Chính quyền TQ bị phản đối vì từ chối cho 2 người thiểu năng kết hôn
Theo chính quyền tỉnh Thiểm Tây, việc người phụ nữ bị thiểu năng không thể diễn đạt mình đồng ý với việc kết hôn là lý do khiến họ từ chối cho cả hai thành vợ chồng hợp pháp.
Tranh cãi nổ ra xoay quanh chuyện một đôi trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) bị chính quyền không cho phép kết hôn, theo Sixth Tones.
Tránh hôn nhân ép buộc
Đại diện văn phòng thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây cho hay họ không đồng ý cho hai người đăng ký kết hôn vì người phụ nữ không thể giao tiếp bình thường hay thể hiện sự đồng ý của bản thân với việc kết hôn này.
Các nhà chức trách giải thích họ làm vậy để tránh trường hợp cô gái mắc chứng thiểu năng trí tuệ bị lợi dụng, ép cưới.
Hình ảnh về đôi vợ chồng thiểu năng trí tuệ bị từ chối đăng ký kết hôn tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
“Bất kể là khuyết tật bẩm sinh hay do tai nạn, nếu người phụ nữ không thể hiện mình đồng ý kết hôn, chúng tôi sẽ không thể cho phép giấy tờ, thủ tục được thông qua”, một quan chức giấu tên từ văn phòng thành phố cho biết.
Ngày hôm sau, khi các cán bộ tìm đến chỗ ở của người phụ nữ, người này cũng không thể giao tiếp thông thường bằng từ ngữ hay ngôn ngữ cơ thể.
Đôi trẻ đều 27 tuổi, được cho là bị thiểu năng trí tuệ, dù chi tiết bệnh tình của họ không được miêu tả rõ ràng. Theo lời cha của người đàn ông, “con dâu tương lai” của nhà là người giỏi nấu ăn và đã mang thai 4 tháng.
Hiện, hai người được yêu cầu sử dụng cách khác để chứng minh họ đến với nhau dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên.
Video đang HOT
Mặc định người thiểu năng không biết tự quyết định
Luật hôn nhân của Trung Quốc quy định rằng các cá nhân được coi là “không đủ điều kiện sức khỏe cho cuộc sống gia đình” sẽ không được phép kết hôn. Tuy nhiên, các điều khoản không xác định rõ những đối tượng này.
Theo chính quyền địa phương, việc người phụ nữ không thể thể hiện mình đồng ý kết hôn là lý do khiến họ từ chối cho cả hai thành vợ chồng hợp pháp.
“Thực tế, nhóm người này được tính là các cá nhân mắc bệnh truyền nhiễm, có vấn đề về thần kinh và có thể gây hại cho người xung quanh. Nói chung, người bị thiểu năng trí tuệ không bị liệt vào nhóm này”, Zhang Yujuan, một luật sư tư vấn pháp lý, nói.
Tin tức khiến mạng xã hội ở Trung Quốc dậy sóng. Trong khi có nhiều ý kiến phản đối quyết định của chính quyền, nhiều người lại bày tỏ sự nghi ngờ rằng cái thai của cô gái có thể là kết quả của một vụ cưỡng bức và kêu gọi cảnh sát điều tra.
“Dù cần tôn trọng quyền được kết hôn của người thiểu năng trí tuệ, cũng cần phải tìm hiểu quyết định của họ là tự nguyện hay ép buộc”, Peng Yujiao, một nhân viên xã hội tại Bắc Kinh, cho hay.
Các tổ chức hỗ trợ người khuyết tật về mặt trí tuệ đề xuất cần thêm người hỗ trợ nhóm đối tượng này trong các thủ tục quan trọng như kết hôn.
“Nguyên nhân chính quyền không đồng ý cho họ đăng ký kết hôn nằm ở chỗ người phụ nữ không thể biểu hiện sự chấp thuận của mình. Trong trường hợp đó, cần thêm người hỗ trợ, ví dụ như nhân viên xã hội, người thân trong gia đình, những người có thể giao tiếp với cô gái bằng các phương pháp khác như ký hiệu, tranh vẽ để hiểu suy nghĩ của cô ấy”.
“Chúng tôi thấy rằng các nhà chức trách thường thiếu kiến thức về cộng đồng này. Họ mặc định rằng nhóm người thiểu năng không thể tự đưa ra quyết định. Thật ra, nhiều người trong số chúng tôi từng giúp đỡ rất sẵn sàng kết hôn và mong muốn có gia đình riêng”, Feng Lu, giám đốc của một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết.
Đề cập đến sự việc ở Thiểm Tây, Feng nói rằng các nhân viên phụ trách dân sự đã có trách nhiệm khi đến thăm người phụ nữ để đánh giá tình trạng. Tuy nhiên, các nhân viên nên nói chuyện với cả người thân của cô gái, thay vì chỉ người chồng tương lai, để tránh khả năng đó là cuộc hôn nhân cưỡng cầu.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều đường dây buôn người nhắm vào những người phụ nữ tâm thần, thiểu năng trí tuệ. Năm 2018, các nhà chức trách đã bắt giữ nhóm tội phạm ở tỉnh Hồ Nam, sau khi chúng bị phát hiện bán những phụ nữ bị tâm thần với giá khoảng 30.000 NDT (khoảng 4.700 USD).
Phạt tiền người đang có chồng mà kết hôn với người khác: Cô dâu Lạng Sơn đã về lại nhà chồng, chú rể bị lừa dối vẫn bức xúc
Việc chung sống với người khác trong thời gian ly thân là vi phạm pháp luật.
Từ góc độ pháp lý, luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh cho biết, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghiêm cấm 'Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ'.
Chưa ly hôn nhưng chị H vẫn sống như vợ chồng với anh B.Đ.H, còn chuẩn bị làm đám cưới...
Theo luật sư, vợ chồng chị H mặc dù đã ly thân nhưng chưa ly hôn nên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, họ vẫn là vợ chồng hợp pháp. Do đó việc chị H chung sống như vợ chồng và chuẩn bị kết hôn với người khác là hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cụ thể, điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Cặp đôi chuẩn bị làm đám cưới thì anh chồng của chị H đến tận nơi đón về...
Hiện tại, chị H đã về lại nhà chồng, anh chồng sẵn sàng tha thứ cho vợ, còn khẳng định luôn là: 'Vợ mình thì không thể bỏ'. Chị H cho biết, chị và chú rể B.Đ.H quen nhau qua mạng, khi chị có thai, chị đã lên nhà anh H ở lại và sống như con cháu trong nhà từ hồi tháng 7/2019.
Suốt thời gian sống chung, chị H luôn lảng tránh mỗi lần được anh H hỏi về gia cảnh, giấy tờ tùy thân. Chị H trả lời rằng, vì gia đình anh H đối xử quá tốt nên không muốn nói ra sự thật.
Về nhà với chồng, chị H thông báo đang mang bầu 6 tháng, đứa con là giọt máu của chú rể H. Hiện tại, phía gia đình chồng chị H không chấp nhận đứa trẻ này vì không phải huyết thống của họ.
Chị H mong rằng anh H chấp nhận đứa trẻ, để chị được lên nhà anh ở lại sinh nở.
Về phần mình, chú rể H vẫn rất bức xúc và không chấp nhận được sự gian dối của vợ sắp cưới. 'Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho cô này, cô ấy đã lừa dối tôi suốt gần 1 năm qua. Mỗi lần tôi hỏi về địa chỉ nhà, chứng minh thư hay quá khứ là cô ấy lại lấy lý do này lý do khác để nói ra.
Nếu sau khi cô ấy sinh, cháu bé đúng là con ruột của tôi thì có khi tôi sẽ chấp nhận bởi tôi cũng phải có trách nhiệm.
Còn riêng đối với H. thì tôi không bao giờ chấp nhận, không thể sống chung với một người phụ nữ đã lừa mình suốt thời gian qua. Tính tôi ngay thẳng, trước sau như một, thà rằng nói ngay ra từ đầu thì mọi chuyện đã không đi quá xa như vậy'.
Chú rể H cảm thấy cay đắng sau khi phát hiện ra tất cả sự thật...
Sóc nâu (tổng hợp)
Theo baodatviet
Ghen tỵ với lời tâm sự của "chồng nhà người ta" Mang thai, sinh con và chăm lo cho con cái đã lấy đi thanh xuân, nhan sắc của người phụ nữ song không phải người đàn ông nào cũng thấu hiểu được điều đó. Để có thể đón thiên thần nhỏ chào đời bình an, người mẹ đã phải trải qua một hành trình mang thai dài 9 tháng 10 ngày vất vả...