Chính quyền thành phố Nagasaki hối thúc xoá bỏ vũ khí hạt nhân
Chính quyền thành phố Nagasaki ngày 9/8 đã tổ chức tưởng niệm 77 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Tây Nam Nhật Bản này trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Một bức tượng tại Công viên Hòa bình Nagasaki. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Phóng viên TTXVN tại Tokyo
Tại buổi lễ, những người tham dự đã dành 1 phút mặc niệm các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ Mỹ thả quả bom plutoni, mang tên “ Fat Man” xuống thành phố cảng Nagasaki, cách đây 77 năm. Tính đến cuối năm 1945, khoảng 74.000 người được xác nhận là đã thiệt mạng trong vụ ném bom này. Nhiều người cũng đã bị bỏng và chịu các di chứng lâu dài liên quan đến phóng xạ sau vụ ném bom.
Trong Tuyên bố Hoà bình được đưa ra trong buổi lễ tưởng niệm tại Công viên Hoà bình của thành phố, Thị trưởng Nagasaki Tomihisa Taue đã kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đưa ra cách thức cụ thể nhằm giải trừ hạt nhân tại hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đang diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ). Ông cũng đề nghị Chính phủ Nhật Bản dẫn đầu các cuộc thảo luận về việc đạt được một khu vực không vũ khí hạt nhân ở Đông Bắc Á, cũng như ký kết và phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của LHQ.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ sẵn sàng hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Ông nêu rõ: “Ngay cả trong tình hình an ninh nghiêm trọng, chúng ta vẫn phải giữ nguyên lịch sử không sử dụng vũ khí hạt nhân và tiếp tục để Nagasaki thành nơi xảy ra vụ ném bom nguyên tử cuối cùng”. Thủ tướng Kishida khẳng định việc đảm bảo tính minh bạch, tiếp tục giảm trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến hạt nhân vẫn là những nhiệm vụ quan trọng.
Buổi lễ tưởng niệm năm nay tại Nagasaki có quy mô lớn hơn năm ngoái do các hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19 đã được nới lỏng trên khắp Nhật Bản. Đại diện của 83 nước – con số cao nhất từ trước tới nay, đã tham dự buổi lễ.
Trong Công viên Hòa bình, những người sống sót sau vụ ném bom nguyên tử và thân nhân các nạn nhân đã cùng tập trung cầu nguyện. Thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, tổng số người còn sống 77 năm sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là 118.935 người (vào tháng 3/2022), giảm 8.820 người so với một năm trước đó. Tuổi thọ trung bình của những người này là 84,53.
Nhật Bản tưởng niệm 77 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Sáng 6/8, thành phố Hiroshima của Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm 77 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng các quan chức chính phủ và quan khách quốc tế tham dự buổi lễ.
Toàn cảnh cảng Nagasaki (Nhật Bản) ngày nay. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Phóng viên TTXVN tại Tokyo
Năm nay, quy mô buổi lễ lớn hơn năm ngoái sau khi các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 đã được nới lỏng trên toàn quốc, nhưng số lượng người tham dự vẫn chưa thể bằng trước đại dịch. Tham dự sự kiện năm nay có các đại diện đến từ 99 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU). Ông Antonio Guterres trở thành Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) đầu tiên tham dự sự kiện thường niên này tại Công viên tưởng niệm hòa bình ở thành phố Hiroshima, gần khu vực bị ném bom cách đây hơn 7 thập kỷ, kể từ khi người tiền nhiệm Ban Ki Moon cũng có mặt tại đây vào năm 2010.
Buổi lễ đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ những nạn nhân trong thảm họa trên vào lúc 8h15 (giờ địa phương)- thời điểm Mỹ thả bom nguyên tử vào ngày 6/8/1945. Phát biểu tại buổi lễ, Thị trưởng thành phố Hiroshima, Kazumi Matsui cảnh báo sự phụ thuộc vào khả năng răn đe hạt nhân đang có xu hướng phát triển trên thế giới. Ông nhấn mạnh: "Chúng ta cần ngay lập tức phải làm cho tất cả các nút bấm hạt nhân trở nên vô nghĩa". Thị trưởng Matsui cũng nhấn mạnh cần hành động khẩn cấp để các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân xây dựng cầu nối lòng tin và thực hiện các bước cụ thể hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thư ký LHQ Guterres đã cảnh báo rằng cuộc chạy đua vũ trang mới đang gia tăng. Liên quan đến hội nghị đầu tiên của các biên tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (TPNW) diễn ra tại thủ đô Vienna của Áo vào tháng 6, ông Guterres cho biết các bên đã nhóm họp để phát triển một lộ trình nhằm hướng đến một thế giới không có "vũ khí dẫn đến ngày tận thế".
Theo đó, ông kêu gọi những quốc gia tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đang nhóm họp tại New York (Mỹ) xem xét lại việc thực thi hiệp ước để hành động khẩn cấp nhằm loại bỏ "các kho dự trữ đe dọa tương lai của chúng ta". Ông nhấn mạnh cần phải nhìn vào thảm họa ở Hiroshima để nhận ra rằng chỉ có một giải pháp cho mối đe dọa hạt nhân đó là không có vũ khí hạt nhân.
Dự kiến, tại thành phố Hiroshima, ông Guterres sẽ nói chuyện với những người sống sót sau thảm họa trên, gặp Thị trưởng Matsui và thăm Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Theo kế hoạch, trong chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày lần này, Tổng thư ký LHQ Guterres cũng sẽ gặp Thủ tướng Fumio Kishida, Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi và yết kiến Nhật hoàng Naruhito tại Tokyo vào ngày 8/8 tới cùng một số hoạt động khác.
Quả bom nguyên tử lõi urani có tên "Little Boy" do một máy bay ném bom của Mỹ thả xuống đã phát nổ trên bầu trời thành phố Hiroshima lúc 8:15 sáng 6/8/1945, cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người tính đến cuối năm đó. Quả bom nguyên tử thứ hai thả xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9/8 đã khiến Nhật Bản đầu hàng 6 ngày sau đó, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, số nạn nhân sống sót trong 2 vụ ném bom nguyên tử, được gọi là Hibakusha ở Nhật Bản, tính đến tháng 3 năm nay là 118.935 người tính, giảm 8.820 người so với một năm trước đó. Độ tuổi trung bình của họ là 84,53.
Lời cảnh tỉnh từ Nagasaki Bảo tàng Bom nguyên tử Nagasaki nằm trên một quả đồi nhỏ ở phía Bắc thành phố Nagasaki (Nhật Bản). Đây là nơi lưu giữ những bằng chứng và tài liệu về hậu quả khủng khiếp của quả bom nguyên tử "Fat Man" mà quân đội Mỹ đã ném xuống thành phố này tháng 8/1945. Những gì được lưu giữ trở thành một...