Chính quyền Trump sẽ kháng cáo phán quyết chặn lệnh cấm nhập cảnh
Bộ Tư pháp Mỹ sẽ kháng cáo lên toà cấp cao hơn sau khi hai thẩm phán liên bang chặn lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng thống Donald Trump.
Người biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cảnh thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Đơn kháng cáo của chính quyền Trump nhằm bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh mới sẽ được gửi lên Toà phúc thẩm liên bang khu vực 4 ở Richmond, Virginia, Reuters dẫn tin từ Bộ Tư pháp Mỹ hôm 17/3 cho hay.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi thẩm phán liên bang Theodore Chuang ở Maryland ngày 16/3 đình chỉ một phần sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Tổng thống Trump ký hôm 6/3. Thẩm phán Chuang ngưng lệnh cấm nhập cảnh đối với người dân 6 nước Hồi giáo trong 90 ngày, ông giữ phần còn lại của sắc lệnh là dừng hoàn toàn chương trình nhận người tị nạn trong 120 ngày.
Trước đó, thẩm phán liên bang Derrick Watson ở Hawaii ngày 15/3 chặn khẩn cấp sắc lệnh cấm nhập cảnh, chỉ vài giờ trước khi lệnh này đi vào hiệu lực.
Ông Trump gọi quyết định của thẩm phán Watson là hành động “vượt quá thẩm quyền pháp lý chưa có tiền lệ”, ám chỉ rằng phán quyết của Watson bị thúc đẩy vì lý do chính trị và nói rằng ông có thể kháng cáo lên tòa án tối cao nếu cần thiết.
Phát ngôn viên Nhà TrắngSean Spicer tuyên bố chính phủ sẽ bảo vệ “bảo vệ quyết liệt” lệnh cấm nhập cảnh thứ hai của Tổng thống và sẽ kháng cáo trước phán quyết thiếu sót này.
Theo ông Spicer, kế hoạch của chính quyền là đưa lệnh cấm lên Toà phúc thẩm liên bang khu vực 4, sau đó làm rõ phán quyết của thẩm phán Theodore Chuang, trước khi kháng cáo lên Toà phúc thẩm liên bang khu vực 9 ở San Francisco.
Toà phúc thẩm liên bang khu vực 9 tháng trước đã giữ nguyên quyết định dừng lệnh cấm nhập cảnh đầu tiên của ông Trump, do thẩm phán liên bang James Robart ở Seattle, bang Washington, đưa ra. Ông Robart đình chỉ sắc lệnh của tổng thống trên phạm vi cả nước, giúp người dân 7 quốc gia Hồi giáo có thể nhập cảnh bình thường.
Tổng thống Trump từng thề sẽ đưa lên lệnh cấm nhập cảnh lên Toà tối cao xem xét.
Video đang HOT
Khánh Lynh
Theo VNE
Thân tín 31 tuổi đứng sau lệnh cấm nhập cảnh của Trump
Stephen Miller, người viết lệnh cấm nhập cảnh của Trump, có quan điểm bảo thủ về nhập cư ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Stephen Miller (trái) và Steve Bannon là những cố vấn quan trọng cho Trump về chính sách nhập cư. Ảnh: AP
Stephen Miller, giám đốc chính sách Nhà Trắng 31 tuổi, là người giúp tổng thống Mỹ tạo ra sắc lệnh cấm công dân từ 7 nước Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày.
Theo CNN, công tác soạn thảo được thực hiện rất kín, ít hoặc hoàn toàn không tham khảo ý kiến từ các ban ngành chính phủ được giao nhiệm vụ thực thi chính sách này. Tuy nhiên, đây không phải là nỗ lực hấp tấp và bất cẩn vì Miller thực sự đã dành nhiều tháng soạn sắc lệnh này, một quan chức Nhà Trắng cho biết.
Miller cùng với Steve Bannon, cựu giám đốc điều hành trang tin Breibart - một cố vấn cấp cao khác của Trump, là tiếng nói quan trọng góp ý cho Trump về vấn đề nhập cư.
Miller đã sát cánh với Trump kể từ tháng 1/2016, làm người viết diễn văn và khuấy động tinh thần trong chiến dịch tranh cử của ông. Miller thường lên sân khấu trước ông Trump và hâm nóng hàng nghìn người với một thông điệp nhất quán: Những người đang nắm quyền muốn ghìm bạn xuống nhưng Donald Trump ở đây để nâng bạn lên.
Cậu học sinh trực tính, hay tranh cãi
Theo cây bút Dan Merica của CNN, sắc lệnh cấm nhập cảnh hoàn toàn phù hợp với những gì Miller đã viết, thúc đẩy và thảo luận kể từ khi mới16 tuổi.
Theo những bạn học của Miller ở trường trung học Santa Monica, California, Miller đã gây dựng tiếng tăm bằng cách thúc đẩy những quan điểm bảo thủ trong một ngôi trường nghiêng về quan điểm cánh tả.
"Toàn bộ quan điểm nhập cư của Miller bắt nguồn từ ngôi trường trung học này. Quan điểm tiêu cực của cậu ấy về nhập cư bắt đầu từ thời trung học và dần phát triển theo thời gian", Adrian Karima, một luật sư 31 tuổi, bạn học của Miller, nói.
Karima, người nhập cư gốc Iran, đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống, cho biết Miller là người trực tính trong lớp học, thường xuyên phản bác ý kiến của giáo viên và cho rằng trường học cố nhồi nhét tư tưởng vào đầu học sinh, nơi có đông người Mỹ gốc Tây Ban Nha và gốc Phi.
"Cậu ta thấy mình bị áp đảo ở trường trung học Santa Monica" và đặt ra cho mình nhiệm vụ "bảo vệ bất cứ ý tưởng nào về chủ nghĩa Mỹ mà cậu ta cảm nhận được, đặc biệt là bằng cách ưu tiên thúc đẩy việc nói tiếng Anh tại trường", Karima nói.
Vào tháng 3/2002, Miller, mới 16 tuổi, đã viết một bài xã luận dài cho trang tin điện tử Santa Monica Lookout, tranh luận rằng rất ít học sinh gốc Tây Ban Nha vào được các lớp chất lượng cao vì nhà trường luôn viết thông báo bằng cả tiếng Anh và Tây Ban Nha chứ không thúc ép họ học tiếng Anh.
Miller cũng viết rằng trường trung học của ông không có tinh thần yêu nước lắm. "Osama Bin Laden ắt hẳn cảm thấy rất được hoan nghênh tại trường trung học Santa Monica", Miller viết, chỉ trích việc báo trường lên án hành động trả đũa quân sự cho vụ tấn công khủng bố 11/9. Miller cũng cho rằng ban giám hiệu đã sai khi "nhanh nhảu khuyên răn phi bạo lực". Miller sau này từ chối phỏng vấn về vấn đề này.
Sau khi tốt nghiệp trường trung học Santa Monica, Miller theo học Đại học Duke ở bang Bắc Carolina, nơi ông một lần nữa trở thành tiếng nói thẳng thắn bênh vực các quan điểm bảo thủ.
Trong nhiều bài viết đăng trên tờ Duke Chronicle của Đại học Duke, Miller đã viết về nhập cư và chủ nghĩa đa văn hóa. Lấy xong bằng cử nhân, Miller chuyển lên sinh sống ở Washington, nơi ông bắt đầu hiện thực hóa các quan điểm chính trị mà ông đã theo đuổi trong nhiều năm. Công việc đầu tiên của ông là thư ky báo chí cho nữ nghị sĩ đảng Cộng hòa Michele Bachmann. Sau này, Bachmann cho biết bà đã "đặt cược" vào Miller, người không có chút kinh nghiệm nào trước khi được bà tuyển dụng.
"Tôi quyết định trao cho cậu ấy một cơ hội vì tôi có ấn tượng rằng cậu ấy là một con người rất nghiêm túc", Bachmann nói và khen ngợi Miller "thông minh, làm việc chăm chỉ và có năng lực cao".
Bachmann cho biết Miller không phải là người làm việc tự tung tự tác. Cựu nữ nghị sĩ cho biết Miller "rất thận trọng để không vượt ra bất cứ giới hạn nào" dù Bachmann cảm thấy rằng cậu thanh niên này "có những hiểu biết trước tuổi".
Sau đó, Miller làm giám đốc truyền thông cho hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa John Shadegg, rồi tiếp tục chuyển qua làm việc cho thượng nghị sĩ Jeff Sessions đến từ bang Alabama, một người có quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư, được Trump bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp.
Tín đồ của chính sách nhập cư bảo thủ
Thời gian làm việc với Sessions đã giúp Miller gây dựng được danh tiếng là một người điều hành giỏi và là "một tín đồ thực sự" đối với chính sách nhập cư bảo thủ. Miller đã giúp ông chủ của mình trở thành người chỉ trích mạnh mẽ nhất một dự luật cải cách nhập cư của nghị sĩ lưỡng đảng vào năm 2013 cũng như soạn ra các điểm tranh luận về vấn đề nhập cư, từ đó giúp Sessions dẫn dắt cuộc vận động phản đối ở hậu trường để bãi bỏ dự luật này.
Dù được thượng viện thông qua với tỷ lệ 68 phiếu thuận/32 phiếu chống, dự luật cải cách nhập cư vẫn bị chặn lại tại hạ viện.
"Cậu ấy không hề nao núng, liên tục đưa ra thông tin mới", Mark Krikorian, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu nhập cư (CIS), có trụ sở ở Washington, nhận xét.
Krikorian cho rằng vai trò của Miller thực sự rất cần thiết đối với Sessions, nghị sĩ đương nhiệm đầu tiên lên tiếng ủng hộ Trump trong cuộc vận động tranh cử tổng thống.
Tuy nhiên, trong mắt một số thành viên đảng Cộng hòa, Miller chưa sẵn sàng cho vị trí quan trọng trong vòng quyền lực của Trump.
"Tại sao Stephen Miller đấu tranh mạnh mẽ để đưa ra sắc lệnh này vào hôm 27/1 mà không tham khảo ý kiến của bất cứ ban ngành nào khác?", Joe Scarborough, cựu hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa và là người dẫn chương trình của MSNBC nói hôm 30/1.
"Bạn đưa một người rất trẻ vào Nhà Trắng trong một cuộc dạo chơi quyền lực vì nghĩ rằng người này có thể viết các sắc lệnh hành pháp rồi nói với tất cả các cơ quan nội các hãy biến hết đi", Scarborough nói.
Đối với những người quen biết nhiều năm, Miller vẫn luôn là người như họ biết bấy lâu nay. "Tôi thấy cậu ấy trên truyền hình và theo dõi tin tức về cậu ấy. "Cậu ấy vẫn giống y như hồi trước", Karima nói.
Hồng Vân
Theo VNE
Vì sao thẩm phán liên bang ở tòa cấp thấp chặn được sắc lệnh của Trump? Hệ thống kiểm soát và cân bằng của Mỹ khiến cho thẩm phán liên bang ở tòa cấp thấp có thể ra phán quyết có hiệu lực toàn quốc và chặn sắc lệnh của tổng thống. James Robart. Ảnh: Patent Law Conference Munich International Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, bang Washington, ngày 3/2 ra phán quyết yêu cầu hoãn...