Chính quyền Hong Kong không biết đàm phán với ai để dập tắt biểu tình
Chính quyền Hong Kong gặp khó trong nỗ lực dập tắt biểu tình vì không biết phải liên lạc với ai trong phong trào không rõ thủ lĩnh này.
Là cố vấn hàng đầu cho chính phủ Hong Kong, Bernard Chan đang cố gắng tiếp cận các lãnh đạo biểu tình để đạt được thỏa thuận chấm dứt hơn 3 tháng bất ổn vừa qua.
Trong bữa ăn trưa với những người biểu tình và một vài người phản đối chính phủ, Chan thường được nghe rằng cuộc biểu tình có thể dừng lại nếu Trưởng đặc khu tự trị Hong Kong Carrie Lam chỉ cần đáp ứng 2/5 yêu cầu.
Nhưng Chan cho biết không ai mà ông gặp có thể đảm bảo rằng những người khác ngừng xuống đường biểu tình dù dự luật gây tranh cãi đã được rút lại.
Cố vấn hàng đầu cho chính phủ Hong Kong Bernard Chan. (Ảnh: Bloomberg)
“Một mình bạn dừng lại là không đủ. Tôi đang đàm phán với ai? Tôi không thể thuyết phục chính phủ ngồi vào bàn đàm phán vì không biết chúng tôi đang thương thảo với ai”, Chan nói.
Theo Bloomberg, việc thiếu một nhà lãnh đạo rõ ràng là một trong những lý do chính khiến biểu tình ở Hong Kong kéo dài và chưa biết khi nào mới kết thúc. Trong cuộc biểu tình năm 2014, chính phủ bắt giữ một số lãnh đạo chủ chốt và tống giam họ. Hiện tại, các nhóm biểu tình đều hoạt động âm thầm, không khoa chiêng múa trống khiến truyền thông cũng như chính quyền rất khó tiếp cận.
Giáo sư Jean-Pierre Cabestan, Đại học Baptist Hong Kong cho rằng với người biểu tình, họ cần một số đảm bảo trước khi đàm phán. Còn với chính phủ, họ không cho thấy tâm lý muốn đàm phán dù bà Lam cam kết sẽ đối thoại với người biểu tình vì họ tin rằng đó là hành động nhượng bộ.
Video đang HOT
Khác với những cuộc biểu tình trong quá khứ, người biểu tình hiện nay không chỉ ngồi biểu tình ôn hòa. Họ phân tán khắp ngả đường của Hong Kong, tìm tới địa điểm khi cảnh sát sử dụng hơi cay. Các địa điểm biểu tình được cập nhật liên tục trên mạng xã hội. Nhiều người chia sẻ trực tiếp hình ảnh và video để những người khác nắm được tình hình và quyết định điểm đến.
“Chiến thuật” này được họ áp dụng suốt 3 tháng qua với đỉnh điểm là biển người làm náo loạn sân bay trong nhiều tuần liên tiếp trong tháng 7.
Người biểu tình nhìn nhận việc bà Lam rút lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi là chiến thắng ban đầu của họ, nhưng chưa đủ bởi 4 yêu cầu khác là rút lại từ bạo loạn khi mô tả về các cuộc biểu tình, phóng thích những người bị bắt, mở một cuộc điều tra độc lập về các hành động lạm quyền của cảnh sát trong biểu tình và quyền của người dân Hong Kong trong việc chọn lãnh đạo của họ vẫn chưa được đáp ứng.
Các nhà hoạt động của cuộc biểu tình
Chan ước tính hiện tại có hơn 2.000 người cấp tiến đang kiểm soát các cuộc biểu tình, theo sau là hàng ngàn người khác. Tuy nhiên, ông tin rằng cuộc biểu tình này không hoàn toàn là không có thủ lĩnh lãnh đạo hoặc ít nhất là một lực lượng bí mật nào đó đứng sau ủng hộ dù ông không có bằng chứng.
“Tôi cá là có một người nào đó, ở đâu đó. Cho dù họ có phải là người nước ngoài hay không, tôi không có ý kiến. Nhưng tôi phải nói rằng, không thể nói đây chỉ là phong trào của người dân. Có gì đó nhiều hơn thế”, ông Chan nói.
Chiều 9/9, tại cuộc họp báo thường kỳ của cảnh sát, Tse Chun Chung, người đứng đầu phòng quan hệ công chúng Cảnh sát Hong Kong, cho biết từ ngày 6-8/9 tại khu vực ga Prince Edward, Mongkok, chợ Tai Po, Tung Chung, Central… vẫn xảy ra nhiều cuộc đụng độ, cảnh sát đã bắt 157 đối tượng biểu tình quá khích, trong đó có 125 nam, 32 nữ, độ tuổi từ 14 đến 63. 12 cảnh sát đã bị thương trong quá trình bắt giữ người biểu tình quá khích.
(Nguồn: Bloomberg)
SONG HY
Theo VTC
Bạo lực ở Hong Kong ngày càng trầm trọng hơn
Bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính quyền Hong Kong đang trở nên nghiêm trọng hơn, lãnh đạo hòn đảo này là bà Carrie Lam hôm 27/8 cho biết.
Phát biểu công khai lần đầu tiên kể từ khi các cuộc biểu tình leo thang hôm 25/8 với việc cảnh sát dùng vòi rồng và hơi cay để đấu lại những người biểu tình ném gạch đá và bom xăng, bà Carrie Lam tuyên bố, chính quyền Hong Kong tự tin có thể tự mình giải quyết khủng hoảng.
Hong Kong hiện đang chìm trong cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ khi được chuyển giao cho Bắc Kinh vào năm 1997. Hiện, chính phủ trung ương Trung Quốc đã phát đi cảnh báo rõ ràng rằng có thể can thiệp bằng vũ lực để dập tắt bạo lực tại đây.
Nhà lãnh đạo Hong Kong được Bắc Kinh hậu thuẫn tuyên bố, bà sẽ không từ bỏ việc xây dựng một nền tảng cho đối thoại, dù hiện giờ không phải lúc thích hợp để thiết lập một cuộc điều tra độc lập về cuộc khủng hoảng hiện thời - vốn là một trong những đòi hỏi then chốt của những người biểu tình.
Trong chuyến thăm tới tỉnh Quảng Đông, gần Hong Kong, Bộ trưởng Công an Trung Quốc Zhao Kezhi nói, Bắc Kinh sẽ triệt phá các hoạt động khủng bố bạo lực và bảo vệ an ninh chính trị của nước này.
Bất ổn tại Hong Kong - một trung tâm tài chính châu Á, đã leo thang vào giữa tháng 6 vì một dự luật dẫn độ hiện đã bị huỷ bỏ. Dự luật này cho phép đưa người về Trung Quốc đại lục để xét xử.
Các cuộc biểu tình đã kéo dài 12 tuần liên tiếp và trở thành đòi hỏi dân chủ lớn hơn cho Hong Kong theo cơ chế "một nhà nước, hai chế độ" sau khi Hong Kong được Anh chuyển giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo Reuters, cho tới giờ, nhà chức trách Hong Kong vẫn từ chối đáp ứng 5 đòi hỏi then chốt của người biểu tình. Đó là: rút lại dự luật dẫn độ, lập một ban điều tra độc lập về biểu tình và sự tàn bạo của cảnh sát, ngừng coi biểu tình là "bạo loạn", huỷ cáo buộc chống những người bị bắt và tiếp tục cải tổ chính trị.
Kể từ khi biểu tình nổ ra, cảnh sát đã bắt giữ 883 người, gồm cả một số trẻ vị thành niên, người trẻ nhất mới 12 tuổi, những người biểu tình cho hay. Số người bị cáo buộc là 136, có 205 cảnh sát bị thương.
Các cuộc biểu tình mới trong vài ngày và vài tuần tới đã được lên kế hoạch, đặt ra thách thức trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh khi mà chỉ còn hơn một tháng là tới kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc.
Hoài Linh
Theo vietnamnet
Biểu tình HK không lãnh đạo, chính quyền không biết ai để đàm phán Chính quyền Hong Kong gặp khó khăn, không biết tiếp cận ai bên nhóm biểu tình để đàm phán khi phong trào này hầu như không có lãnh đạo chính thức công khai. Bernard Chan, cố vấn cao cấp cho chính quyền Hong Kong, đang muốn đàm phán với ai đó trong phong trào biểu tình để có thể chấm dứt bạo động...