Chính quyền vào cuộc vụ dân tố trại lợn gây ô nhiễm môi trường
Sau khi Người Đưa Tin Pháp Luật phản ánh người dân xã Thanh Xuân (Thanh Hóa) tố trại lợn gây ô nhiễm môi trường, chính quyền địa phương đã vào cuộc kiểm tra.
Ông Trần Mạnh Long – Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết, ngay sau khi Người Đưa Tin Pháp luật có bài viết phản ánh, người dân thôn Thanh Bình, xã Thanh Xuân tố trại lợn gây ô nhiễm môi trường, huyện đã giao Phòng tài nguyên và Môi trường phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, lập biên bản.
“Như Xuân là một huyện nghèo, thời gian gần đây thu hút được một số dự án trong đó có trang trại chăn nuôi lợn vào đầu tư. Quan điểm của huyện là không vì phát triển kinh tế mà không chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Sau khi Người Đưa Tin Pháp luật phản ánh, huyện đã giao phòng TN&MT phối hợp với xã xuống kiểm tra, lập biên bản. Huyện cũng sẽ giao một phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì trực tiếp xuống kiểm tra, làm việc với chủ trang trại. Nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm, huyện sẽ xử lý nghiêm và yêu cầu trang trại cam kết thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường” – ông Long nói.
Người dân thôn Thanh Bình tố trại lơn của công ty Nông nghiệp sạch Thanh Xuân gây ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Ông Trần Duy Dân – Thành viên Hội đồng quản trị công ty Cổ phần Nông nghiệp sạch Thanh Xuân thông tin, trang trại chăn nuôi tại thôn Thanh Bình có quy mô 10ha, thiết kế nuôi 2400 con lợn nái. Thực hiện yêu cầu của huyện, ông đại diện cho công ty tới phối hợp làm việc.
Theo ông Dân, do chưa có kết luận của cơ quan chức năng nên chưa thể khẳng định trang trại chăn nuôi lợn của công ty gây ô nhiễm môi trường như phản ánh của người dân thôn Thanh Bình. Nếu doanh nghiệp vi phạm thì sẽ chịu trách nhiệm, khắc phục hậu quả và cam kết trong thời gian tới sẽ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Dòng nước thải chảy phía ngoài tường rào của trang trại chăn nuôi lơn.
Trước đó, Tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật có bài viết: “Dân phẫn nộ, tập trung tố trại lợn “bức tử” môi trường!”. Nội dung bài viết phản ánh, thời gian gần đây, người dân thôn Thanh Bình, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước tại đập Xà Xán (nằm trên suối Xà Xán) bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối, cá bị chết … Họ cho rằng, nguyên nhân gây ra việc ô nhiễm trên là do trang trại chăn nuôi lợn Nông nghiệp sạch Thanh Xuân nằm phía đầu nguồn nước.
Từ đập Xà Xán, đi lên phía thượng nguồn khoảnh 500m, người dân cùng PV bất ngờ phát hiện, một dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối chảy từ trong lòng từ hướng trại chăn nuôi lợn ra.
Ông Trần Duy Dân thông tin thêm, hiện các đơn vị chức năng của UBND huyện Như Xuân đã lấy mẫu nước thải của trang trại lợn đi kiểm tra.
HĐND tỉnh giám sát về ô nhiễm môi trường theo phản ánh của cử tri
Ngày 15/1, tổ đại biểu số 8 HĐND tỉnh do ông Nguyễn Công Danh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác bảo vệ môi trường theo kiến nghị của cử tri.
Đoàn giám sát HĐND khảo sát thực tế tại suối Giao Kèo.
Theo đó, đoàn đã tổ chức giám sát tại 2 điểm: Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (TX. Phú Mỹ) và nhà máy chế biến mủ cao su Phát Hưng (xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức).
Tại thời điểm giám sát, đoàn ghi nhận đoạn suối Đá (đầu nguồn suối Giao Kèo), phía ngoài hàng rào khu xử lý có mùi hôi nồng nặc; lòng suối có nước màu đen. Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý các khu xử lý chất thải, hiện không phát hiện đơn vị vi phạm về bảo vệ môi trường nằm trong khu xử lý. Tuy nhiên, thời gian gần đây có 2 cơ sở thu mua ve chai, các loại phế liệu bên ngoài khu xử lý (nằm gần khu vực này) nhưng công tác bảo vệ môi trường tại 2 cơ sở này chưa được giám sát.
Còn nhà máy chế biến mủ cao su Phát Hưng liên tục bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường. Tại thời điểm đoàn đến khảo sát, nhà máy vẫn đang hoạt động; nước thải của nhà máy vượt quy chuẩn từ 3-5 lần; nước rỉ rác chưa được thu gom triệt để; kho chứa vật liệu chưa được cải tạo...
Được biết, nhà máy chế biến mủ cao su Phát Hưng trực thuộc Công ty TNHH Phát Hưng Tây Ninh, đi vào hoạt động từ năm 2006. Năm 2010, nhà máy này đã bị UBND tỉnh BR-VT đình chỉ hoạt động vì gây ô nhiễm môi trường. Năm 2013, nhà máy Phát Hưng được cấp phép hoạt động trở lại khi đã xây dựng được đề án BVMT. Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, công ty tiếp tục bị UBND tỉnh BR-VT phạt 574 triệu đồng vì hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Làm việc với Đoàn giám sát HĐND tỉnh, UBND huyện Châu Đức kiến nghị chấm dứt hoạt động nhà máy này, hoặc di dời nhà máy đến vị trí khác, áp dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường.
Kết luận tại buổi khảo sát, ông Nguyễn Công Danh cho biết, đoàn đã ghi nhận thực tế tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên và Nhà máy chế biến mủ cao su Phát Hưng là đúng như phản ánh của cử tri. Đoàn khảo sát đã yêu cầu các đơn vị liên quan có báo cáo giải trình về 2 vụ việc trên từ đó đề xuất kiến nghị giải pháp xử lý.
Vĩnh Lợi (Bạc Liêu): Dân đến vui vẻ, về hài lòng Không chỉ tạo không khí vui vẻ, nhiệt thành, Ban Thường vụ Huyện ủy Vinh Lơi, tỉnh Bạc Liêu còn khuyến khích các đơn vị liên quan giải quyết thủ tục cho người dân càng sớm càng tốt đê ngươi dân hai long Lấy phương châm "Đến với dân, không chờ dân đến" trong thực hành lời dạy của Bác Hồ, Ban Thường...