Chính quyền Taliban nỗ lực giải quyết khủng hoảng kinh tế
Hãng thông tấn nhà nước Bakhtar của Afghanistan ngày 18/1 đưa tin chính quyền Taliban tại Afghanistan đã tiến hành một cuộc họp nội các, trong đó thảo luận về việc khảo sát trên bộ để thực hiện dự án đường sắt nối Uzbekistan, Afghanistan và Pakistan.
Các quan chức Taliban trong cuộc họp báo tại sân bay Kabul, sau khi Mỹ hoàn tất việc rút quân và sơ tán công dân khỏi Afghanistan, ngày 31/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nội các Afghanistan cũng chỉ thị cho Ủy ban Kinh tế nước này đánh giá về điều khoản và điều kiện mà các công ty nước ngoài đưa ra. Đây là những công ty sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực khí nén tự nhiên. Trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế ở Afghanistan, chính quyền Taliban đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào ngành khai khoáng và các ngành trụ cột khác của nước này.
Kể từ khi lực lượng Hồi giáo Taliban trở lại nắm chính quyền tại Afghanistan hồi giữa tháng 8/2021, nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Mỹ đóng băng hàng tỷ USD tài sản của Afghanistan trong hệ thống ngân hàng của mình, trong khi hoạt động cứu trợ bị gián đoạn nghiêm trọng. Trong năm ngoái, nước này cũng bị mất mùa do hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Taliban từ chối thỏa thuận vận hành sân bay với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 25/12, chính quyền Taliban ở Afghanistan bác thông tin cho rằng Taliban đã đạt được một thỏa thuận với Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ cho phép hai nước này cùng vận hành các sân bay ở quốc gia Tây Nam Á.
Hành khách tại sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 24/11/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/12 đưa tin nước này và Qatar đã đạt thỏa thuận với Taliban về quản lý và vận hành 5 sân bay tại Afghanistan, trong đó có sân bay quốc tế Kabul - cửa ngõ chính vào Afghanistan. Một phái đoàn chung của hai nước dự kiến đến thủ đô của Afghanistan trong những ngày tới để bàn chi tiết việc vận hành các sân bay.
Tuy nhiên, hãng thông tấn Tolo News dẫn lời ông Imamuddin Ahmadi - người phát ngôn Bộ Giao thông Vận tải của chính quyền Taliban, thông báo các bên không đạt được thỏa thuận cuối cùng và sẽ tiếp tục đàm phán. Afghanistan có hơn 20 sân bay, chủ yếu khai thác các tuyến nội địa.
Tháng 8 vừa qua, sau khi kiểm soát thủ đô Kabul và trở lại nắm quyền ở Afghanistan, Taliban đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar giúp điều hành sân bay ở thủ đô Kabul, tuy nhiên lưu ý rằng sự hỗ trợ chỉ thuần túy về mặt kỹ thuật, Taliban sẽ đảm trách khâu an ninh.
Thổ Nhĩ Kỳ đã vận hành sân bay quốc tế ở Kabul trong 6 năm cho đến khi Mỹ cùng các lực lượng khác của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút quân khỏi Afghanstan và tiếp đó Taliban trở lại nắm quyền. Trong khi đó, Qatar là nước đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối tiếp xúc giữa các nước bên ngoài với Taliban. Nước này đã chủ trì các cuộc đàm phán hòa bình trong nhiều tháng giữa Mỹ và Taliban.
Cùng ngày 25/12, người phát ngôn của chính quyền Taliban, ông Bilal Karimi, cho biết lực lượng này đã giải tán ủy ban giám sát bầu cử được thành lập dưới thời chính quyền trước đây. Theo quan chức này, hoạt động của Ủy ban Bầu cử độc lập (IEC) của Afghanistan là "không cần thiết".
IEC được thành lập năm 2006 và được giao nhiệm vụ quản lý và giám sát tất cả các cuộc bầu cử của Afghanistan, bao gồm cả bầu cử tổng thống.
Taliban đòi Mỹ trả "kho tiền" ngay lập tức Quan chức cấp cao của Taliban kêu gọi Mỹ "giải phóng" số tiền bị đóng băng của Afghanistan trong bối cảnh nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo. Lực lượng Taliban trên đường phố Afghanistan (Ảnh: Reuters). Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Taliban Khan Muttaqi cho biết Mỹ không còn tham gia vào cuộc chiến với Afghanistan, do...