Chính quyền Trump trống hàng trăm vị trí chủ chốt sau một năm cầm quyền
Hàng trăm vị trí quan trọng trong chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn chưa có nhân sự đảm nhận sau một năm ông đặt chân tới Nhà Trắng.
Ngoại trừ Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence (cà vạt đỏ), tất cả các quan chức trong bức ảnh này đều bị sa thải hoặc từ chức khỏi chính quyền Trump năm 2017 (Ảnh: Reuters)
Khi còn là ứng viên tranh cử vào Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump từng tiết lộ với các cử tri về kinh nghiệm quản lý “đế chế” kinh doanh đồ sộ của ông và tuyên bố chỉ tuyển dụng “những người tốt nhất”. Tuy nhiên, sau một năm cầm quyền và trong bối cảnh chính phủ Mỹ đóng cửa, hàng trăm vị trí chủ chốt trong chính quyền của ông vẫn đang bỏ trống. Nhà lãnh đạo Mỹ thường đổ lỗi cho đảng Dân chủ vì đã trì hoãn tiến trình phê chuẩn các nhân sự do ông đề xuất.
“Đảng Dân chủ đang trì hoãn mãi mãi việc phê chuẩn các nhân sự của tôi, bao gồm các đại sứ. Họ không khác nào những kẻ phá rối! Muốn họ phê chuẩn!”, Tổng thống Trump viết trên Twitter hồi tháng 7/2017.
Tính đến ngày 13/1, Tổng thống Trump đã đề cử tổng cộng 559 vị trí, trong đó có 301 vị trí được phê chuẩn. Trước đó, sau một năm nhậm chức, cựu Tổng thống Barack Obama đã đề cử 690 vị trí với 452 vị trí được phê chuẩn, còn cựu Tổng thống George W. Bush đề cử 741 vị trí với 493 vị trí được phê chuẩn.
Theo Max Stler, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tổ chức Đối tác Dịch vụ Công, điều đáng chú ý là có nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền Mỹ hiện gần như không có bất kỳ ứng viên nào được đề cử. Tổ chức này ước tính có khoảng 633 vị trí quan trọng chủ chốt của chính quyền Mỹ cần Thượng viện phê chuẩn và trong đó khoảng 40% vẫn chưa có ứng viên nào được đề cử để phê chuẩn.
Video đang HOT
Một nguồn tin khác cho biết có 353 nhân sự đã được tổng thống đồng ý, song chưa được phê chuẩn do chưa hoàn tất quá trình thẩm tra lý lịch. Theo nguồn tin, lý do dẫn tới tình trạng này bất nguồn từ sự thiếu quy củ trong đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống Trump – những người có nhiệm vụ rà soát hồ sơ của các ứng viên tiềm năng.
Ngoài ra, sự chậm trễ của Thượng viện trong việc phê chuẩn cũng là yếu tố cần tính đến. Trung bình, Thượng viện mất khoảng 72 ngày để phê chuẩn một vị trí nhân sự cho chính quyền Trump, trong khi chính quyền Obama mất 54 ngày và chính quyền Bush chỉ mất 36 ngày.
Một trong số các vị trí quan trọng chưa có người nắm giữ hiện nay là Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, trong khi sự cần thiết của vị trí này ngày càng tăng lên do tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, nhiều cơ quan cũng chưa có các vị trí thứ trưởng.
Thành Đạt
Theo Dantri
"Cánh tay phải" của ông Trump: Chưa có chính quyền nào chia rẽ đến thế
Cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon, người vừa bị sa thải hồi tuần trước, nói rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump là chính quyền chia rẽ nhất trong lịch sử Mỹ, cả về con đường lẫn định hướng hoạt động.
Ngoại trừ Phó Tổng thống Mike Pence (giữa), tất cả những người trong bức ảnh này, gồm (từ trái qua phải): cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, cựu Chiến lược gia trưởng Steve Bannon, cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer và cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đều đã từ chức hoặc bị sa thải khỏi chính quyền Tổng thống Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
"Không có chính quyền nào trong lịch sử bị chia rẽ nội bộ đến thế, cả về định hướng cũng như con đường mà nó nên đi", cựu chiến lược gia trưởng Steve Bannon nói trong cuộc phỏng vấn với Washington Postngày 19/8. Trước đó một ngày, ông Bannon bị sa thải khỏi Nhà Trắng dù ông vẫn được xem là "cánh tay phải" của Tổng thống Trump.
Theo ông Bannon, những người ủng hộ Tổng thống Trump đang cảm thấy thất vọng với sự đình trệ của Quốc hội trong việc thực hiện những lời hứa hẹn của nhà lãnh đạo Mỹ từ khi ông còn là ứng viên tranh cử tổng thống, bao gồm các cam kết về thương mại, nhập cư và thuế.
"Nếu đảng Cộng hòa tại Đồi Capitol (Quốc hội Mỹ) có thể đứng sau tổng thống và ủng hộ các kế hoạch của ông ấy, thay vì các kế hoạch của họ, thì mọi chuyện sẽ trở nên ngọt ngào và nhẹ nhàng hơn, và tất cả sẽ là một đại gia đình hạnh phúc", ông Bannon nói. Tuy nhiên, theo cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, "sự ngọt ngào đó" sẽ chưa thể đến trong thời gian tới.
Ông Bannon cho rằng đã có những hiềm khích xảy ra bên trong Nhà Trắng và trong nội bộ lãnh đạo phe Cộng hòa, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn phản ánh sự chia rẽ của nước Mỹ.
"Căng thẳng bên trong Nhà Trắng hơi khác so với căng thẳng tồn tại trong lòng nước Mỹ. Mỹ vẫn là một quốc gia chia rẽ. 50% người dân vẫn không ủng hộ Tổng thống Trump. Hầu hết người dân đều không ủng hộ các chính sách của ông ấy dưới bất kỳ hình thức hay cách thức nào", ông Bannon cho biết thêm.
Cựu Chiến lược gia trưởng Steve Bannon tham dự một cuộc họp với Tổng thống Donald Trump (Ảnh: AP)
Theo cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cần tập trung vào các vấn đề mà tầng lớp lao động Mỹ quan tâm. Cụ thể, ban lãnh đạo đảng Cộng hòa cần thực hiện các kế hoạch từng do ông Trump đề ra về thuế, thương mại và bức tường biên giới với Mexico.
Mặc dù bị sa thải khỏi Nhà Trắng hồi tuần trước nhưng cả Tổng thống Trump và cựu chiến lược gia trưởng Bannon đều dành cho nhau những lời tốt đẹp. Chỉ vài giờ sau khi rời Nhà Trắng, ông Bannon đã trở lại vị trí chủ tịch điều hành hãng tin Breitbart, nơi ông từng gắn bó trước khi đảm nhận vị trí "kiến trúc sư" cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump hồi năm ngoái.
Trong khi ông Trump gửi lời cảm ơn tới ông Bannon và tin rằng ông sẽ làm tốt công việc điều hành hãng tin Breitbart sau khi rời Nhà Trắng, ông Bannon cũng tuyên bố sẽ đấu tranh cho ông Trump chống lại những thành phần phản đối tổng thống, trong nghị viện, trên truyền thông hay cả nước Mỹ.
Chiến lược gia trưởng Bannon là nhân vật tiếp theo phải rời khỏi chính quyền Trump trong guồng quay thay đổi nhân sự tại Nhà Trắng trong những tháng gần đây. Trước ông, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, cựu Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer, cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus đều đã lần lượt ra đi khỏi Nhà Trắng.
Thành Đạt
Theo ABC
Ông Trump phát tín hiệu trở lại hiệp ước biến đổi khí hậu Trong một tín hiệu mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ cân nhắc đưa Mỹ trở lại Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters) Theo BBC, đó là tuyên bố Tổng thống Trump đưa ra tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Na Uy Erna...