Chính quyền Mỹ công bố gói viện trợ an ninh kỷ lục 3 tỉ USD cho Ukraine
Ngày 24/8, Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ đang gửi gói viện trợ an ninh lớn nhất từ trước tới nay cho Ukraine, trị giá 3 tỷ USD.
Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ cam kết hỗ trợ Ukraine bảo vệ chủ quyền đất nước. Ảnh: Reuters
Thông báo trên được đưa ra đúng vào ngày kỷ niệm Ngày Độc lập của Ukraine và đánh dấu 6 tháng Nga phát động chiến dịch quân sự tại nước láng giềng.
Gói viện trợ mới công bố nằm trong quy trình các quỹ Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), có nghĩa là Mỹ sẽ mua vũ khí thông qua các hợp đồng thay vì lấy từ kho vũ khí hiện có của Bộ Quốc phòng và gửi chúng ngay lập tức cho Kiev.
“Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tiếp tục cuộc chiến bảo vệ chủ quyền của mình. Là một phần của cam kết đó, tôi tự hào thông báo về đợt hỗ trợ an ninh lớn nhất của chúng tôi cho đến nay: khoảng 2,98 tỷ USD vũ khí và thiết bị sẽ được cung cấp thông qua Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine “, ông Biden cho biết trong một tuyên bố. “Gói hỗ trợ này sẽ cho phép Ukraine có được các hệ thống phòng không, hệ thống pháo và đạn dược, hệ thống máy bay không người lái đối kháng và radar để đảm bảo nước này có thể tiếp tục tự vệ trong dài hạn.”
Chính quyền Mỹ đã sử dụng quy trình USAI trong các gói an ninh trước đây cho các hạng mục như hệ thống phòng không tầm trung, máy bay không người lái giám sát và hệ thống radar chống pháo. Thời gian để vũ khí đến được Ukraine phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất của ngành công nghiệp.
Ngày 22/8, Bộ Ngoại giao Ukraine đã đưa ra cảnh báo rằng Nga có thể tăng cường các nỗ lực tiến hành tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự và cơ sở chính phủ của Ukraine trong những ngày tới.
Video đang HOT
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng cảnh báo không nên tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Độc lập công khai do lo ngại các cuộc tấn công.
Gói viện trợ của Mỹ được công bố trong bối cảnh giao tranh vẫn diễn ra ở miền nam và đông Ukraine. Tuần trước, một quan chức quốc phòng cấp cao Ukraine nói với các phóng viên rằng Nga đang chứng kiến “một sự thiếu tiến triển hoàn toàn và toàn diện”. Quan chức này lưu ý rằng Ukraine đang thành công nỗ lực tấn công vào năng lực của Nga – điều có thể có tác dụng lâu dài, nhưng Kiev vẫn chưa giành lại được những vùng lãnh thổ quan trọng từ Nga.
Giới chuyên gia nhận định, dựa vào gói vũ khí mà Mỹ dự tính chuyển cho Ukraine, Kiev dường như đang chuẩn bị cho chiến thuật phản công khác biệt so với phương pháp cổ điển.
Theo nhận định trên tờ Washington Post, các vũ khí, khí tài quân sự mà Mỹ đang gửi cho Ukraine dường như sẽ giúp Kiev thực hiện các cuộc tấn công ở tầm gần hơn so với trước đó. Giới quan sát cho rằng, Ukraine và phương Tây có thể đã nhìn thấy cơ hội để Kiev giành lại những vùng lãnh thổ đã mất vào tay Nga bằng những vũ khí này.
Trong vài tuần qua, các quan chức Ukraine đã công khai thảo luận về một phản công nhằm vào thành phố cảng chiến lược Kherson do Nga đang kiểm soát. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, có rất ít bằng chứng cho thấy Ukraine chuẩn bị thực hiện một chiến dịch quy mô lớn trên thực địa đòi hỏi lượng nhân lực lớn, vũ khí, xe bọc thép để đối phó với thế áp đảo về hỏa lực của Nga.
Gói viện trợ mới nhất của Mỹ dường như là câu trả lời cho tình trạng thiếu hụt vũ khí của Ukraine so với Nga. Theo đó, Kiev dường như sẽ có khả năng tấn công từ nhiều khoảng cách khác nhau.
Cuối tuần qua, Mỹ thông báo gói viện trợ 800 triệu USD bao gồm 40 phương tiện chống bom được trang bị thiết bị kích nổ mìn, cũng như các loại pháo hạng nhẹ hơn và dễ di chuyển hơn các hệ thống hỏa lực mà Mỹ đã gửi trước đó. Gói viện trợ cũng sẽ bao gồm súng trường có tầm bắn vài trăm mét và bệ phóng tên lửa giới hạn dưới 5km – gần hơn nhiều so với khoảng cách hiện tại giữa các đơn vị Ukraine và Nga ở tiền tuyến.
“Phương tiện phá mìn sẽ giúp Ukraine có được khả năng đẩy lực lượng di chuyển tiến lên trên thực địa và giành lại lãnh thổ”, một quan chức giấu tên của Mỹ cho biết.
Ukraine nhận được hệ thống tên lửa phóng loạt đầu tiên do Mỹ sản xuất
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết nước này đã nhận được M270 MLRS (Hệ thống tên lửa phóng loạt) đầu tiên do Mỹ sản xuất.
Bộ trưởng cho biết thông tin trên trong một bài đăng trên Twitter, nói rằng hệ thống này sẽ rất phù hợp với các bệ phóng М142 HIMARS do Mỹ cung cấp.
Theo đài RT, ông Reznikov không nói rõ nước nào cung cấp hệ thống M270 MLRS do Mỹ sản xuất mà chỉ nói chung chung là gửi lời cảm ơn tới các đối tác của Ukraine. Tuy nhiên, trước đó, Anh đã cam kết gửi ít nhất ba hệ thống như thế cho các lực lượng của Ukraine.
Hệ thống M270 MLRS do Mỹ sản xuất là một hệ thống gần tương tự với các bệ phóng М142 HIMARS mà trước đây đã được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine. Dù M270 kém cơ động hơn HIMARS, nhưng hệ thống này có sức mạnh gấp đôi, có 12 ống phóng tên lửa 227 mm so với 6 ống của HIMARS.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các bệ phóng M270 mới đã đến tiền tuyến hay chưa. Hệ thống M270 HIMARS được Ukraine triển khai tới chiến trường vào cuối tháng 6. Trong khi các quan chức Ukraine khẳng định các hệ thống này đã được sử dụng để nhắm vào các kho chứa vũ khí và dự trữ nhiên liệu, dầu nhờn của quân đội Nga, nhưng chính quyền Nga và Donbass cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí này để tấn công các khu vực dân sự.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết lực lượng Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa phóng loạt do Mỹ cung cấp HIMARS trên mọi mặt. Bà tuyên bố quân đội Ukraine rõ ràng đã được lệnh sử dụng các bệ phóng nói trên chống lại dân thường, đồng thời cáo buộc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo về các mục tiêu với Ukraine.
Nga đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc bơm vũ khí cho Ukraine, nhấn mạnh rằng viện trợ như vậy sẽ chỉ kéo dài xung đột và gây thêm thiệt hại cho người dân Ukraine chứ không thay đổi kết quả cuối cùng cuộc chiến.
Trong khi đó, đầu tháng 7, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo gói viện trợ bổ sung vũ khí và đạn dược cho Ukraine trị giá 820 triệu USD. Đây là gói viện trợ thứ 14 về vũ khí, trang bị mà Washington chuyển cho Kiev.
Gói viện trợ nói trên bao gồm 2 hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các bệ phóng tên lửa chính xác HIMARS mà Mỹ bắt đầu cung cấp cho Ukraine trong tháng 6, 150.000 viên đạn pháo 155mm và 4 radar phòng không. Các hệ thống phòng không gồm hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung, do các hãng sản xuất vũ khí Raytheon và Kongsberg Defence & Aerospace phát triển. Trong khi đó, những bệ phóng được điều khiển từ xa sẽ hỗ trợ các lực lượng Ukraine đối phó với những máy bay không người lái và có người lái, tên lửa hành trình.
Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc Todd Breasseale tuyên bố Mỹ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác nhằm cung cấp khí tài cho Ukraine.
Gói viện trợ bổ sung nói trên được trích ra từ các kho dự trữ của quân đội Mỹ, đã nâng tổng giá trị vũ khí trang bị mà Washington cung cấp cho Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này lên 6,9 tỷ USD.
Bất chấp nguy cơ cạn kiệt dự trữ, Đức sẽ viện trợ quân sự thêm 500 triệu euro cho Ukraine Chính phủ Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự, gồm các hệ thống phòng không, bệ phóng tên lửa, vũ khí chính xác... Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đức cảnh báo nguy cơ cạn kiệt kho dự trữ quân sự. Xe tăng Ukraine tiến về tiền tuyến ở vùng Luhansk. Ảnh: AFP/Getty Images Hãng tin...