Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cân nhắc điều chỉnh chính sách thương mại
Giới chức cấp cao trong chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc một cách tiếp cận mới trong vấn đề thương mại quốc tế.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 22/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thay vì tập trung vào việc mở cửa thị trường cho các công ty dịch vụ tài chính, dược phẩm, các nhà đàm phán Mỹ hướng tới các khoản đầu tư nước ngoài không trực tiếp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hoặc tạo việc làm cho người lao động Mỹ. Đây là nội dung trong bài viết được đăng tải trên tờ The Wall Street Journal số ra ngày 24/1.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, những người có tiếng nói quyết định trong vấn đề này bao gồm Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và các thành viên trong nhóm chuyển tiếp của tân Tổng thống Biden, những người có khả năng đảm nhận các vị trí cấp cao trong lĩnh vực thương mại. Bài viết nhận định “một tư duy mới đang trở thành xu hướng trong các thành viên đảng Dân chủ”.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Sullivan đã tuyên bố rằng chính sách thương mại nên “tập trung vào việc cải thiện tiền lương và tạo công ăn việc làm với mức lương cao ở Mỹ, thay vì đảm bảo thế giới an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp”.
Những quan điểm đó được nêu ra trong các đề xuất thuế của ông Biden nhằm thúc đẩy các công ty của Mỹ bảo toàn việc làm ở trong nước hơn là nới lỏng đầu tư ra nước ngoài. Mở rộng các cơ sở ở Mỹ sẽ được hưởng một khoản tín dụng thuế, ngược lại, nếu chuyển sản xuất ra nước ngoài sẽ bị áp mức thuế cao hơn.
Video đang HOT
Ông Brad Setser, một thành viên trong nhóm chuyển tiếp của chính quyền Biden, được cho là người có nhiều đóng góp quan trọng đằng sau các đề xuất thay đổi. Phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), ông Setser nhấn mạnh mặc dù các nhà đàm phán Mỹ thúc đẩy mở cửa thị trường cho các công ty dược phẩm, song những doanh nghiệp này lại sản xuất phần lớn ở các quốc gia có mức thuế thấp như Ireland, dẫn đến thâm hụt thương mại lớn của Mỹ trong lĩnh vực này. Ông Setser nêu rõ chính sách thương mại và thuế phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Mỹ.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại Mỹ được đề cử Katherine Tai cho rằng chính quyền mới hướng tới một “chính sách thương mại lấy người lao động làm trung tâm”, chứ không phải một chính sách tập trung vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc thu được giá hời. Bà Tai nhấn mạnh “người dân không chỉ là người tiêu dùng, mà họ còn là công nhân và người làm công ăn lương”.
Tuy nhiên, bài viết cho rằng có nhiều lý do để duy trì chính sách thương mại như trước đây. Các nhà kinh tế thương mại cho rằng việc mở cửa thị trường cho các dịch vụ tài chính, dược phẩm và các nhà đầu tư lớn khác ở nước ngoài có lợi cho tầng lớp trung lưu của Mỹ, ít nhất cũng là gián tiếp. Doanh thu tăng cường năng lực cho các công ty lớn để họ có thể nghiên cứu ở trong nước, sản xuất các sản phẩm mới cho người tiêu dùng Mỹ và trả lương cao cho công nhân Mỹ.
Một đại diện của Cơ quan nghiên cứu và sản xuất dược phẩm của Mỹ cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa của ngành dược phẩm không phản ánh giá trị của nghiên cứu và phát triển cũng như các công việc khác được thực hiện ở Mỹ.
Melania trầm lặng trước ngày rời Nhà Trắng
Giữa lúc Trump đưa ra nhiều quyết định lớn trong những tuần cuối nhiệm kỳ, Đệ nhất phu nhân Melania vẫn hầu như im lặng và khó đoán.
"Gửi tới tất cả những người thắc mắc, tôi sẽ không đến lễ nhậm chức vào ngày 20/1", Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên Twitter hôm 8/1, hai ngày sau khi đám đông ủng hộ ông gây ra vụ bạo loạn ở Đồi Capitol giữa phiên kiểm phiếu đại cử tri của quốc hội, nhằm xác nhận chiến thắng cho Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Đây dường như là một quyết định bất ngờ, bởi nhiều nhân viên Nhà Trắng không biết trước suy nghĩ của Trump về vấn đề mang tính lịch sử này. Ngay cả Đệ nhất phu nhân Melania, người gần gũi nhất với Tổng thống, cũng không chắc chắn bà có dự lễ nhậm chức của Biden hay không cho đến khi dòng tweet xuất hiện, theo một nhân viên cấp cao Nhà Trắng giấu tên.
"Đây không phải là lần đầu tiên Trump tuyên bố về quyết định của mình trên Twitter trước khi nói với Melania", nguồn tin cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania tại Nhà Trắng hôm 31/12/2020. Ảnh: Reuters .
Mặc dù vậy, nhân viên Nhà Trắng giấu tên vẫn tỏ ra bất bình với sự im lặng của Melania, bởi cho rằng bà cần chịu một phần trách nhiệm trước những hành động gần đây của Trump, bao gồm từ chối chấp nhận thất bại, hay kích động người ủng hộ bằng những lời nói dối và cáo buộc vô căn cứ.
Melania dường như cũng không hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển giao quyền lực, khi vẫn chưa liên hệ với Jill Biden, đệ nhất phu nhân tiếp theo của Nhà Trắng. Bà đã ra thông cáo lên án vụ bạo loạn ở Đồi Capitol và chia buồn với những người thiệt mạng trong sự cố, nhưng muộn hơn 5 ngày so với thời điểm sự việc xảy ra, nên vẫn bị giới quan sát chỉ trích không làm tròn vai trò đoàn kết và xoa dịu đất nước giữa khủng hoảng của một đệ nhất phu nhân.
"Thay vào đó, Melania sát cánh bên Tổng thống trong thời khắc hỗn loạn, điều mà trước đây bà ấy không phải lúc nào cũng làm", bình luận viên Kate Bennett của CNN nhận định. Trong thông cáo lên án vụ bạo loạn đưa ra hôm 11/1, Melania không nhắc tên chồng, cũng không cho rằng ông cần phải chịu trách nhiệm vì đã kích động bạo lực.
Sự im lặng và kín tiếng của Melania đôi khi khiến công chúng tò mò về mức độ gắn kết giữa bà với Tổng thống, đặc biệt trong lúc ông trở thành tâm điểm chỉ trích. Những lần Melania từ chối nắm tay chồng hay thường xuyên bày tỏ quan điểm độc lập làm dấy lên đồn đoán về sự khác biệt hoặc bất đồng giữa họ.
Tuy nhiên, cách hành động của Melania trong vài tuần cuối cùng của gia đình Tổng thống tại Nhà Trắng khiến nhiều người thay đổi nhận định. "Bà ấy thấu hiểu chồng cũng như những điều mà ông ấy tin tưởng, và điều đó đơn giản là không khiến bà ấy bận tâm", Kate Andersen Brower, tác giả một cuốn sách về các đệ nhất phu nhân Mỹ, nêu ý kiến, nói thêm rằng Melania sẽ không công khai thể hiện quan điểm trái ngược với Trump.
Mặc dù vậy, Melania dường như vẫn hành động một cách thực tế, khi bắt đầu thu dọn đồ đạc rời Nhà Trắng trong lúc Trump nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử và quyết bám víu hy vọng tại nhiệm, nhiều nguồn tin tiết lộ. Đệ nhất phu nhân được cho là đã hoàn thành hơn một nửa công việc chuyển đồ đến dinh thự Mar-a-Lago ở Florida hoặc kho chứa, giám sát cẩn thận quá trình chuyển nơi ở, hoạt động được thực hiện âm thầm sao cho Tổng thống không nổi giận.
Tâm thế sẵn sàng ra đi của Melania được đánh giá là dấu hiệu thể hiện mong muốn rời Washington sau 4 năm đầy thăng trầm, tạo ra điểm khác biệt giữa bà và chồng. "Melania Trump không buồn vì phải rời đi", một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết.
Những người gần gũi với Đệ nhất phu nhân thời gian qua cũng không nhận thấy nỗi buồn hay sự cô độc của bà. Cho tới những ngày cuối tại Nhà Trắng, Melania dường như vẫn cố gắng im lặng và giữ kín những vấn đề riêng tư.
"Melania lúc nào cũng thầm lặng, trong khi Trump ồn ào. Bà ấy nhẹ nhàng, còn ông ấy cứng rắn. Họ bù đắp cho nhau và giúp mối quan hệ được duy trì", Stephanie Winston Wolkoff, bạn cũ và là cựu phụ tá của Melania, cho biết.
Trump lên án bạo loạn, không nhắc tới xem xét bãi nhiệm Tổng thống Mỹ đăng video lên án bạo loạn Đồi Capitol trên Twitter Nhà Trắng, không nhắc tới buổi xem xét bãi nhiệm mà Chủ tịch Hạ viện thông báo. "Tôi muốn làm rõ ràng tôi hoàn toàn lên án vụ bạo loạn mà chúng ta chứng kiến tuần trước. Bạo lực và phá phách hoàn toàn không được phép diễn ra ở...