Chính quyền Ukraine đang bỏ rơi quân đội?
Quân đội Ukraine với số lượng vừa ít vừa trang bị kém và lạc hậu, luôn trong tình trạng &’hom hem’ khi đối mặt với các tay súng đối lập.
Khi viên chỉ huy Yuri Bereza cùng với 150 dân quân dưới trướng mình áp sát lực lượng đối lập tại miền Đông, không có vệ tinh giám sát hay máy bay không người lái để phát hiện ra đối phương hỗ trợ họ. Không có một thông tin nào về cuộc tấn công sắp tới được thông báo trên điện đàm. Không có một binh lính chính phủ nào yểm trợ phía sau thông báo cho các chiến binh tình nguyện của Bereza về việc họ đã bị cô lập. Thực tế, đội quân 700 lính chính phủ đã bỏ chạy hàng loạt.
Người lính Ukraine. Ảnh: Loiko
Lời kêu cứu của đơn vị này về đến Kiev, thủ đô Ukraine, thông báo họ bị bao vây, chỉ mang lại cho họ những lời hứa sẽ được tiếp viện, lương thực và đạn dược, nhưng chẳng có ai đến cứu những con người này, họ sống nhờ vào cỏ và nước mưa khi phải chiến đấu 5 ngày liên tục, bị bắn tỉa “giống như trong trò đi săn”, Bereza nhận xét cay đắng về trận chiến này hai tháng trước đây.
Thất bại ở Ilovaisk, nơi 107 lính không chính quy thiệt mạng và ít nhất 700 lính chính quy và quân tình nguyện bị bắt giữ, là thất bại đau nhất của quân đội Ukraine kể từ sau khi độc lập khỏi Liên bang Xô viết.
Một đội quân thường trực với 1 triệu người mà Ukraine thừa kế từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991 đã giảm xuống chỉ còn 100.000 người. Các nhà phân tích cho rằng ngay cả con số đó cũng chỉ là thổi phồng. Vào thời điểm những người đòi độc lập khỏi Ukraine bắt đầu chiếm cứ lãnh thổ vào tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng khi ấy là Ihor Tenyukh đã thông báo rằng Ukraine không có hơn 6.000 quân trực chiến để đè bẹp quân đối lập.
Quân đội của Ukraine như nhà dột nóc kể từ sau khi tách khỏi Liên Xô, khi mà những vị trí cao cấp trong quân đội được coi như là những phần thưởng dễ dãi cho những người ủng hộ đảng cầm quyền. Kể từ khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich vào tháng Hai, giới lãnh đạo quân sự được ví như như một chiếc cửa quay. Vị Bộ trưởng Quốc phòng thứ 4 chỉ trong vòng 8 tháng qua, ông Stepan Poltorak, được Tổng thống Petro Poroshenko chỉ định và nhậm chức chỉ mới hôm thứ Ba tuần trước.
Video đang HOT
Ngân sách quốc phòng giảm
Năm ngoái Ukraine cấp 1,9 tỷ USD cho các lực lượng vũ trang và con số của Bộ Quốc phòng cho thấy chỉ có 10% trong số đó được dành cho việc hiện đại hóa công tác huấn luyện và khí tài.
“Các đợt diễn tập quân sự lớn của Ukraine diễn ra cách đây đã 9 năm”, ông Ihor Smeshko – người từng đứng đầu cơ quan an ninh và hiện là người đứng đầu ủy ban tình báo của ông Poroshenko cho biết.
Không có một chiếc máy bay chiến đấu nào mới được đưa vào hoạt động kể từ ngày độc lập và sức mạnh không quân của nước này “co ngót” lại chỉ còn khoảng ba chục máy bay chiến đấu và một hạm đội máy bay trực thăng lỗi thời với 1.500 chiếc tiếp quản từ thời Liên Xô tan rã, trợ lý tổng thống phụ trách về công tác quyên góp tài chính cho quân du kích ông Yuri Biryukov cho biết.
Tình hình kinh tế tệ hại của Ukraine đã dẫn đến những đợt cắt giảm mạnh trong sản xuất vũ khí, vốn là một kế sinh nhai cho các khu vực miền Đông, làm tăng thêm tình trạng thất nghiệp và bất mãn ở các vùng này và dẫn đến cuộc xung đột hiện nay. Những gì còn được sản xuất thì thường bán cho những quốc gia khác, trong đó có Nga.
Thậm chí nếu các đồng minh phương Tây của Kiev có muốn cung cấp các vũ khí tinh vi hơn nữa cho Ukraine, thì những vũ khí, khí tài này cũng không thể tích hợp vào kho vũ khí và các hạm đội cũ rích của Ukraine có từ thời Xô Viết nếu không tiến hành cải tiến đồng loạt và tốn kém – ôngVladimir Grek, một cựu chuyên gia thiết kế vũ khí của Bộ Quốc phòng cho biết.
Theo ông Grek, Ukraine cần đầu tư ít nhất 5 tỷ USD mỗi năm để cải hiện hệ thống quốc phòng của mình. “Chúng ta cần phải đưa các tổ hợp công nghiệp vào vận hành ở trạng thái chiến tranh, hoạt động 24 giờ mỗi ngày để có thể có được những vũ khí mới càng sớm càng tốt”.
Sự rệu rã của quân đội chính quy đã làm nảy sinh ra hàng loạt các đơn vị tình nguyện. Ví dụ như tiểu đoàn Bereza hợp tác với các tư lệnh ở Kiev để tiếp cận được các xe tăng và pháo cối của bên quân đội. Những tổ chức khác như quân du kích Phe Cánh tả chiến đấu cho những ý đồ riêng của họ, và thường là với một sự tàn bạo khiến cho Moscow đã phải lên tiếng là Ukraine toàn những “kẻ phát xít kiểu mới” .
Binh sĩ không còn muốn chiến đấu
Thiếu vũ trang và thiếu cái ăn, quân Ukraine bỏ chạy khỏi một số trận chiến trước cả khi súng nổ, như trong vụ rút lui ở Ilovaisk. Một đơn vị quân đội khác đóng quân gần biên giới xa xôi với Nga dọc theo Biển Azov đã bỏ chạy vào cuối tháng 8 khi có hai đoàn cơ giới bọc thép lao qua một trạm kiểm soát và tràn vào thị trấn Novoazovsk.
“Chúng tôi không có đồ ăn nóng. Chúng tôi ăn những đồ phân phát khô, và khi họ chạy khỏi thì chúng tôi mới bắt đầu tìm kiếm cái gì đó trên các cánh đồng”, Ondriy, một binh sĩ 21 tuổi đang nghỉ phép ở Kiev nói trong khi giấu tên họ đầu đủ vì sợ bị trả thù cho những lời kêu ca của mình. Anh này cho biết tư lệnh của anh đã khuyên anh ta khi đang nghỉ phép là đừng có quay lại, vì &’chẳng có ích gì để chết cho một đất nước không quan tâm gì tới anh.”
Những người Ukraine ở xa vùng chiến tranh thừa nhận rằng cuộc xung đột này chẳng có vẻ như là thật sự diễn ra đối với họ. Ở Kiev, nơi chỉ cách miền Đông có một giờ bay, cũng chẳng có nhiều dấu hiệu cho thấy có một cuộc chiến. Những lời quảng cáo chính trị cho cuộc bầu cử Quốc hội ngày 26/10 tràn ngập các bảng biển và chương trình trò chuyện trên truyền hình và cũng chẳng có mấy những gia đình không có người thân ở chiến tuyến muốn để cho cuộc chiến ảnh hưởng đến tâm tư lo lắng của họ.
“Những thanh niên tốt nhất, dũng cảm nhất bỏ mạng mỗi ngày ở miền Đông Ukraine và tôi cũng tự hỏi không biết họ có thực sự nên ở đó và chiến đấu hay không,” Anzhella Polovinko, 43 tuổi, một người thiết kế quần áo ở Kiev nói.
Mặc dù tình trạng đáng thương của quân đội đang làm cho nhiều người đánh mất đi nhuệ khí nhưng các quan chức Ukraine lại nói rằng họ có lợi thế là quân lính và tình nguyện viên có sự cam kết hơn đối phương trong cuộc chiến vì sự tồn vong của đất nước.
Những người dũng cảm và yêu nước cũng chỉ có hạn chế. Những chiến binh như Volodymyr Tugai, 38 tuổi, một lính nhảy dù trước đây đã chiến đấu bên tiểu đoàn tình nguyện Bereza ở Ilovaisk, nói anh ta cảm thấy bị phản bội vì chẳng ai biết tới mình.
Tugai – người đã bị thương vì một mảnh đạn găm vào cổ trong một trận chiến giữa tháng 8, nhớ lại cảnh một binh sĩ trẻ bị cụt một chân cố với sang anh trong chiếc giường trên một xe tải được làm thành trạm cấp cứu tạm thời.
“Anh ấy la lên &’Hu hu! Mẹ ơi! Cứu con với! Cho con về nhà!’ Tugai nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vọng khi đó của anh lính trẻ. “Lúc đó tôi chỉ ước mình có thể là mẹ cậu ấy bên cậu ấy ở đó khi đó. Nhưng cậu ấy đã ra đi trong tích tắc.”/.
Theo Quang Vinh
VOV.VN/Los Angeles Time
NATO kéo dài lệnh đình chỉ hợp tác với Nga
NATO đã quyết định sẽ kéo dài việc đình chỉ hợp tác với Nga vì không thấy bất kì thay đổi nào trong thái độ của Moscow, tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu vào hôm 25/6.
"Hiện giờ, chúng tôi không nhận thấy bầt kì thay đổi nào trong thái độ của Nga. Do đó, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc duy trì lệnh đình chỉ hợp tác quân sự và thường dân. Cũng sẽ không có bất kì sự hợp tác kinh tế nào với Nga cho đến khi nước này quay trở lại thực hiện luật pháp quốc tế", tổng thư kí Rasmussen cho biết.
Tổng thư kí NATO Anders Fogh Rasmussen
Trước đó, người đại diện của NATO cho biết, mặc dù khối đồng minh nhiều khả năng sẽ kéo dài lệnh đình chỉ hợp tác, nhưng cũng không hề có kế hoạch gia tăng các biện pháp cô lập Nga.
NATO đã đóng băng nhiều quan hệ hợp tác với Nga từ tháng 4 do những quan điểm trái ngược về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mặc dù ngừng hợp tác thực tế, NATO cho biết đối thoại chính trị giữa hai bên vẫn được duy trì ở cấp đại sứ hoặc cao hơn. Khối đồng minh cũng cho biết sẽ xem lại mối quan hệ với Nga trong phiên họp vào tháng 6.
Theo ANTD
Tổng thống Gruzia cảnh báo phương Tây không được cô lập Nga Ngày 25-4, Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili đã lên tiếng cảnh báo các nước phương Tây không được cô lập Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP tại Prague, Tổng thống Gruzia, nước từng bị quân đội Nga đánh cho tơi tả vào năm 2008, cho rằng việc này có...