Chính quyền Trump yêu cầu 46 công tố viên thời Obama từ chức
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions yêu cầu 46 công tố viên liên bang từ thời chính quyền Obama từ chức.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions. Ảnh: AP
“Giống như sự chuyển giao quyền lực từng diễn ra trước kia, nhiều công tố viên Mỹ được chính quyền thời trước chỉ định đã rời Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Tư pháp hiện đã đề nghị 46 công tố viên còn lại nộp đơn từ chức để đảm bảo sự chuyển giao quyền lực”, người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Sarah Isgur Flores hôm qua nói với CNN.
Danh sách các công tố viên bị đề nghị từ chức chưa được công bố. “Cho tới khi các công tố viên mới được xác nhận, những công tố viên trong các cơ quan tư pháp Mỹ sẽ tiếp tục công việc điều tra, truy tố và ngăn chặn bạo lực”, Flores nói.
Hai nguồn tin thân cận với Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ không chắc chắn khi nào việc chỉ định công tố viên mới sẽ diễn ra. “Không có chi tiết rõ ràng nào từ Bộ Tư pháp về tương lai của các công tố viên Mỹ”, một nguồn tin nói.
Dianne Feinstein, thành viên thuộc đảng Dân chủ của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, cho biết bà thấy “ngạc nhiên” và “lo lắng” về hành động của Bộ Tư pháp.
“Cố vấn pháp lý của Nhà Trắng Donald McGahn hồi tháng một nói với tôi rằng việc chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện theo cách đảm bảo tính tiếp nối. Rõ ràng việc đề nghị công tố viên từ chức không phải là sự tiếp nối”, bà Feinstein nói.
Video đang HOT
Chính quyền Mỹ có quyền thay thế và chỉ định các công tố viên. Cựu tổng thống Bill Clinton đã bãi nhiệm hàng chục công tố viên trong năm đầu tiên ở Nhà Trắng.
Năm 2011, bộ trưởng tư pháp dưới thời cựu tổng thống George W. Bush cho biết ông điều chuyển 93 công tố viên. Cựu tổng thống Ronald Reagan thay thế phần lớn công tố viên trong hai năm đầu tiên cầm quyền.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer tuyên bố việc các công tố viên được chính quyền thời trước chỉ định bị đề nghị thôi việc là điều “không có gì gây ngạc nhiên”, bởi họ là những người ủng hộ chương trình nghị sự của chính quyền cũ.
Văn Việt
Theo VNE
"Liên hệ với Nga": Chiêu mới cản Trump kết nối Putin
Một "ma trận" đang được các đối thủ của Trump giăng ra mà mục đích của họ là ngăn cản Trump kết nối với Putin...
Ngày 1/3, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions khẳng định ông không hề thảo luận các vấn đề liên quan đến chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ với bất cứ ai bên phía Nga. Trong một tuyên bố, ông Sessions nói: "Tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ quan chức Nga nào để thảo luận các vấn đề về chiến dịch vận động tranh cử. Tôi không hiểu cáo buộc này là về cái gì. Điều đó là sai".
Trước đó, The Washington Post đã tiết lộ ông Sessions từng có 2 cuộc nói chuyện với Đại sứ Nga trong năm 2016 khi còn là Thượng nghị sĩ, tuy nhiên, ông không hề đề cập đến việc này trong phiên điều trần vừa qua tại Thượng viện để xác nhận ông có đủ tiêu chuẩn làm Bộ trưởng Tư pháp theo đề cử của Tổng thống Donald Trump hay không.
Tại phiên điều trần, khi được hỏi về Nga, ông Sessions trả lời ông không có liên lạc nào với người Nga. Người phát ngôn của ông Sessions, bà Sarah Isgur Flores cho rằng, không có gì dối trá trong câu trả lời của ông Sessions vì vị Thượng nghị sĩ bang Alabama này chỉ được hỏi về các mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.
Bản thân ông Jeff Sessions không được hỏi về các cuộc gặp của ông với cương vị một Thượng nghị sĩ và thành viên của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ trong việc tiếp xúc với Nga. Trong khi năm 2016, ông Sessions đã có hơn 25 cuộc trao đối với các đại sứ của nước ngoài trên cương vị thành viên cấp cao của ủy ban này.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions
Có thể thấy rằng sau "hacking Nga" thì nay lại đến "liên hệ với Nga", giới chính trị truyền thống Mỹ đã liên tiếp dựng lên những rào cản khiến cho việc kết nối giữa chính quyền Trump với Kremlin gặp nhiều trắc trở. Điều đó có thể phá vỡ nhiều kế hoạch của vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ nhằm kết hợp với Moscow trong nhiều ván cờ đang đợi chờ ông.
Sau khi cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael Flynn phải từ chức vì "trót lỡ" tiếp xúc với Đại sứ Nga tại Mỹ, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa chính thức được nắm giữ quyền lực, đó là lời cảnh báo nghiêm khắc của các đối thủ gửi tới Trump trong việc muốn phá vỡ truyền thống của nền chính trị Mỹ, sớm kết nối với Moscow.
Ông Michael Flynn phải rời bỏ chức vụ vì ông vi phạm luật Mỹ quy định cho vai trò và trách nhiệm của ông với cương vị là Cố vấn An ninh Quốc gia trong một chính quyền mới đang trong quá trình kiện toàn bộ máy. Trước thực tế đó, Tổng thống Trump cũng phải kêu gọi cộng sự của mình từ chức để đảm bảo uy tín và quyền lực cho ông.
Sau khi ông Flynn rời khỏi chức vụ thì những thành viên khác được cho là "thân Nga" trong chính quyền Trump đã phải hạn chế rất nhiều trong việc kết nối với Moscow. Việc dùng cây gậy "liên hệ với Nga" buộc các thành viên nội các Trump phải săm soi trước khi thể hiện quan điểm hay hành động, là một thắng lợi lớn của các đối thủ muốn kiềm chế quyền lực của Trump.
Ngoại trưởng Rex Tillerson lần đầu gặp người đồng cấp Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov, dù thể hiện rõ lập trường tích cực nhằm cải thiện các mối quan hệ song phương Nga - Mỹ thông qua một loạt vấn đề, như cuộc chiến chống IS - vốn được Tổng thống Trump xem là ưu tiên hàng đầu, song cũng vẫn phải né chủ đề gai góc là cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bởi lẽ, khi đề cập đến vấn đề xung đột Ukraine đồng nghĩa đề cập đến lệnh trừng phạt mà Washington và các đồng minh áp đặt với Moscow, trong khi đây là vấn đề nhạy cảm nhất giúp cho các đối thủ có thể sử dụng thước đo mức độ "liên hệ với Nga" để phá vỡ bầu không khí cởi mở mà nội các Trump muốn xây dựng với Kremlin.
Thế là "thừa thắng xông lên", các đối thủ dồn ép Trump vào thế bị động khi họ biến thước đo mức độ "liên hệ với Nga" thành bảo bối của họ. Và nghệ thuật "đào bới" lại được họ vận dụng nhằm răn đe Tổng thống Trump và nội các của ông muốn trệch đường mà họ đã vạch sẵn. Cho dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ, việc sớm tiếp cận với Moscow là khó có thể được chấp nhận.
Và theo The Washington Post cho biết thì Đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng chỉ trích và kêu gọi tân Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions từ chức vì đã tiếp cận với Moscow. Nếu như cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Micheal Flynn bị cáo buộc là đã bàn bạc với Đại sứ Nga về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận, thì với tân Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, các đối thủ của Trump không đặt nặng vấn đề nội dung cũng như thời điểm gặp gỡ, trao đổi.
Thậm chí các đối thủ của Trump còn "mập mờ đánh lận con đen" khi cho rằng Bộ trưởng Sessions "đã nói dối trước Quốc hội về mối liên hệ với Nga, do vậy tân Bộ trưởng Tư pháp phải từ chức. Bởi như vậy là ông Sessions không phù hợp để trở thành người đứng đầu cơ quan tư pháp của đất nước", theo nhận định của lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Nancy Pelosi.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ron Wyden - một thành viên cấp cao của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ - đã yêu cầu mở một cuộc điều tra về mối liên hệ giữa chính quyền của Tổng thống Trump với phía Nga. Thế là một "ma trận" đang được các đối thủ của Trump giăng ra mà mục đích của họ là ngăn cản Trump kết nối với Putin - một cái gai của họ
Tuy nhiên, với những hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội Mỹ sau bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Trump trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ - nhất là việc chứng khoán Mỹ nối tiếp chuỗi tăng điểm kỷ lục - thì việc các đối thủ quyết ngăn cản Trump thực thi quyền lực vì nước Mỹ có thể khiến họ phải trả giá vì sự lệch pha giữa họ với phần đông cộng đồng người Mỹ ngày càng nới rộng ra hơn.
Theo Ngọc Việt
Đất Việt
Ông Trump "phản pháo" lãnh đạo phe Dân chủ gây sức ép với Bộ trưởng Tư pháp Tổng thống Donald Trump ngày 3/3 đã đăng đàn trên mạng xã hội Twitter để "phản pháo" hai lãnh đạo của phe Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ vì hối thúc Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions từ chức do ông này từng liên hệ với quan chức Nga trong cuộc bầu cử Mỹ hồi năm ngoái. Tổng thống Mỹ...