như thế nào, thay vì giao bộ trưởng.
Dẫn thực tế hoạt động của các tuyến đò ngang, tàu thuyền đi lại ở cù lao, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho hay, hễ cứ gió lớn, lốc là nhiều thuyền, bè chìm ngay trong khi lại chưa thấy luật bao quát. "Cho nên cần quy định chặt chẽ chứ để mặc cho UBND xã cấp phép là không ổn", ông đề nghị.
Còn theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, có đi mới thấy vi phạm trên các tuyến đường thủy là nhiều vô kể. Nhà cửa san sát, dày đặc cạnh kênh, sông. Ông yêu cầu, dự luật cần ghi rõ hành khách có những quyền gì khi tham gia giao thông đường thủy, bởi không ai kiểm soát các phương tiện tốt bằng chính họ.
"Luật mới này đã khắc phục được những yếu kém tồn tại hàng chục năm chưa? Bản thân tôi nhiều lần đi trên sông nước đồng bằng sông Cửu Long nhưng có bao giờ mặc áo phao đâu, mà cũng không biết áo phao để đâu nữa. Vừa rồi lật tàu ở Cần Giờ, người ta quy định chở có mười mấy người mà ông chở ba chục người, khi xảy ra tai nạn thì áo phao không đủ", ông Phước nói và đề nghị cảnh sát đường thủy nếu phát hiện không mặc áo phao thì phạt cả chủ phương tiện lẫn người tham gia.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị quy định thêm vấn đề đo nồng độ cồn trong máu đối với người điều khiển phương tiện vì trên bờ khác dưới nước. Ông cũng đề cập đến tình trạng gây tai nạn rồi bỏ đi... "Trong vụ Cần Giờ vừa qua, hai cano đi sau thấy tàu chìm nhưng bỏ đi. Vấn đề đạo đức, cứu người trên sông nước phải quy định như thế nào để tránh tình trạng cứu cũng được, không cứu cũng được", ông nói.
Trước các ý kiến góp ý, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu tối đa trên quan điểm là quy định trong luật phải phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật và phải khả thi. Đối với vấn đề cứu hộ cụ thể như trong vụ Cần Giờ, cơ quan chức năng hiện quy trách nhiệm với những người trên hai cano khi biết có tai nạn nhưng không cứu.
Chốt lại buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc việc loại phương tiện nhỏ ra khỏi diện đăng ký, đăng kiểm, có thể thay bằng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính việc cấp phép. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định về quyền và trách nhiệm của hành khách theo hướng phải tự bảo đảm an toàn cho mình hoặc yêu cầu chủ phương tiện bảo đảm; bổ sung trách nhiệm của người liên quan, ví dụ như thấy, biết tai nạn nhưng không cứu và không báo cho cơ quan có trách nhiệm.
Theo kế hoạch dự luật sửa đổi này trình vào kỳ họp cuối năm.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Tổng thống Hàn Quốc mặc Hanbok dự triển lãm Áo dài Nữ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cùng Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hôm qua theo dõi chương trình Thời trang Áo dài - Hanbok nhân chuyến thăm tới Hà Nội. Nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Guen-hye có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ trong các ngày 7-11/9, ngay sau khi trở về từ Hội nghị...