Chính quyền quân sự Thái Lan chuyển giao 24 quan chức nhà nước, đưa ra các biện pháp phán quyết
Theo hãng Tân Hoa Xã, hôm nay, chính quyền quân sự Thái Lan công bố chuyển 24 quan chức chính phủ vào các vị trí không hoạt động và đặt ra kế hoạch tám điểm cho hành chính quốc gia.
Các quan chức chính phủ, trong đó có 8 thống đốc tỉnh và 16 sĩ quan cảnh sát cấp cao, sẽ được gửi đến Bộ Nội vụ và Trụ sở cảnh sát quốc gia tương ứng.
Việc chuyển giao của các thống đốc tỉnh dự kiến sẽ được áp dụng từ ngày 2 tháng 6, trong khi đó, việc chuyển giao các cảnh sát có hiệu lực ngay lập tức sau khi vấn đề này được công bố vào đêm thứ Ba.
Trong một động thái khác, nhà lãnh đạo cuộc đảo chính Thái Lan Tướng Prayuth Chan- ocha, người đứng đầu Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO), đã đề ra tám biện pháp nhằm thúc đẩy đoàn kết dân tộc bằng cách loại bỏ những chia rẽ chính trị và xã hội, hướng tới mục tiêu cải cách quốc gia.
Video đang HOT
Thúc đẩy đoàn kết dân tộc là một phần của kế hoạch NCPO để chấm dứt xung đột chính trị của đất nước, và bước đầu tiên của kế hoạch là để kiểm soát hành chính quốc gia, tờ Bangkok Post hôm thứ Tư trích dẫn lời của phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, Winthai Suvaree.
Ban hành một hiến pháp tạm thời, hình thành chính phủ lâm thời, thành lập hội đồng cải cách quốc gia và hội đồng lập pháp là một trong các bước của kế hoạch này, trong khi đó tổ chức bầu cử sau cải cách là một trong những bước cuối cùng, ông Winthai nói.
NCPO đảm bảo rằng họ sẽ chỉ giám sát hành chính quốc gia và theo dõi thông qua các công việc của cơ quan nhà nước mà không làm ảnh hưởng đến công việc của mọi người, ông Winthai nói thêm rằng NCPO đã bổ nhiệm một ban cố vấn gồm sáu thành viên, Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Prawit chung Wongsuwan lãnh đạo nhóm này.
Tướng về hưu Anupong Paochinda sẽ giám sát các vấn đề an ninh, Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Somkid Jatusripitak giám sát ngoại giao, Cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Pridiyathorn Devakula và Cựu Bộ trưởng Thương mại Narongchai Akrasanee sẽ tập trung giám sát kinh tế, trong khi Cựu Tổng thư ký Wissanu Krea- ngam sẽ giám sát các vấn đề pháp lý.
Theo Laodong
Chính quyền quân sự Thái Lan bị chỉ trích
Chính quyền quân sự Thái Lan bị chỉ trích vì bịt miệng giới truyền thông, học giả và các nhà phân tích chính trị ở nước này.
Quân đội Thái Lan kiểm soát khu vực tác nghiệp của báo giới - Ảnh: Minh Quang
Hôm qua 27.5, các tổ chức phi chính phủ, học viện nghiên cứu ở Thái Lan cùng lên tiếng phản đối chính quyền quân sự can thiệp vào quyền tự do báo chí và phát biểu của công dân sau đảo chính. Theo những tổ chức này, báo chí không được phản ánh đúng sự thật về những gì đang diễn ra ở Thái Lan trong khi các học giả, nhà bình luận bị cấm xuất hiện trên truyền thông để bày tỏ chính kiến hay chỉ trích chính quyền quân sự.
Sau khi thâu tóm quyền lực, quân đội bắt buộc lãnh đạo các cơ quan truyền thông và cả những học giả phải trình diện mà mục đích theo như giới phân tích là nhằm răn đe họ. Tờ Bangkok Post hôm qua cho biết phóng viên của họ bị yêu cầu lên trình diện vì đã "gây khó" cho Tư lệnh bộ binh Prayuth Chan-ocha. Trong cuộc họp báo ngày 26.5, phóng viên của Bangkok Post và một đồng nghiệp khác ở tờ Thairath đã truy vấn ông Prayuth theo cách mà quân đội cho rằng có thể làm ông này mất mặt trước báo giới quốc tế. Quân đội đã yêu cầu 2 phóng viên phải chấm dứt thái độ đó. Những yêu cầu như thế được hiểu là mệnh lệnh trong thời kỳ thiết quân luật mà nếu kháng lệnh họ có thể bị đưa ra tòa án binh và bị phạt 2 năm tù.
Chính quyền quân sự Thái Lan cũng vừa ra lệnh dẹp hơn 200 trang mạng được cho là đăng những lời chỉ trích hoặc cổ vũ người dân xuống đường chống đảo chính. Quân đội Thái Lan cũng yêu cầu các nhà điều hành Facebook và YouTube kiểm soát thông tin, video clip có nội dung kích động chống chính quyền quân sự hoặc đi ngược lại với chính sách của quân đội.
Trong hôm qua, cả trăm binh sĩ đã kéo đến câu lạc bộ nhà báo nước ngoài ở Bangkok để bắt cựu Bộ trưởng Giáo dục Chaturon Chaiseng khi ông đang dự cuộc họp báo quốc tế có cả trăm nhà báo theo dõi. Tại đây, ông Chaturon đã công khai chỉ trích cuộc đảo chính và chính quyền quân sự đồng thời yêu cầu tướng Prayuth trả lại chính quyền cho người dân. Trước khi tham dự cuộc họp báo, ông Chaturon viết trên trang Facebook cá nhân rằng ông biết quân đội sẽ đến bắt ông và ông sẽ đối mặt với mức án 2 năm tù. Ngay sau khi ông Chaturon bị bắt, người phát ngôn của quân đội cho biết ông này phạm tội kháng lệnh, không đến trình diện theo yêu cầu và nói xấu chính quyền quân sự.
Trong khi đó, cuộc biểu tình chống đảo chính vẫn tiếp tục diễn ra ở khu tượng đài Chiến thắng trong ngày thứ 4 liên tiếp, dưới sự giám sát của hàng trăm binh sĩ và cảnh sát. Phe chống đảo chính đang muốn gây dựng phong trào biểu tình song cuộc biểu tình hôm qua chỉ huy động được vài trăm người và nhanh chóng tự giải tán. Tại các tỉnh phía bắc, quân đội vẫn tiếp tục truy quét phong trào phản kháng của phe Áo đỏ. Trong hôm qua, quân đội Thái Lan đã quyết định rút ngắn giờ giới nghiêm từ 0 giờ đến 4 giờ sáng thay vì từ 22 giờ đến 5 giờ sáng. Quyết định có hiệu lực từ hôm nay theo yêu cầu của ngành du lịch nhằm duy trì sức hút đối với du khách nước ngoài.
Theo TNO
Khủng hoảng tại Syria: Người Anh bị buộc tội giết người tàn bạo Một lãnh đạo phiến quân cho biết, người Anh chiếm đa số trong nhóm khủng bố bạo lực tại Syria. Trong một bức thư gửi cho thời báo The Times, ông Brig Gen-Abdulellah al-Basheer thuộc quân đội tự do Syria đã yêu cầu giúp đỡ trong việc kiềm chế Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL). Ông tuyên bố, các ISIL tấn...