Chính quyền Donetsk cáo buộc Ukraine vi phạm tội ác chiến tranh
Chủ tịch Hội đồng tối cao của vùng Donetsk đã lên án quyết định đóng băng các dịch vụ công tại khu vực miền Đông của chính quyền Ukraine.
Ngày 16/11, theo Sputnik, Chủ tịch Hội đồng Tối cao Cộng hòa Nhân dân Donetsk Denis Pushilin tuyên bố, chính quyền Kiev đang phạm phải tội ác chiến tranh do quyết định không chi trả cho người hưởng lương hưu tại miền Đông Ukraine.
Hai cụ bà sống tại vùng Donbass, Ukraine – những người sẽ không được hưởng lương hưu từ chính quyền Kiev (Ảnh Sputnik)
Trong một tuyên bố, ông Pushilin cho biết: “Với việc dừng chi trả lương hưu cho những người già và đẩy họ vào cảnh nghèo đói, các nhà chức trách Ukraine đang phạm phải tội ác chiến tranh. Hơn nữa, Ukraine không chỉ không trả lương hưu mà còn ngăn cản chúng tôi làm việc đó.
Chúng tôi chỉ mới bắt đầu thành lập quỹ hưu trí. Chúng tôi không chỉ bắt đầu từ vạch xuất phát mà còn tồi tệ hơn, chúng tôi đã không thể kết nối với các máy chủ để lấy danh sách những người hưởng lương hưu. Tuy nhiên, chúng tôi đang làm mọi thứ có thể”.
Ngày 13/11, Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko đã ban hành hai nghị định trên trang web của ông. Ông Poroshenko ra lệnh đóng băng các dịch vụ công ở miền Đông và cấm các ngân hàng hoạt động tại khu vực này.
Video đang HOT
Ngoài ra, Tổng thống Ukraine cũng yêu cầu chính quyền Ukraine cung cấp thông tin cho Hội đồng châu Âu về việc vi phạm Công ước châu Âu về Bảo vệ Nhân quyền cho thấy Kiev “buộc phải” làm như vậy.
Cuộc xung đột tại Ukraine bắt đầu leo thang từ giữa tháng 4/2014 sau khi chính quyền Ukraine phát động chiến dịch quân sự chống lực lượng ủng hộ độc lập ở khu vực Donetsk và Lugansk.
Vào tháng 9/2014, chính quyền Kiev và phe đối lập đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Minsk với sự tham dự của các đại diện đến từ Nga. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, hai phe đã liên tục cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn trên./.
CTV Tạ Hiển
Theo_VOV
IS bắt tay với al Qaeda chống phe nổi dậy thân Mỹ
Cú bắt tay giữa hai tổ chức khủng bố hùng mạnh sẽ khiến cuộc chiến chống IS của Mỹ thêm phần khó khăn.
Ngày 14/11, báo chí phương Tây cho biết lãnh đạo phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tổ chức khủng bố al-Qaeda ở Syria đã nhất trí bắt tay nhau cùng chiến đấu chống lại phe nổi dậy ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn và cả quân đội chính phủ Syria.
IS và al-Nusra là hai tổ chức khủng bố mạnh nhất hiện nay ở Syria
Phiến quân IS và nhóm khủng bố thân al-Qaeda tên là Jabhat al-Nusra (Mặt trận Nusra) đã đấu đá quyết liệt với nhau trong hơn một năm qua nhằm tranh giành ảnh hưởng trong cuộc nổi dậy đẫm máu chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Việc hai nhóm khủng bố được cho là mạnh nhất hiện nay ở Syria bắt tay với nhau cùng chống "kẻ thù chung" sẽ khiến cho cuộc chiến chống IS của Mỹ thêm khó khăn bội phần trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện chính sách cung cấp vũ khí và huấn luyện cho phe nổi dậy ôn hòa để trở thành một lực lượng mạnh, đáng tin cậy trên chiến trường có thể đánh bại IS.
Giờ đây, khi hai nhóm khủng bố này hợp tác với nhau và hợp lại thành một, phe nổi dậy ôn hòa thân Mỹ sẽ bị yếu đi đáng kể, đặc biệt là khi lực lượng này vẫn đang được mô tả là "vô tổ chức" và thiếu quy củ cần thiết của một đội quân chính quy.
Thỏa thuận hợp tác trên được đưa ra sau khi hai nhóm khủng bố này giảm bớt sự kình địch với nhau bằng các lệnh ngừng bắn không chính thức trên chiến trường. Sau khi ký thỏa thuận hợp tác, IS và Nusra sẽ không quay súng bắn nhau nữa mà cùng nhau mở vài mặt trận mới chống lại dân quân người Kurd ở miền bắc Syria.
Theo một quan chức phe nổi dậy Syria, lãnh đạo IS và Nusra đã gặp nhau hồi đầu tháng 11 tại thị trấn Atareb, phía tây Aleppo, nơi IS đang nắm quyền kiểm soát, và kết quả của cuộc gặp này là một thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.
Các chiến binh nổi dậy ở Syria được Mỹ trang bị vũ khí
Cũng theo quan chức này, tham dự cuộc họp trên còn có đại diện của nhóm khủng bố Khorasan, Jund al-Aqsa và Ahrar al-Sham, những nhóm Hồi giáo cực đoan ít quyền lực hơn trên chiến trường Syria.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng thỏa thuận hợp tác giữa IS và Nusra chỉ là tạm thời và rất dễ bị phá bỏ, đồng thời việc hai lực lượng kình địch cùng chiến đấu được với nhau sẽ phải mất một thời gian dài.
Một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết thỏa thuận này sẽ không khiến hai nhóm khủng bố thay đổi chiến lược của mình, nhưng chúng sẽ có những điều chỉnh về mặt chiến thuật trên chiến trường.
Nusra được coi là nhóm khủng bố cứng rắn và thiện chiến nhất khi cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Assad bùng nổ vào năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, IS bắt đầu trỗi dậy và kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn, trở thành đối trọng với Nusra trên chiến trường.
Theo chuyên gia phân tích người Mỹ Tom Joscelyn, thỏa thuận hợp tác trên giữa IS và Nusra vẫn là một tín hiệu báo động đối với Mỹ, bởi khi đã rảnh tay không còn lo chém giết nhau, hai nhóm khủng bố này sẽ dễ dàng hơn trong việc đối phó với các lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn.
Theo Khampha
Tướng Mỹ muốn điều quân trực tiếp chiến đấu chống IS Tướng Dempsey xem xét khả năng điều cố vấn quân sự Mỹ trực tiếp ra chiến trường hỗ trợ quân đội Iraq chiến đấu chống phiến quân IS. Ngày 13/11, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tuyên bố trước Quốc hội rằng ông sẽ xem xét đưa các cố vấn quân sự Mỹ trực tiếp tham...