Chính quyền Tổng thống Venezuela bị cáo buộc đảo chính
Quốc hội Venezuela do phe đối lập chiếm đa số tuyên bố chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đảo chính khi ngăn chặn trưng cầu dân ý về việc truất quyền lãnh đạo cánh tả.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: Reuters
“Một cuộc đảo chính đang diễn ra ở Venezuela, đỉnh điểm là quyết định cướp đi một cuộc trưng cầu dân ý của chúng ta về việc bãi miễn. Chúng tôi ở đây để chính thức tuyên bố về sự đổ vỡ đáng tiếc và đau đớn của trật tự hiến pháp”, AFP dẫn lời Julio Borges, lãnh đạo phe đa số trong quốc hội, hôm qua cho biết về nghị quyết mới được thông qua.
Quốc hội Venezuela hôm nay dự kiến “chuẩn bị cho một phiên họp, trong đó bao gồm việc xét xử tổng thống về chính trị và pháp lý, nhằm xác định vai trò của ông trong việc cắt đứt trật tự hiến pháp”, Borges cảnh báo.
Video đang HOT
Các nhà lập pháp ủng hộ ông Maduro cáo buộc phe đối lập tìm cách đảo chính. “Đừng cố lợi dụng thời điểm khó khăn này để phá hoại đất nước chúng ta”, nghị sĩ Earle Herrera nói.
Ngày 21/10, liên minh Bàn tròn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập tại Venezuela phát động biểu tình trên toàn quốc vào ngày 26/10 tới, để phản đối Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đình chỉ thu thập chữ ký về trưng cầu dân ý, nhằm phế truất ông Maduro.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tình thế 'thượng bất nhất, hạ tắc loạn' tại Venezuela
Cuộc khủng hoảng chính trị xã hội ở Venezuela tiếp tục diễn biến theo chiều hướng trầm trọng hơn.
Hơi cay sau cuộc ẩu đả giữa cảnh sát và những người biểu tình đòi trưng cầu dân ý truất phế Tổng thống Nicolas Maduro. REUTERS
Tình hình đã rất khó khăn và chưa thấy có dấu hiệu về triển vọng sớm cải thiện thì chính trường còn rối ren hơn sau khi quốc hội công khai bác bỏ lệnh gia hạn tình trạng khẩn cấp.
Thực chất ở đây là cuộc đấu tranh quyền lực giữa Tổng thống Nicolas Maduro và phe đối lập đang kiểm soát quốc hội. Mục tiêu chính của phe đối lập là phế truất ông Maduro bằng tiến hành trưng cầu dân ý hoặc gây khó đến mức khiến chính phủ tê liệt, tình hình đất nước càng bất ổn để dân chúng chống đối tổng thống.
Rất có thể tới đây tòa án hiến pháp phải đứng ra phân xử xem quốc hội có quyền bác bỏ pháp lệnh của tổng thống hay không. Nhưng dù phán quyết thế nào thì cũng không thể hòa giải được giữa hai bên, không thể mở đường cho khả năng giải quyết khó khăn về chính trị, kinh tế và xã hội hiện tại mà chắc chắn sẽ khiến bên thua thêm quyết tâm chống phá phía thắng.
Cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội ở Venezuela tiếp tục diễn biến theo chiều hướng trầm trọng hơn. REUTERS
Các cơ quan quyền lực nhà nước không chỉ bất đồng quan điểm mà còn đối kháng nhau như thế thì mất ổn định xã hội và an ninh gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Đấy chính là bi kịch hiện tại đối với Venezuela nói riêng và cánh tả ở khu vực Mỹ Latin nói chung.
Lẽ ra, các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp lúc này hơn khi nào hết phải đồng sức đồng lòng tìm cách đưa đất nước ra khỏi khó khăn, đáp ứng mong mỏi của dân chúng chứ không sử dụng dân chúng làm công cụ để phục vụ cho đấu tranh quyền lực.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Venezuela chìm trong hoảng loạn Khủng hoảng kinh tế - xã hội tại Venezuela từ nhiều tháng qua đang ngày càng nghiêm trọng. Người dân xếp hàng mua nhu yếu phẩm bên ngoài một siêu thị ở Caracas. REUTERS Chỉ cần theo dõi những tuyên bố liên tiếp trong những ngày qua của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, có thể thấy rõ tình trạng khủng hoảng ở nước...