Chính quyền Quảng Nam hỗ trợ tích cực phong trào khởi nghiệp ở người trẻ
Thời gian qua phong trào khởi nghiệp của tỉnh Quảng Nam được chính quyền chú trọng và tích cực hỗ trợ. Nhiều chương trình, các hội thảo, khóa học nhằm giúp cho cộng đồng khởi nghiệp tại Quảng Nam phát huy được các thế mạnh vốn có của mình.
Chính quyền luôn đồng hành hỗ trợ
Ông Lê Trí Thanh – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, so với các địa phương khác, phong chào khởi nghiệp ở Quảng Nam mạnh mẽ và toàn diện. Qua hơn ba năm đẩy mạnh triển khai phong trào, nhiều hạn chế của các địa phương, ban ngành về việc hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp đã được khắc phục và đã xác định được sự quan trọng của công tác khởi nghiệp cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình.
Ông Phạm Phú Hiển – Chủ tịch CLB Khởi nghiệp Tam Kỳ cho biết, tính đến nay, số lượng thành viên và cộng tác viên của CLB lên tới 80 thành viên, trong đó số lượng thành viên chính thức hoạt động 45 thành viên. Được sự quan tâm rất lớn về phía chính quyền địa phương các cấp như lãnh đạo tỉnh đặt biệt là đồng chí Chủ tịch tỉnh, Ban điều hành Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam, Quỹ khởi nghiệp của Công ty VN Đà Thành đã động viện chỉ đạo kịp thời nhằm tạo 1 hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững, đó là một bệ phóng rất cần thiết cho cộng đồng khởi nghiệp tỉnh quảng Nam nói chung.
Nhiều chương trình hoạt động về KNST được tỉnh Quảng Nam tổ chức trong thời gian qua, ông Phạm Ngọc Sinh – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban Điều hành hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam cho biết, sắp tới sẽ diễn ra chương trình TechFest Quang Nam 2021 với chủ đề “Quảng Nam – vùng đất mở cho khởi nghiệp sáng tạo (KNST)” (từ ngày 23 – 25.3.2021). TechFest Quang Nam lần thứ 2 được tổ chức với mục đích phát huy và khơi dậy truyền thống canh tân, đổi mới của Quảng Nam trong phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Qua đó tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động KNST. Đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái KNST và kết nối các chủ thể hệ sinh thái thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá, trưng bày các dự án, sản phẩm khởi nghiệp (KN), OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu…
Khi người trẻ tích cực với công tác khởi nghiệp
Nói về công tác khởi nghiệp của những người trẻ, ông Lê Trí Thanh chia sẻ, mặc dù trải qua dịch bệnh và thiên tai, tính chất của khởi nghiệp gặp không ít các khó khăn vướng mắc nhưng tinh thần của các bạn trẻ khởi nghiệp ở Quảng Nam có thể thấy các bạn rất năng động, có tính sáng tạo nỗ lực và chia sẻ lẫn nhau. Hoạt động về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, nhất là OCOP các bạn trẻ tham gia rất là nhiều, hơn 200 sản phẩm OCOP phần lớn là sản phẩm của các bạn trẻ khởi nghiệp.
Ông Phạm Phú Hiển cho biết, đối với CLB khởi nghiệp Tam Kỳ đến nay các dự án KN Tam kỳ khá đa dạng, quy tụ được đội ngũ doanh nghiệp trẻ khá lớn, các Dự án khá năng động và tạo nên sự khác biệt.
Video đang HOT
Sản phẩm khởi nghiệp nông nghiệp được trưng bày tại TechFest Quang Nam 2020
“Các bạn trẻ đã từng bước xây dựng được nền tảng cơ bản để phát triển bền vững, các sản phẩm khởi nghiệp Tam Kỳ luôn găn với các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững như OCOP, các sản phẩm truyền thống, sản phẩm công nghệ… hiện nay có các mô hình dự án khởi nghiệp đã hoàn thiện và đưa ra thị trường như: Đông trùng Hạ Thảo, Đèn Năng lượng Mặt trời Phú Hiển Lighting, Bánh dừa Bảo Linh, Rau sạch Trường Xuân. Nấm Linh chi quảng Nam, gỗ mỹ nghệ Hồng Phúc. Các sản phẩm KN Tam Kỳ được đánh giá cao và được thị trường nhiệt tình đón nhận”- ông Hiển chia sẻ thêm.
Nói về tiềm năng và lợi thế để cộng đồng khởi nghiệp Quảng Nam có cơ hội phát triển, ông Lê Trí Thanh cho rằng, các hoạt động phát triển về du lịch cũng là một mảnh đất để cho các bạn trẻ tổ chức các hình thức khởi nghiệp gắn với du lịch, du lịch gắn với miền núi, nông thôn, sông nước. Đây là một tiềm năng của Quảng Nam vốn đã rất lớn rồi đến thời kỳ như thế này thì nó lại càng mở ra các cơ hội cho các bạn trẻ nghiên cứu hình thành các loại hình du lịch nội địa phù hợp với khả năng của các bạn và quy mô vốn đầu tư cho các dự án du lịch này.
“Đặc biệt, ngoài các hoạt động trên hoạt động khởi nghiệp công nghiệp phụ trợ gắn với ngành cơ khí cũng được các bạn trẻ quan tâm và chú trọng. Hiện nay chúng ta có tổ hợp sản xuất lắp ráp ôtô Trường Hải Đang rất là mạnh và tỷ lệ nội địa hóa đa dạng hơn từ đó hình thành cả một cộng đồng cùng với họ sản xuất các sản phẩm phụ trợ liên quan đến ô tô và các ngành công nghiệp cơ khí đấy là cơ hội để cho cộng đồng khởi nghiệp. Hiện nay đề án hỗ trợ khởi nghiệp đã được hội đồng nhân dân tỉnh thông qua áp dụng cho giai đoạn năm năm tới và bắt đầu được tổ chức thực hiện Quảng Nam cũng đang làm việc với các nhà đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh nhất là du lịch và công nghiệp để có thể hỗ trợ các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp ở các lĩnh vực đó trên cơ sở gắn kết dự án của các bạn với các nhà đầu tư lớn. Nó sẽ hình thành lên các chuỗi liên kết khai thác như vậy tính bền vững và tính chia sẻ cao hơn”- ông Thanh nhấn mạnh.
Thủ tướng: Không để cơ chế, chính sách phục vụ lợi ích nhóm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không để các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức.
Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi "Đối thoại 2045" với đại diện doanh nghiệp và trí thức tiêu biểu, chiều 6-3 tại Hội trường Thống nhất, TP.HCM.
Thủ tướng phát biểu kết luận tại buổi đối thoại. Ảnh: PHƯƠNG THÙY
Sau khi lắng nghe rất nhiều ý kiến các doanh nghiệp, trí thức tiêu biểu, Thủ tướng cho rằng qua các phát biểu thấy rõ khát khao cháy bỏng về một Việt Nam phát triển cường thịnh vào năm 2045. Đó là niềm tin mãnh liệt đến năm 2045 xuất hiện những doanh nghiệp, tập đoàn khổng lồ mang tên Việt Nam.
Theo Thủ tướng, có 5 vấn đề được nêu ra tại buổi đối thoại.
Thứ nhất, đó là con người và công nghệ, trong đó có vấn đề chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa của quốc gia.
Thứ hai là cần quan tâm đổi mới thể chế, đây là "bà đỡ" cho doanh nghiệp và của đất nước.
Thứ ba, trao cơ hội phát triển cho mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giải phóng nguồn lực cho doanh nghiệp, người dân, các thành phần kinh tế như FDI, hợp tác xã, hộ cá thể... trong đó kinh tế tư nhân là một trong những thành phần quan trọng.
Thứ tư là nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ phát triển, đi liền với khởi nghiệp sáng tạo, đi liền với đó là bảo vệ môi trường sống, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Và cuối cùng là bảo vệ văn hóa Việt Nam vì nếu mất văn hóa là mất tất cả.
"Chúng ta thống nhất doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, trụ cột càng lớn thì dân càng giàu, nước càng mạnh và sự tự cường càng lớn" - Thủ tướng nói và tin rằng cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh đồng nghĩa với một Việt Nam lớn mạnh và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Ảnh: PHƯƠNG THÙY
Từ đó, ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ ngành và địa phương chú trọng một số nhiệm vụ. Trước hết, cần thống nhất nhận thức, tư tưởng, hành động của cả hệ thống chính trị trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp theo tinh thần các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, nhất là sớm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII mới đây của Đảng.
Các cơ quan cần tiếp tục thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các bộ trưởng, cam kết bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô và minh bạch hóa chính sách.
Các bộ ngành, địa phương phải mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội tham gia của doanh nghiệp. Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
Ngoài ra cần bảo đảm thực thi chính sách minh bạch, hiệu quả; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Mục đích là nhằm đảm bảo không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức.
Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề đã nêu ra.
Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, nhất là các trường đại học, trường dạy nghề. Vai trò của đội ngũ trí thức đi liền với doanh nhân trong thời kỳ hội nhập và thúc đẩy chuyển đổi phát triển đất nước là vô cùng quan trọng.
"Chúng ta hãy chung tay làm cho Việt Nam trở nên thành công hơn nữa, nơi mà trí thức, tài năng nào cũng có cơ hội được cống hiến và phụng sự, có nhiều doanh nghiệp vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu. Việt Nam 2045 là bức tranh đẹp mà tất cả chúng ta và các thế hệ tương lai có cơ hội đặt nét vẽ của mình lên đó" - Thủ tướng nói.
Kết nối nguồn lực để hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, đồng thời thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia tốt nhất trên thế giới. Các đại biểu dự Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. (Nguồn: TTXVN) Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi...