Chính quyền Trump tuyên bố chấm dứt chiến lược xoay trục sang châu Á
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố chính sách tái cân bằng ở châu Á, còn được gọi là xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama “chính thức chấm dứt”.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
“Xoay trục, tái cân bằng, đó là từ ngữ được dùng mô tả chính sách với châu Á của chính quyền trước. Tôi nghĩ các bạn có thể kỳ vọng chính quyền hiện tại sẽ có chiến lược riêng. Chúng tôi chưa đi vào chi tiết chiến lược mới”, DefenseNews hôm 14/3 dẫn lời quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton.
Được hỏi về tương lai của sự tái cân bằng ở châu Á, bà Thornton cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump có kế hoạch riêng cho khu vực, ngay cả khi kế hoạch này chưa hình thành.
Tuyên bố của bà Thornton được đưa ra trước khi Ngoại trưởng Rex Tillerson có chuyến công du đầu tiên tới châu Á Thái Bình Dương, nhấn mạnh việc chính quyền Trump vẫn duy trì các cam kết của Mỹ với khu vực.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia tích cực ở châu Á. Nền kinh tế châu Á rất quan trọng với sự thịnh vượng và phát triển của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục với các vấn đề như thương mại công bằng, thương mại tự do và các thách thức an ninh như Triều Tiên. Mỹ cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á”, Thornton nói.
Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Học viện Chính sách Quốc tế Lowy, Australia, cho biết còn quá sớm để đánh giá mối quan hệ giữa chính quyền Trump với các nước châu Á.
Ông Graham cảnh báo có thể có sự không chắc chắn xuất hiện trong “khoảng trống chính sách” vì đội ngũ nhân viên của Trump còn thiếu kinh nghiệm.
Chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ được cựu tổng thống Barack Obama khởi xướng nhằm thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Văn Việt
Theo VNE
Nhà Trắng đính chính cáo buộc Obama nghe lén Trump
Nhà Trắng cho rằng từ "nghe lén" mà Tổng thống Donald Trump dùng đề cập hoạt động theo dõi nói chung của chính quyền Obama, không ám chỉ ông Obama nghe lén người kế nhiệm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người tiền nhiệm Barack Obama. Ảnh: Reuters.
"Tôi nghĩ không còn nghi ngờ gì về việc chính quyền Obama có hoạt động theo dõi trong thời gian bầu cử năm 2016", CNN dẫn lời Sean Spicer, người phát ngôn Nhà Trắng, cho biết trong cuộc họp báo ngày 13/3. "Tổng thống dùng từ nghe lén trong ngoặc kép với ý nhắc đến theo dõi nói chung và các hoạt động khác".
Trong khi đó, từ điển Merriam-Webster, được cho là đáng tin cậy nhất về tiếng Anh - Mỹ, định nghĩa "nghe lén" ngắn gọn là theo dõi bằng cách can thiệp vào "đường dây điện thoại hoặc điện tín để lấy thông tin".
Tổng thống Donald Trump ngày 4/3 viết trên Twitter cá nhân rằng "Obama 'nghe lén' ở Tháp Trump" và cáo buộc ông là "người xấu". Theo Spicer, ông Trump muốn nhắc đến chính quyền Obama, không phải cáo buộc đích thân cựu tổng thống Mỹ có liên quan.
Spicer đưa ra bình luận cùng ngày với hạn chót để Bộ Tư pháp Mỹ cung cấp bằng chứng củng cố cáo buộc của Trump cho Ủy ban Tình báo Hạ viện. Nhà Trắng hiện chưa cung cấp bằng chứng nào. Nhiều cựu quan chức đã phủ nhận Tháp Trump bị nghe lén.
Kellyanne Conway, Trợ lý tổng thống Mỹ, hôm qua cho biết bà không có bằng chứng củng cố cáo buộc ông Obama nghe lén người kế nhiệm Trump. Thượng nghị sĩ John McCain đề nghị Tổng thống Trump nếu không chứng minh được thì nên rút lại cáo buộc.
Tổng thống Donald Trump nói ông bị nghe lén trên Twitter cá nhân ngày 4/3. Ảnh: Twitter.
Như Tâm
Theo VNE
Chính quyền Trump yêu cầu 46 chưởng lý thời Obama từ chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions ngày 10.3 đã yêu cầu 46 trưởng công tố liên bang còn lại từ thời chính quyền Barack Obama từ chức, "để đảm bảo một cuộc chuyển giao thống nhất". Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions. Theo CNN, Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra tuyên bố về việc yêu cầu từ chức vào chiều ngày...