Chính quyền xã chậm trễ, bệnh binh nặng mòn mỏi chờ đất ở
Mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của tỉnh, của huyện nhưng gần 1 năm trôi qua, bệnh binh Bạch Văn Nghệ vẫn chưa được cấp đất ở. Cùng với người em gái, ông Nghệ đang sống trong một căn nhà nhỏ được dựng ngay bên bờ sông.
Bệnh binh nặng không có đất ở
Theo trình bày của bà Bạch Thị Hồng (xóm 10, xã Nghi Thuận, Nghi Lộc), gia đình bà là gia đình có nhiều đóng góp cho cách mạng. Bố bà là Đảng viên cộng sản thời kỳ 30-31. Hai người anh trai của bà xung phong vào bộ đội, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong đó có người anh trai Bạch Văn Nghệ (SN 1951) đi bộ đội năm 1967, chiến đấu ở chiến trường Lào. Sau khi xuất ngũ, ông Nghệ được đón về Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh (Nghi Phong, Nghi Lộc) với tỷ lệ mất sức lao động 81% (bệnh binh 1/3) và nhiễm chất độc hóa học.
“Tôi sinh sống ở Kon Tum, bố mẹ và hai anh lần lượt mất đi, anh Nghệ vào trại điều dưỡng, toàn bộ nhà cửa, vườn tược từ xa xưa để lại được chia cho người khác. Năm 2010, do nhà chỉ còn hai anh em nên tôi quyết định trở về, đón anh Nghệ chăm sóc cho có anh có em. Từ đó đến nay tôi liên tục làm đơn xin được cấp đất để hai anh em có chỗ sinh sống ổn định nhưng vẫn chưa được giải quyết”, bà Hồng cho biết.
Căn nhà anh em ông Bạch Văn Nghệ đang sinh sống được hàng xóm giúp đỡ, dựng ngay sát bờ sông.
Ngày 7/2/2014, thay mặt Tỉnh ủy, ông Trần Công Dương – Chánh văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An đã ký công văn số 2778 – CV/TU trong đó ghi rõ: UBND tỉnh chỉ đạo Sở LĐ-TB-XH xem xét nguyện vọng của thương binh Bạch Văn Nghệ, giải quyết về cho gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách theo quy định; Huyện ủy Nghi Lộc chỉ đạo UBND huyện và UBND xã Nghi Tuận quan tâm, cấp đất làm nhà ở cho gia đình chính sách theo quy định hiện hành.
Tại Thông báo số 110/TB-UBND huyện Nghi Lộc về việc giải quyết đơn thư đề nghị của ông Bạch Văn Nghệ ngày 12/5/2014 ghi rõ: Từ nay đến hết năm 2014 hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục và các điều kiện khác như đất đai, nhà ở để tạo điều kiện cho bệnh binh Bạch Văn Nghệ được trở về sinh hoạt tại địa phương theo nguyện vọng của bà Bạch Thị Hồng. Ngày 22/7/2014, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 154/QĐ-NCC chuyển ông Bạch Văn Nghệ từ Trung tâm điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An về huyện Nghi Lộc quản lý và thực hiện từ ngày 1/8/2014.
Công văn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo về việc xem xét, giải quyết đất ở cho ông Bạch Văn Nghệ.
Sau khi hoàn tất thủ tục đón ông Bạch Văn Nghệ từ Trung tâm điều dưỡng thương binh tâm thần về, việc giải quyết đất và nhà ở đối với ông Nghệ vẫn chưa được thực hiện. Hàng xóm xúm nhau dựng cho hai anh em ông Nghệ một gian nhà bên bờ sông, trên phần đất vốn là nơi chất rơm của một gia đình khác. Hiện tại, hai anh em ông Nghệ sinh sống trên căn nhà lợp fibro xi măng diện tích 25m2.
Do ảnh hưởng của chiến tranh nên ông Bạch Văn Nghệ không thể lao động, ít nhận biết được những gì diễn ra quanh mình. Hằng ngày, ông ngồi bên cửa sổ và nói chuyện một mình. Câu chuyện không đầu không cuối của người cựu binh này chỉ xoay quanh những trận đánh, những cái chết của đồng đội và những gian khó trải qua giữa chiến trường.
Bệnh binh 81% Bạch Văn Nghệ trong căn nhà tạm của mình.
“Gia đình tôi là gia đình cách mạng, bây giờ chỉ còn hai anh em. Tôi biết Đảng và Nhà nước luôn có ưu đãi đối với người có công với cách mạng về nhà ở nhưng không hiểu sao tỉnh và huyện đã quyết rồi nhưng tính đến thời điểm hiện tại chính quyền xã Nghi Thuận vẫn chưa giải quyết đất ở cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ có nguyện vọng được cấp một mảnh đất nhỏ, được dựng một căn nhà để hai anh em yên tâm chăm sóc lẫn nhau và có chỗ thờ phụng cha mẹ đã khuất”, bà Hồng kiến nghị.
Video đang HOT
Vẫn phải tiếp tục chờ đợi?
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Lộc – Chủ tịch UBND xã Nghi Thuận cho biết, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề cấp đất để ổn định chỗ ở đối với ông Nghệ và bà Hồng. “Theo quy định thì ông Nghệ phải đi giám định nhưng gia đình không đưa đi nhưng khi về địa phương thì xã cũng hết sức quan tâm, tạo điều kiện. Ông Nghệ thuộc đối tượng được cấp đất định giá, còn đất trước ủy ban là đất đấu giá nhưng chưa được quy hoạch. Vừa qua, xã có quy hoạch cấp mảnh đất sau ủy ban cho gia đình nhưng bà Hồng không đồng ý”, ông Lộc cho hay.
Theo bà Hồng, lý do bà không đồng ý mảnh đất mà xã bố trí bởi lẽ đó là khu vực ao tù nằm khuất sau trụ sở UBND xã. Hơn nữa, trước đây, mảnh đất đó vốn là khu vực trạm y tế cũ. Bởi vậy, xét về mặt tâm linh lẫn vị trí đất ở thì không phù hợp với nguyện vọng của bà.
Mảnh đất chính quyền xã Nghi Thuận định cấp cho ông Bạch Văn Nghệ nhưng bà Bạch Thị Hồng không đồng ý.
Khi bà Hồng không đồng ý với phương án của xã đưa ra thì hai anh em bà vẫn tiếp tục sống trên mảnh đất sát bờ sông. Hiện, khu vực này đang nằm trong kế hoạch giải tỏa để phục vụ dự án xây dựng đường N5 nối Khu công nghiệp Nam Cấm lên phía Tây. Khi triển khai dự án đường N5, một con đường vận chuyển được quy hoạch chạy qua khu vực chỗ anh em ông Nghệ đang sinh sống. Chính quyền xã Nghi Thuận đã tính đến phương án xây một ki-ốt ngay trung tâm xã để hai anh em ông Nghệ sống tạm trong khi chờ được cấp đất.
Tuy nhiên sau đó con đường vận chuyển này chuyển sang khu vực khác, anh em bà Hồng vẫn tiếp tục ở trên vị trí cũ. Theo ông Nguyễn Đình Hợp – Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Nghi Thuận, hiện chính quyền xã đang vận động chủ đầu tư dự án di dân tái định cư để bố trí cho anh em ông Nghệ một mảnh đất trong khu vực tái định cư. Trong khi đó, ông Lộc lại cho rằng việc bố trí chỗ ở cho anh em ông Nghệ tại khu tái định cư là theo nguyện vọng của bà Hồng.
Các công văn đốc thúc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An về việc cấp đất để làm nhà ở cho ông Bạch Văn Nghệ.
Hiện tại việc di dân tái định cư đối với các hộ dân thuộc diện phải di dời để thực hiện dự án đường N5 vẫn chưa thể triển khai do họ chưa đồng ý với mức bồi thường của chủ đầu tư. “Chúng tôi đang vận động người dân nhưng họ vẫn chưa đồng ý. Bởi vậy việc bố trí đất ở cho ông Bạch Văn Nghệ vẫn chưa thực hiện được. Có khả năng sẽ là rất lâu đấy”, ông Lê Xuân Lộc cho hay. Đương nhiên, chưa cấp được đất ở thì đồng nghĩa với việc chưa thể xây nhà cho ông Nghệ!
Hoàng Lam
Theo Dantri
Kỳ vọng của tân Bí thư Quảng Ninh
Không phụ thuộc vào lợi thế tự nhiên, tiếp tục mạnh dạn cải cách, đổi mới từ tổ chức bộ máy đến mô hình phát triển để biến Quảng Ninh thành nơi cần đến và đáng sống.
Tân Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc trò chuyện với VietNamNet hôm qua, ngay sau khi ông được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thưa ông, những năm gần đây, tình hình kinh tế của cả nước gặp nhiều khó khăn nhưng riêng Quảng Ninh vẫn giữ được phong độ với mức tăng trưởng 9%, bình quân thu nhập đầu người tăng gấp đôi từ 1.800 USD lên 3.500 USD. Ông có thể chia sẻ bí quyết của tỉnh?
Tôi khẳng định rằng đây là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, kết quả của sự đoàn kết, thống nhất, sâu sát và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh.
Quảng Ninh đã chủ động, linh hoạt, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể ba khâu đột phá chiến lược, tập trung xây dựng thể chế mà điểm xuất phát là từ bài toán quy hoạch và cải cách hành chính. Tỉnh đã xây dựng Đề án đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc. Ảnh: H.Anh
Cùng với đó, chúng tôi đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quy luật của kinh tế thị trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trong việc định hướng xây dựng quy hoạch chiến lược, xây dựng thương hiệu địa phương; trong thu hút nhân tài và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Đối với các dịch vụ công, tỉnh thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân, còn nhà nước giữ vai trò điều tiết cho đối tượng chính sách và khu vực khó khăn...
Có ý kiến cho rằng, Quảng Ninh đạt được những kết quả này phần lớn nhờ khai thác tốt lợi thế từ thiên nhiên ban tặng như: mỏ than lớn nhất Đông Nam Á, kỳ quan thiên nhiên thế giới vinh Hạ Long, Bái Tử Long, thêm vào đó là vùng đất thiêng Yên Tử... Và nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo việc phát triển dựa vào đào và chặt sẽ không bền vững mà còn nguy hại đến môi trường và kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác. Là một tỉnh có nguồn thu lớn dựa vào than, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Nếu nói rằng sự phát triển của Quảng Ninh hoàn toàn phụ thuộc vào những thứ trời cho và khai thác theo kiểu đào và chặt thì hoàn toàn không đúng.
Tôi đưa ra một vài con số thống kê để chúng ta có thể hình dung về sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm qua. Nếu như năm 2011, thu ngân sách từ than là 67% thì đến năm 2014, con số này chỉ còn 47%. Về đóng góp trong GDP, năm 2011, khai thác than là hoạt động kinh tế lớn nhất tại Quảng Ninh chiếm 25% tổng GDP toàn tỉnh, nhưng đến 2014 nó chỉ chiếm 18,6% GDP.
Trong khi đó thu ngân sách từ du lịch lại có bước chuyển dịch tích cực: năm 2011, thu ngân sách từ du lịch chỉ chiếm 2,4%, 2014: 5,1%. Đóng góp trong GDP thì lĩnh dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.
Chuyển từ nâu sang xanh
Đây là kết quả của triết lý phát triển chuyển từ nâu, đen sang xanh" của Quảng Ninh?
Tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều khu vực trên thế giới.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, tăng trưởng xanh được hiểu là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển gắn chặt với việc thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đề ra (cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng).
Qua đó, tỉnh dần dần giảm bớt việc dựa vào các yếu tố không bền vững như tài nguyên hữu hạn và tăng dần các yếu tố bền vững dựa vào vị trí địa chính trị, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống lịch sử và trí tuệ con người... để phát triển.
Kỳ vọng của ông về một Quảng Ninh xanh trong tương lai sẽ như thế nào?
Chúng tôi xác định đây không phải là kỳ vọng mà là mục tiêu phải đạt được trong thời gian tới.
Cụ thể, đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường bền vững.
Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam, sẽ là nơi cần đến và đáng sống của mọi người.
Không 'nhầm vai'
Ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch tỉnh và ông Nguyễn Văn Đọc Bí thư có gì khác nhau, thưa ông?
Hôm nay (20/4) tôi ngồi đây vẫn là người của Ủy ban, sáng nay tôi được bầu thêm một chức nữa là Chủ tịch HĐND nhưng sáng mai tôi sẽ chuyển sang Tỉnh ủy. Do vậy ông Nguyễn Văn Đọc Bí thư và ông Nguyễn Văn Đọc Chủ tịch vẫn là một, chỉ có vai trò khác nhau.
Bí thư là vai trò người đứng đầu, cơ bản là xây dựng đường hướng, chủ trương, chính sách, đó là tập trung lãnh đạo, tập trung ra nghị quyết đảm bảo phát triển kinh tế xã hội hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền... Còn Chủ tịch UBND thì cụ thể hóa những nghị quyết này bằng các công việc cụ thể, quyết định cụ thể, đảm bảo thực hiện được những nghị quyết mà ông Bí thư đã ra.
Liệu có khi nào ông nhầm vai?
Một trong những vấn đề chúng tôi đang từng bước chỉ đạo thực hiện là thí điểm đại hội cơ sở bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư và phó bí thư. Ở cấp xã phường thực hiện bí thư kiêm chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND để cho có sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, còn ở mỗi vị trí có vai trò khác nhau thì chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Cao hơn nữa, chúng tôi đang phấn đấu kì này có 2 bí thư huyện kiêm chủ tịch UBND.
Ở cương vị của tôi vừa là Bí thư tỉnh vừa là chủ tịch HĐND thì Quảng Ninh đã có tiền lệ nhiều lần và đã có nhiều địa phương thực hiện rồi. Tôi thấy rằng mô hình này đã được phát huy và chắc chắn không có sự nhầm vai. Mỗi một cơ quan chức năng đều có một chức năng, vai trò khác nhau. Đảng lãnh đạo toàn diện, HĐND thì xây dựng cơ chế chính sách, giám sát thực hiện các nghị quyết.
Về mặt tổ chức bộ máy cũng như trong chỉ đạo điều hành thì việc bí thư kiêm chủ tịch HĐND mang lại nhiều thuận lợi như ông nói. Nhưng đứng góc độ là người dân thì HĐND là nơi đại diện cho tiếng nói của dân còn cơ quan Đảng lại giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Ông làm thế nào để cân bằng và hài hòa được hai nhiệm vụ này?
Vấn đề lớn nhất, mục tiêu lớn nhất của Đảng là để phục vụ nhân dân mà vào HĐND cũng là để phục vụ nhân dân, đại diện cho nhân dân triển khai các nghị quyết đi vào cuộc sống và giám sát việc thực hiện này. Vì vậy không có chuyện lệch vai.
Đã là lãnh đạo thì trước hết phải lãnh đạo vì nhân dân cho nên làm Bí thư hay Chủ tịch HĐND cũng vậy, không có sự chồng chéo.
Theo Thu Hằng
Vietnamnet
Bộ Tư pháp "đau đầu" giải quyết vụ trúng đấu giá hơn 37 tỷ đồng Doanh nghiêp nôp đu sô tiên trung đâu gia 37,2 tỷ đồng cho Chi cuc thi hanh an dân sư đia phương nhưng 5 năm qua vân chưa lây đươc tai san cua minh. Ông Trân Tiên Dung - Chanh văn phong Bô Tư phap. Trong cuôc hop bao cuôi tuân qua, ông Trân Tiên Dung - Chanh văn phong kiêm ngươi phat...