Chính quyền xã tắc trách, một hộ dân bị “kẹt” trong nhà?
- Khi cấp sổ đỏ, UBND xã không kiểm tra lại hiện trạng lối ngõ mà hai hộ dân đã chuyển đổi. Hậu quả, đã xẩy ra tranh chấp, một hộ dân hơn 2 năm phải “lách” trên con ngõ chỉ rộng… 40cm.
Vừa qua, báo Đời sống và Pháp luật đã nhận được đơn phản ánh của gia đình ông Nguyễn Văn Tốn (SN 1932) và bà Nguyễn Thị Nhuận (SN 1935), trú tại Đội 3, xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội về việc tranh chấp ngõ đi lại giữa hộ gia đình ông Tốn, bà Nhuận với hộ gia đình nhà ông Nguyễn Văn Canh, là hàng xóm.
Lối đi rộng 2m bất ngờ biến mất?
Nội dung đơn phản ánh của gia đình ông Nguyễn Văn Tốn và bà Nguyễn Thị Nhuận như sau: Gia đình ông Tốn, bà Nhuận là chủ sở hữu hợp pháp đối với thửa đất số 29, tờ bản đồ số 04 (trước đây là thửa đất số 26) tại địa chỉ Đội 3, xã Tự nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Thửa đất này có nguồn gốc là do Ban giải phóng lòng sông xã Tự Nhiên bồi thường cho gia đình ông Tốn, bà Nhuận trong quá trình giải phóng lòng sông năm 1978. Tại thời điểm gia đình bà Nhuận chuyển đến sinh sống tại đây thì đã có một lối đi rộng 2m ra đến đường công cộng. Điều này đã được chứng minh qua Bản đồ địa chính của UBND xã Tự nhiên đo vẽ năm 1985.
Tuy nhiên, đến năm 1993, sau khi các cơ quan chức năng của huyện Thường Tín kết hợp với xã Tự Nhiên tiến hành đo vẽ lại thì lối đi này “bất ngờ biến mất” trên Bản đồ địa chính của UBND xã Tự Nhiên.
Sau đó, năm 1997, hộ gia đình liền kề của gia đình ông Tốn bà Nhuận là hộ ông Cát cho rằng lối đi này là của gia đình họ và đã ép gia đình ông Tốn nếu muốn sử dụng lối đi này thì phải đổi 01 diện tích tương đương với diện tích lối đi cho nhà ông Cát. Để giữ hòa khí và tránh xảy ra tranh chấp giữa hàng xóm láng giềng, gia đình ông Tốn đã chấp nhận bỏ ra một phần diện tích đất rộng 3,5m dài 9,5m tổng diện tích là 33,25m2 (sát với phần đất nhà ông Cát) lớn hơn diện tích của lối đi là 1,2m, dài 25m, tổng diện tích là 30m2 cho gia đình ông Cát. Ngoài ra thì gia đình ông Tốn cũng phải trả thêm một khoản tiền mặt cho gia đình ông Cát là 1.200.000 đồng, 1800kg vôi tôi, 300kg xi măng và công sức xây dựng tường rào.
Mặc dù đã thỏa thuận với gia đình nhà ông Cát (hàng xóm phía bên phải) để có lối đi từ nhà gia đình công cộng, nhưng vì lối đi còn nhỏ, nên đến năm 2007, gia đình ông Tốn tiếp tục thỏa thuận với gia đình nhà bà Na (hàng xóm phía bên trái) để nhận chuyển nhượng phần diện tích đất rộng 0,4m, chạy dài 25m, giáp với lối đi cũ với giá 5.000.000 đồng (có giấy viết tay).
Sau khi mua đất của gia đình bà Na và chấp nhận đổi đất với gia đình ông Cát thì lối đi của gia đình ông Tốn và Nhuận có chiều dài 25m và rộng 1,6m. Kể từ khi mởi lối đi này thì gia đình ông Tốn và gia đình ông Cát, gia đình bà Na sinh sống ổn định, không có tranh chấp.
Hơn 2 năm tranh chấp, cả gia đình bị “nhốt” trong đất nhà
Vào tháng 5/2012, khoảng 8 tháng sau khi ông Cát qua đời thì gia đình ông Canh (con ruột của ông Cát) đã nói với gia đình ông Tốn là sẽ đòi lại phần diện tích đất mà bố ông Canh đã đổi với gia đình ông Tốn. Ngay sau khi nhận được thông tin này thì gia đình ông Tốn đã 3 lần gửi đơn lên chính quyền xã Tự nhiên để yêu cầu giải quyết.
Video đang HOT
Theo đơn thư phản ánh của gia đình ông Tốn, đến tháng 8/2012, gia đình ông Canh đã lần lượt dùng tấm bê tông và hàng rào sắt chặn lối đi của gia đình ông Tốn, việc này đã được chính quyền xã Tự Nhiên cưỡng chế dỡ bỏ. Sau khi bị chính quyền cưỡng chế dỡ bỏ việc rào, chắn lối đi của gia đình ông Tốn, gia đình ông Canh đã thuê máy xúc và dùng xà beng đào một hố với chiều rộng 1,2m, dài 25m và chiều sâu là 1,7m làm lối đi chỉ còn lại 40cm bề ngang khiến cho gia đình ông Tốn không thể đi lại được kể từ tháng 8/2012.
Hiện trạng ngõ đi lại chỉ còn 40cm.
Trước đó, vào năm 2004, UBND huyện Thường Tín đã cấp GCNQSDĐ cho hộ ông Cát với tổng diện tích là 950m2. Với GCNQSDĐ này thì diện tích của nhà ông Cát đã bao trùm, chồng lấn lên toàn bộ lối đi của nhà ông Tốn. Theo báo cáo vụ việc của Ủy ban nhân dân xã Tự Nhiên gửi đến TAND huyện Thường Tín, Hà Nội, ngày 2/7/2013 thì “Lý do quyền sử dụng đất hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cát được cấp Giấy chứng nhận năm 2014, khi làm thủ tục cấp do UBND xã không kiểm tra lại hiện trạng lối ngõ mà gia đình ông Nguyễn Văn Cát đã chuyển đổi cho gia đình bà Nguyễn Thị Nhuận nên đã cấp cả về hộ gia đình ông Nguyễn Văn Cát”.
Nỗi lòng của đôi vợ chồng già
Cuộc tranh chấp đất đai diễn ra nhiều năm nay khiến cho gia đình ông Tốn và bà Nhuận vô cùng mệt mỏi. Trao đổi với PV, bà Nhuận xúc động: “Tôi và chồng tôi hay đau ốm, mỗi lần đi cấp cứu con cháu rất vất vả mới khiêng được chúng tôi ra khỏi ngõ để lên xe cấp cứu. Nghĩ đến cảnh không may vợ chồng già chúng tôi có qua đời thì không biết phải khiêng cái quan tài ra khỏi nhà bằng cách nào vì toàn bộ ngõ đã bị đào sâu tới 1,7m mà tôi lại ngậm ngùi. Các cháu tôi cũng còn nhỏ, chạy nhảy nếu không may sẩy chân rơi xuống hố sâu sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi chỉ mong có cái ngõ đi lại duy nhất của gia đình tôi hiện giờ có thể được khôi phục hiện trạng như ban đầu để vợ chồng tôi, các cháu nhỏ của gia đình tôi có thể vào ra nhà của mình một cách an toàn và có thể yên tâm sinh sống nốt những ngày tháng còn lại của cuộc đời”.
Ông Tốn, chồng bà Nhuận cũng ngậm ngùi: “Bao năm sinh sống ổn định, đến cái tuổi gần đất xa trời vợ chồng tôi nhọc nhằn mòn mỏi theo đuổi cuộc tranh chấp đất đai. Lại một cái tết nữa sắp đến, chúng tôi chỉ hi vọng cái ngõ có thể được san lấp, khôi phục hiện trạng để có thể đón đón con cháu đến ăn tết vui vẻ”.
Vợ chồng bà Nhuận và ông Tốn chỉ mong có thể yên tâm sinh sống nốt những ngày tháng còn lại.
Với hiện trạng hiện nay là ngõ đi lại chỉ còn khoảng 40cm, bên cạnh là một hố rãnh được đào sâu 1.7m, gia đình ông Tốn và bà Nhuận rất khó khăn trong việc đi lại. Lối đi nhỏ lại là đường đất, ngày nắng đi thì sợ đất lở, ngày mưa thì trơn ngã khó qua lại. Một người đi đã khó khăn nên phương tiệnđi lại của gia đình ông bà là chiếc xe đạp và chiếc Xe máy của của con trai ông Tốn đều phải gửi ở một nhà người hàng xóm khác suốt 2 năm nay, vô cùng bất tiện.
Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Tốn và bà Nhuận cùng các bên liên quan, đề nghị cơ quan chức năng của xã, huyện Thường Tín cần vào cuộc làm rõ, đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
Báo Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc…
Theo Vietbao
Xe máy đóng phí đường:Tăng gấp rưỡi, quên đóng phạt gấp 3
Trong khi việc thu phí đường bộ đang gặp nhiều khó khăn thì quy định mới lại tăng mức phí và sẽ xử phạt gấp 3 những người không đóng phí.
Bắt đầu từ ngày 3/11, xe máy có dung tích xilanh trên 100cm3 sẽ phải đóng 150.000 đồng phí sử dụng đường bộ, thay vì 100.000 như trước đây. Trong trường hợp không nộp, chủ phương tiện có thể bị xử phạt gấp từ một đến 3 lần mức phí.
Cụ thể Thông tư 133 của Bộ Tài chính quy định chỉ còn mức trần 100.000 đồng cho xe máy dưới 100cm3 và 150.000 đồng cho xe trên 100cm3.
Thông tư cũng hướng dẫn, chủ phương tiện là mô tô, xe máy thực hiện khai nộp phí. Cụ thể đối với xe phát sinh từ ngày 1/1 đến ngày 30/6 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 7 hàng năm (từ ngày 1/7 đến ngày 31/7); Còn đối với xe phát sinh từ ngày 1/7 đến ngày 31/12 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng một năm sau (chậm nhất ngày 31/1).
Các năm tiếp theo không có biến động tăng, giảm xe, chủ phương tiện thực hiện nộp phí vào tháng một hàng năm (chậm nhất 31/1) mức thu phí 12 tháng cho cơ quan thu phí.
Phí sử dụng đường bộ xe máy dung tích trên 100cm3 tối đa lên tới 150.000 đồng.
Trong trường hợp các chủ phương tiện không nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định, sẽ bị phạt tiền từ một đến 3 lần số tiền phí phải nộp.
Theo quy định của Thông tư 133, căn cứ điều kiện thực tế địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định giao UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí và chỉ đạo tổ dân phố, thôn, bản hướng dẫn chủ xe máy trên địa bàn kê khai phương tiện sử dụng và tổ chức thu phí.
Số tiền thu được, cấp phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10%; cấp xã được để lại tối đa không quá 20% để trang trải chi phí của việc tổ chức thu phí. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp vào tài khoản Quỹ Bảo trì đường bộ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Việc thông báo tăng phí đường bộ đối với xe mô tô, xe gắn máy khiến nhiều người bất ngờ vì trước đây đã có nhiều ý kiến nên bỏ phí đường bộ.
Tại phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí do Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội tổ chức, ngày 11/4, TS Trần Văn đã nêu ý kiến nên bỏ phí đường bộ đối với xe gắn máy. Bởi, số thu từ phí bảo trì đường bộ đối với loại phương tiện này rất ít so với chi phí tổ chức thu.
Ví dụ như tại Hà Nội, theo thống kê từ Quỹ Bảo trì đường bộ TP Hà Nội năm 2013, Hà Nội thu được số tiền hơn 55 tỷ đồng với khoảng 1,2 triệu xe máy, trong đó đến 50% mức đóng phí là xe máy có dung tích xy lanh dưới 100cm3.
Điều đáng nói là, con số này còn quá thấp so với số đầu xe hiện đang đăng ký lưu hành trên địa bàn Hà Nội (gần 4 triệu xe). Đó là không kể đến hàng nghìn xe máy đăng ký ngoại tỉnh của những người dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thủ đô.
Đặc biệt, việc thu phí trên toàn TP cũng chưa được thực hiện đồng đều giữa các nơi. Cụ thể, trong khi có những địa phương tỷ lệ thu đạt khá cao: Quận Đống Đa 7,2 tỷ đồng, quận Hoàng Mai 4,5 tỷ đồng, Hai Bà Trưng 4,5 tỷ đồng; thì có những nơi rất thấp: Huyện Quốc Oai 147 triệu đồng, huyện Phúc Thọ 271 triệu đồng, thậm chí con số này tại huyện Thường Tín là bằng không.
Năm 2014, theo chỉ tiêu mà UBND TP giao cho các đơn vị (dựa theo số lượng thống kê đầu xe máy trên địa bàn), tổng mức thu phí đường bộ năm nay là 320 tỷ đồng. Tuy nhiên, thống kê từ Quỹ Bảo trì đường bộ TP Hà Nội cho thấy, tính đến cuối tháng 8/2014 con số này mới chỉ đạt 18 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra.
Việc triển khai thu phí cũng gặp nhiều khó khăn khi người đóng người không đóng gây nên tình trạng chây ì trong người dân. Và cũng chưa có biện pháp xử phạt nên không thể xử lý những người dân không đóng phí.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đặt câu hỏi có hay không việc thu phí chồng lên phí khi đã đóng phí theo đầu phương tiện mà vẫn phải nộp phí tại các trạm thu phí.
Theo Báo Đất Việt
Hà Nội: Nữ sinh bị bác 'hờ' ép làm nô lệ tình dục suốt 3 năm Cô gái Nguyễn Thị Lan (SN 1995) bị anh trai của mẹ kế nhắn tin đe doạ và ép làm nô lệ tình dục trong suốt 3 năm. Một phút lầm lỡ ân hận cả đời Không quá khó để tìm đến được nhà cô bé Nguyễn Thị Lan, người vừa dũng cảm tố cáo vụ việc của mình lên cơ quan công...