Chính quyền Obama ra sao sau sự ra đi của Chuck Hagel?
“Loại bỏ” Chuck Hagel, Tổng thống Obama dự định sẽ làm một cuộc “thay máu” cho bộ mặt của chính phủ, trước hết là ở lĩnh vực an ninh. Nhưng điều này cũng đi kèm với những thách thức lớn lao mà ông chắc chắn phải đối mặt trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel được cho là bị tổng thống Mỹ Barack Obama ép từ chức – Ảnh: Reuters
Kể từ thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kì, ông Obama đang tỏ ra quyết liệt hơn bao giờ hết để đạt được các mục đích của mình trong 2 năm còn lại của nhiệm kì tổng thống.
Các quan chức Nhà Trắng cho rằng tổng thống Mỹ đang muốn có một chính quyền “mới mẻ” hơn trong hai năm cuối của nhiệm kì của mình sau khi ông Obama tuyên bố Bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel từ chức vào tối 24.11 (giờ Việt Nam), theo Reuters.
Ngay từ trước khi đảng Dân chủ bị đánh bại trong cuộc bầu cử giữa kì hôm 4.11, ông Obama đã bị áp lực về việc phải “tái khởi động” cơ quan an ninh quốc gia vì có nhiều chỉ trích Nhà Trắng về cách đáp trả của Mỹ với tổ chức IS, động thái của Nga tại Ukraine cũng như với chính quyền Syria…
Chỉ trong thời gian rất ngắn trước động thái từ chức của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel – người thuộc đảng Cộng hoà, tổng thống Mỹ đã bỏ ngoài tai phản đối đến từ phía đảng đối lập để kiên quyết với Obamacare, vấn đề đường ống Keystone, kí thoả thuận về khí thải với Bắc Kinh, bảo vệ đến 5 triệu người nhập cư lậu tại Mỹ và gần đây nhất là tiếp tục thuyên chuyển nghi phạm ra khỏi nhà tù Guantanamo.
Video đang HOT
Tổng thống Obama bắt tay Bộ trưởng quốc phòng Hagel sau tuyên bố từ chức của ông này tại Nhà Trắng hôm qua 24.11 – Ảnh: Reuters
Theo Giáo sư Julian Zelizer, tác giả cuốn “The Fierce Urgency of Now: Lyndon Johnson, Congress and the Battle for the Great Society.” (tạm dịch: Vấn đề cấp thiết: Lyndon Johnson (tổng thống Mỹ thứ 36), Quốc hội và cuộc chiến cho xã hội), đăng trên CNN, thời điểm này là cơ hội cuối cùng để Tổng thống Obama thực hiện những vấn đề mà ông đã hứa trong cuộc chạy đua năm 2008.
Suốt những năm qua, ông đã bỏ qua hoặc trì hoãn các vấn đề lớn và sử dụng chủ trương ôn hoà, điều đó khiến quyền của ông cũng như sự ảnh hưởng của đảng Dân chủ bị hạn chế.
Theo CNN, đây không phải lần đầu tiên một vị tổng thống Mỹ hành động để chạy nước rút hoàn thành các mục tiêu của mình trong những năm cuối nhiệm kì. Trước đó, tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan trong năm cuối của nhiệm kì đã nhanh chóng biến mình từ một “diều hâu” đảng Cộng hoà hiếu chiến nhất trong chiến tranh lạnh thành một người mềm mỏng trong đối sách với Liên Xô.
Hai năm còn lại, ông Obama tuyên bố sẽ thực hiện đúng các giá trị của đảng mình đặt ra, bất chấp việc châm ngòi cho các cuộc tranh cãi. Nhiều nhà phân tích cho rằng tổng thống Mỹ có thể sẽ thay đổi các chương trình an ninh quân sự, tiếp tục đấu tranh cho tầng lớp trung lưu.
Chuck Hagel rời khỏi Bộ quốc phòng Mỹ sau tuyên bố từ chức – Ảnh: Reuters
Đơn cử, có thể ông sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cho các trường đại học công, thúc đẩy quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng và hành động rõ ràng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Massachusetts trả lời trên Reuters: “Nước Mỹ luôn chỉ trích việc xây dựng tầng lớp trung lưu mạnh hơn, và ông Obama sẽ cần dành nhiều thời gian hơn cho các chiến dịch và hoạt động “lobby” của mình để có thể ngăn chặn ảnh hưởng lớn từ đảng của những người giàu trong các vấn đề chính trị”.
Theo giới chức Nhà Trắng, ông Hagel là người khởi đầu cuộc nói chuyện với ông Obama về tương lai số phận chính trị của mình. Người phát ngôn Nhà Trắng, ông Josh Earnest ca ngợi Hagel về những gì ông đã làm trong vấn đề Afghanistan và cắt giảm ngân sách của bộ quốc phòng, Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức vào năm ngoái, ông Hagel đã có một mối quan hệ khó khăn với tổng thống Obama, cụ thể là với lực lượng an ninh quốc gia của Nhà Trắng khi các chính sách ở Iraq và Syria được quyết. Các quan chức thân cận của hai người cho biết mối quan hệ giữa Hagel và Obama càng ngày xấu đi.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel – Ảnh: Reuters
Theo giới quan sát chính trị phân tích trên Reuters, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ về bản chất là bị sa thải.
“Loại bỏ” Hagel, Tổng thống Obama dự định sẽ làm một cuộc “thay máu” cho bộ mặt của chính phủ, trước hết là ở lĩnh vực an ninh. Nhưng điều này cũng đi kèm với những thách thức lớn lao mà ông chắc chắn phải đối mặt trong thời gian sắp tới.
Huỳnh Mai – Thu Thảo
Theo Thanhnien
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từ chức
Hãng tin Reuters đưa tin ông Chuck Hagel vừa từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau gần 2 năm tại nhiệm. Vị bộ trưởng Cộng hòa duy nhất trong bộ máy Dân chủ của Tổng thống Barack Obama ra đi giữa lúc Mỹ thay đổi chiến lược đối phó với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Các quan chức Nhà Trắng cho biết ông Hagel đã nộp đơn từ chức sau nhiều cuộc thảo luận với Tổng thống Obama từ đầu tháng 10/2014.
Ông Chuck Hagel được cho là không còn phù hợp với vai trò Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong tình hình hiện nay - Ảnh: AP
Theo báo chí Mỹ, căng thẳng giữa ông Hagel và bộ máy Nhà Trắng về những quyết định quân sự tại Syria đã tăng nhiệt gần đây. Thậm chí, báo The New York Times cho rằng vài tháng qua, ông Hagel gần như nhường sân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey trong cuộc chiến chống IS.
Ông Hagel trở thành thành viên nội các đầu tiên của Tổng thống Obama "thương vong" sau thất bại của Đảng Dân chủ tại cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vừa qua. Tuy nhiên, ông vẫn giữ chức cho đến khi có người thay thế. Người kế nhiệm ông Hagel vẫn đang trong vòng suy đoán. Sáng giá nhất phải kể đến cựu Thứ trưởng Quốc phòng Michèle Flournoy, Thượng nghị sĩ Dân chủ Jack Reed và một cựu Thứ trưởng Quốc phòng khác - ông Ashton B. Carter.
Năm nay 68 tuổi, ông Hagel từng tham gia cuộc chiến tại Việt Nam. Ông có 12 năm làm thượng nghị sĩ đại diện bang quê nhà Nebraska trước khi trở thành bộ trưởng quốc phòng thay ông Leon Panetta vào năm 2013.
Theo Mỹ Nhung (Người lao động)
Cuộc chiến chống IS: Đường lối Cộng hòa đang lộ diện Lầu Năm Góc tuyên bố đang cân nhắc việc đưa bộ binh tham chiến trong cuộc chiến chống IS, bất chấp những chiến thắng liên tiếp của quân đội Iraq. Obama đang đầy mâu thuẫn Ngày 13/11/2014, Lầu Năm Góc phát đi một tín hiệu cho thấy Mỹ ngày càng dấn sâu vào cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq...