Chính quyền đô thị TPHCM giúp cán bộ bớt… quan liêu?
Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM khẳng định, khi triển khai chính quyền đô thị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho từng cơ quan, đơn vị sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân của cán bộ.
Thể chế có phù hợp?
Ngày 15/8, các thành viên Mặt trận Tổ quốc TPHCM đã tham gia góp ý “Đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị TPHCM”.
Các đại biểu góp ý tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đua cho rằng: “Hiện trên cả nước có 63 tỉnh thành, cơ cấu tổ chức chính quyền ở đâu cũng như nhau. Điều này dẫn đến nhiều mặt không tương thích. Tôi lấy ví dụ như Sở Giao thông Vận tải. Ở các tỉnh thì phù hợp, nhưng ở TPHCM thì yếu tố vận tải không nhiều mà công chính mới là quan trọng. Hay du lịch là 1 ngành kinh tế trọng điểm của TPHCM, TP đã nhiều lần đề nghị thành lập Sở Du lịch để đáp ứng yêu cầu quản lý chứ hiện nó chỉ là 1 mảng trong Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thì không phù hợp tình hình thực tế”.
Do vậy, theo ông, xây dựng chính quyền đô thị chính là cơ cấu lại tổ chức, mô hình, nhiệm vụ… cho phù hợp hơn với đặc thù của TPHCM, của từng vùng trong TP. Từ nhiệm vụ cụ thể của từng cấp chính quyền, từng ngành sẽ xác định được trách nhiệm của từng nơi. Điều này sẽ giúp hoạt động quản lý hành chính hiệu quả hơn, khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân của cán bộ.
Video đang HOT
Trước các ưu điểm của mô hình chính quyền đô thị do ông Nguyễn Văn Đua và ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ trình bày, hầu hết các đại biểu góp ý trực tiếp tại hội nghị đều ủng hộ chủ trương xây dựng chính quyền đô thị. Tuy nhiên, các đại biểu cũng còn nhiều băn khoăn.
Đại biểu Đồng Văn Khiêm, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP HCM lo lắng: “Đề án nói nhiều về việc tổ chức chính quyền nhưng tôi chưa thấy chúng ta đề cập đến vai trò của các cấp Đảng ủy ở đâu. Như tại các Ủy ban hành chính không phải là cấp chính quyền thì tổ chức Đảng sẽ hoạt động thế nào? Các tổ chức đoàn thể khác như Mặt trận sẽ bố trí ra sao? Như vậy có phù hợp thể chế chính trị hay không? Tôi nghĩ cần nói rõ, chúng ta xây dựng chính quyền phải đảm bảo hài hòa với thể chế chính trị”.
Cần phản biện kỹ
Góp ý tại hội nghị, GS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TPHCM cho rằng đề án vẫn chưa đề cập kỹ đến hoạt động cụ thể của các tổ chức hành chính, còn rối. Ông cho rằng: “Điều tôi quan tâm là người dân sẽ được tiện lợi như thế nào khi tổ chức theo mô hình mới này, có dễ dàng hơn trong sinh hoạt hàng ngày không?”.
Đồng tình, ông Đồng Văn Khiêm cũng nhấn mạnh đề án cần hoàn thiện hơn ở phần cải cách thủ tục hành chính, mô hình chính quyền đô thị chỉ có thể hiệu quả khi đi kèm với cải cách hành chính. Ông cho rằng: “Đề án không chỉ nên nhắm vào việc xây dựng UBND mà còn các cơ quan tham mưu, các sở ban ngành…”.
GS-BS Trần Đông A cũng rất đồng tình với mô hình chính quyền đô thị với 2 cấp sẽ tinh gọn hơn, cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm sẽ giúp hoạt động công quyền hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ông lo lắng mô hình này tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sai lầm khi người đứng đầu ra quyết định vì tính tự chủ cao. Do đó, GS đề nghị cần có cơ chế, quy trình bổ nhiệm, bầu ra người đứng đầu và cơ chế giám sát chặt chẽ để giới hạn mặt yếu này.
Đại biểu Lê Văn Hoàng cũng tâm đắc với ý kiến mỗi cấp chính quyền đều có HĐND và UBND, thể hiện rõ chủ trương chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, ông đề xuất nên lồng vào đó cả việc cải cách hoạt động của HĐND cho thiết thực hơn. Ông cho rằng: “Nên có nơi để đại biểu tiếp xúc dân, dân có việc cần thì đến gặp đại biểu để bày tỏ. Chứ như hiện nay thì chỉ tới kỳ đại biểu mới gặp dân, mà người dân tiếp xúc đại biểu cũng chỉ là những người được mời đến”.
Đúc kết lại, GS Nguyễn Ngọc Giao cho rằng: “Đề án rất hay nhưng gửi cho chúng tôi trước 1 tuần rồi bảo góp ý thì chưa chặt chẽ lắm. Tôi đề nghị TP nên lập 1 hội đồng phản biện để nghiên cứu sâu, bàn kỹ từng mặt, từng vấn đề trong đề án này để đề án hoàn thiện hơn nữa”.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Lãnh đạo Viện KSND Tối cao thừa nhận ra "phán quyết" trái thẩm quyền
Liên quan đến vụ UBND huyện Hiệp Hòa thu hồi sổ đỏ của công dân, lãnh đạo Viện KSND Tối cao thừa nhận việc ra CV "đề nghị" tỉnh Bắc Giang thu hồi sổ đỏ trên, cấp cho công dân khác là trái thẩm quyền.
Trong khi đại diện của UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng, việc UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Hiệp Hòa thu hồi sổ đỏ của công dân là quan hệ hành chính "bình thường", thì lãnh đạo Viện KSND Tối cao thừa nhận việc ra CV "đề nghị" tỉnh Bắc Giang thu hồi sổ đỏ của công dân này, cấp cho công dân khác là trái thẩm quyền.
Ông Hà Như Khuê - Vụ trưởng Vụ Khiếu tố, Viện KSND Tối cao: "Chúng tôi sai thì sửa".
Viện KSND Tối cao sẽ thu hồi "phán quyết"
Liên quan đến CV số 75/VKSTC-V7 ngày 8.6.2012 có nội dung: Viện KSND Tối cao đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp sai cho ông Nguyễn Thế Bảo (thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa) và công nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Truyền (bố đẻ của anh Bảo). Ngày 12.4, PV Báo LĐ đã có buổi làm việc với ông Hà Như Khuê - Vụ trưởng Vụ Khiếu tố (Vụ 7), Viện KSND Tối cao - người thừa lệnh Viện trưởng Viện KSND Tối cao ký CV số 75.
Ông Hà Như Khuê cho biết, theo thẩm quyền Vụ 7 có quyền tiếp nhận, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân sau đó chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Tuy nhiên, khi đọc lại CV số 75 ông Hà Như Khuê đã phải thốt lên: "Không hiểu tại sao tôi lại ký vào CV như thế này nhỉ?".
Khi PV hỏi: "Ông có bình luận gì về bài báo "Bắc Giang: Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết khiếu nại bằng mệnh lệnh hành chính" trên báo LĐ số 67/2013 ra ngày 28.3 có phản ánh việc Viện KSND Tối cao ra "phán quyết" trái thẩm quyền khi "đề nghị" UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo thu hồi sổ đỏ của ông Bảo cấp cho ông Truyền. Ông Hà Như Khuê thẳng thắn thừa nhận: "Mình sai thì sửa. Chúng tôi sẽ có CV đính chính, thu hồi đề nghị trên gửi UBND tỉnh Bắc Giang".
UBND tỉnh chưa từng nhận được đơn của ông Truyền (!?)
Cũng để làm rõ nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang đối với UBND huyện Hiệp Hòa phải thu hồi sổ đỏ của ông Nguyễn Thế Bảo, ngày 11.4, PV Báo LĐ đã có buổi làm việc chính thức với UBND tỉnh Bắc Giang. Đại diện cho lãnh đạo UBND tỉnh, ông Lê Tuấn Phú - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết: "Đến bây giờ chưa thấy có cái đơn nào của ông Nguyễn Văn Truyền gửi đến tỉnh. Đơn của ông Truyền toàn gửi vượt cấp và các cơ quan Viện KSND Tối cao, Bộ TNMT, Mặt trận tổ quốc... chuyển về đây".
Ông Nguyễn Văn Truyền với tập đơn tố cáo con trai trưởng - ông Nguyễn Thế Bảo (trung tá QĐNDVN đã tử nạn năm 2005) và con dâu.
Bên cạnh đó, có một thực tế là tất cả các CV của Viện KSND Tối cao, Bộ TNMT, Mặt trận tổ quốc... gửi đến UBND tỉnh Bắc Giang đều không hề có một dòng chữ nào thể hiện đơn của ông Nguyễn Văn Truyền được gửi kèm CV, ngược lại nội dung của các CV này lại "tóm tắt" khá chi tiết nội dung "đơn" của ông Truyền.
Khi PV hỏi ông Hà Như Khuê: "Nội dung của CV số 75 của Viện KSND Tối cao hình thành trên cơ sở nào?". Ông Khuê cho biết: "Tất nhiên là trên cơ sở đơn của ông Truyền và chúng tôi đã gửi đơn của ông Truyền kèm theo CV về tỉnh". PV hỏi tiếp: "Thế tại sao trong CV số 75 không có dòng chữ nào thông báo là đơn của ông Truyền được gửi kèm theo CV?". Lúc này thì ông Hà Như Khuê im lặng.
Như vậy có thể khẳng định, việc UBND tỉnh Bắc Giang không nhận được lá đơn nào của ông Truyền, không xác định được nội dung đơn của ông Truyền là khiếu nại hay tố cáo mà vẫn chỉ thị cho UBND huyện Hiệp Hòa ra QĐ thu hồi giấy CNQSDĐ của ông Bảo là vi phạm nghiêm trọng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Tổ chức HĐND và UBND.
Cùng lúc, trong khi đã bác đơn của ông Nguyễn Văn Truyền, UBND huyện Hiệp Hòa lại chấp hành "lệnh" của Chủ tịch UBND tỉnh ra QĐ thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ của hộ ông Nguyễn Thế Bảo cũng là hành vi vi phạm nghiêm trọng các luật nêu trên.
"HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương" (Điều 3 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003).
Theo Dantri
TPHCM sẽ có 4 thành phố vệ tinh Khi thực hiện chính quyền đô thị, TPHCM chỉ còn chính quyền cấp TP trực thuộc Trung ương và 42 chính quyền cấp cơ sở (gồm 4 thành phố vệ tinh, 3 thị trấn và 35 xã), mỗi cấp chính quyền đều là 1 pháp nhân công quyền. Theo dự thảo tờ trình Chính phủ về đề án thí điểm chính quyền đô...