Chính quyền của… doanh nghiệp!?
Đó là câu hỏi của nhiều độc giả xung quanh bài viết “Đối đầu” giữa chính quyền với người dân và báo chí? Ngoài bày tỏ sự bức xúc của mình, nhiều bạn còn gửi lời cám ơn tới ông An và báo Dân trí. Xin giới thiệu 2 trong số các ý kiến đó.
Bảo vệ dân phố bị miễn nhiệm vì… bảo vệ dân phố
Ông Hoàng Tiến An, một thành viên tổ bảo vệ dân phố lại bị “miễn nhiệm” vì… đứng ra bảo vệ cho dân phố. Đây là một nghịch lý. Vậy, xin được hỏi chính quyền UBND thị trấn Cầu Diễn là bổ nhiệm thành viên tổ bảo vệ dân phố để làm gì? Để bảo vệ dân hay là chỉ để bảo vệ chính quyền và doanh nghiệp?
Trong trường hợp cụ thể này, chính quyền UBND thị trấn Cầu Diễn có còn đúng nghĩa là chính quyền của nhân dân nữa không hay là chính quyền của doanh nghiệp. Thay vì “ủy ban nhân dân” là “ủy ban doanh nghiệp” có lẽ đúng hơn. Vì miễn nhiệm ông An là đồng nghĩa với việc đứng về cái sai của doanh nghiệp cấp nước, bảo vệ cho Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội.
Dư luận thật sự bức xúc với Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị Hà Nội, bởi vì Công ty này biết nhưng vẫn cung cấp nước nhiễm độc tố (Asen, Nitrat, Ecoli, Colifom…) cho người dân. Đúng lý, họ phải bị khởi tố vì tội theo điểm c, khoản 1, điều 186 Bộ luật hình sự với hành vi “Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”.
Cấp nước biết rõ là chứa nguồn bệnh, nguy hiểm, độc hại, nhưng gần 7 năm qua vẫn cấp cho dân ăn uống, gây ra bệnh ung thư, viêm đại tràng, đường ruột… Chúng tôi khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của Công ty CP Đầu tư và phát triển đô thị Hà Nội (HACID) và cá nhân liên quan.
Huy Hoàng tronghoang77@gmail.com
Video đang HOT
Cám ơn bác An, cám ơn Dân trí
Tôi là cư dân nơi bác An hiên nay đang sinh sông. Tôi thực sự ngạc nhiên vê lý do mà UBND thị trân Câu Diên đưa ra đê miên nhiêm bác An.
Đê mọi người có môt cái nhìn rõ hơn vê bác An, khách quan mà nói, cá nhân tôi nhân thây bác An là người nhiêt tình với công viêc chung, hòa đông với mọi người và tích cực trong phong trào rèn luyên thê dục thê thao.
Bác chủ đông xây dựng xà đơn, xà kép đê mọi người trong khu dân cư tâp luyên hàng ngày. Bác cũng là người khơi dây phong trào đánh bóng bàn… Là người yêu thê thao, tích cực rèn luyên thân thê, viêc bác thỉnh thoảng tham gia chơi bóng với các cháu trong khu dân cư là hoàn toàn bình thường.
Qua báo Dân trí, tôi được biêt viêc bác cung câp thông tin cho báo chí và gửi đơn yêu câu cung câp nước sạch cho khu dân cư, đây là viêc làm đây nghĩa khí vì công đông, tôi càng khâm phục bác hơn.
Cảm ơn bác An và cảm ơn báo Dân trí đã thông tin kịp thời vê sự viêc ở khu dân cư khu dự án nhà ở Câu Diên. Kính chúc bác An mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc. Kính chúc báo Dân trí ngày càng phát triên vững mạnh là chô dựa vững chắc cho nhân dân.
Tiên Hùng thang8muathu@yahoo.com
Theo Dantri
Trưởng Ban tổ chức huyện Ủy có sổ đỏ "đẻ" ra đất
Với diện tích đất được cấp 250m2, sau khi chuyển nhượng 90m2 cho người khác và làm lại sổ đỏ nhiều lần thì diện tích đất của ông Phạm Văn Đào, Trưởng Ban tổ chức huyện Ủy Hương Sơn, Hà Tĩnh đã lên đến 371m2 đất. Chuyện tưởng đùa, nhưng có thật!
Năm 1994, ông Phạm Văn Đào, ở khối 1, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn, Hà Tĩnh, được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp một lô đất có diện tích 250m2, tại thửa đất 129, tờ bản đồ số 4, ở địa chỉ như trên.
Trong đó, 100m2 đất là loại đất ở, còn 150m2 đất thuộc diện đất vườn. Đến năm 2002, ông Đào đã chuyển nhượng cho ông Thái Văn Huấn 90m2 đất trong tổng số diện tích đất mà ông Đào đã được cấp vào năm 1994.
Tuy nhiên, điều oái ăm thay, không hiểu lý do gì mà đất của ông Đào sau khi đã chuyển nhượng 90m2 cho ông Huấn bỗng chốc tăng vọt lên thành 317,4m2.
Có nghĩa là đã tăng vọt lên 150m2 sau khi một phần diện tích đất đã được chuyển nhượng. Tại thời điểm trên, tức năm 2002, UBND huyện Hương Sơn đã tiến hành đo đạc lại đất đai của một số hộ dân trên địa bàn huyện và nghiễm nhiên ông Phạm Văn Đào đã được cán bộ phù phép cho việc hợp thức hóa diện tích đất của ông Đào lên thành 317m2.
Tới năm 2007, ông Đào đã có đơn kê khai và xin cấp lại sổ đỏ, thì diện tích đất của nhà ông Đào lại tăng lên được 53,6m2 đất, tức là từ 317m2 lên đến 371m2. Theo hồ sơ mà PV báo PL&XH có được, ngày 7-11-2007, kết quả thẩm tra của Phòng TN&MT huyện Hương Sơn có bút lục của ông Trần Bình Thân, phó Trưởng Phòng TN&MT đã đề nghị UBND huyện Hương Sơn cấp sổ đỏ cho ông Đào với diện tích đất qua quá trình thẩm định là đúng thực tế.
Chính vì vậy, ngày 10-12-2007, phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn đã bút phê cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đào một mảnh đất có chiều rộng 17,5m, chiều dài là 22,5m2. Xuất phát từ chuyện đất của ông Đào liên tục "đẻ" ra đất, nên phía người dân sở tại hết sức bức xúc và cho rằng có sự ưu ái vô nguyên tắc của một bộ phận cán bộ địa chính, tới Phòng TN&MT huyện Hương Sơn đã tiếp tay cho ông Đào hợp thức hóa nhiều diện tích đất công thành đất riêng một cách bất hợp pháp.
Cho tới năm 2012, khi việc mở rộng đường nội thị ở huyện Hương Sơn được triển khai, nhiều hộ dân tại đây thuộc diện phải giải tỏa, di dời đi nơi khác thì ông Đào lại nghiễm nhiên nhận được tiền đền bù đất từ Ban giải phóng mặt bằng huyện Hương Sơn.
Trao đổi với PV, ông Trần Quốc Pháp, phó Trưởng Ban QLDA huyện Hương Sơn cho hay, sở dĩ việc ông Đào được nhận tiền đền bù vì "diện tích trong bìa đỏ của ông này lớn hơn các hộ khác".
Trước những điều bất thường về chuyện đất đẻ ra đất đang tồn tại ở huyện Hương Sơn, người đang là chủ của diện tích đất trên là ông Phạm Văn Đào, hiện đương chức Trưởng Ban Tổ chức huyện Ủy Hương Sơn, Hà Tĩnh, PV báo PL&XH đã liên lạc nhiều lần qua số điện thoại 0912060488 của ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn. Nhưng, câu trả lời từ phía vị lãnh đạo này vẫn là những tín hiệu "ò, í e"! Sau nhiều cuộc gọi nhưng ông này vẫn không bốc máy.
Theo quan điểm của nhiều Luật sư nhận định về vụ việc cho thấy, chuyện đất đẻ ra đất đối với người dân thường là một điều cần phải xem xét lại các quy trình. Nhưng ở đây, người đang sở hữu và có liên quan đến chuyện đất đẻ ra đất lại đang là một ông Trưởng Ban tổ chức huyện Ủy thì thật là một điều không thể chấp nhận được!
Đó là sự gian dối trong quá trình kê khai, nếu truy xét thì cũng phải làm rõ những cá nhân có liên quan đã cấp đất cho ông Đào nhằm mục đích gì? Ở đây không có chuyện cấp nhầm, cấp lẫn.
Là cán bộ thì là phải làm đúng, phải gương mẫu, phải trung thực. Việc làm này cần phải quy rõ trách nhiệm, đồng thời đo đạc lại diện tích đất thực tế của ông Đào và truy thu số tiền mà ông này đã được nhận từ Ban QLDA huyện Hương Sơn khi mà diện tích đất thực tế của ông này không bị ảnh hưởng mà vẫn được nhận tiền thì là một điều hết sức vô lý.
Theo Dantri
Nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc tiếp dân Ngày 26.9, Ban Dân vận T.Ư phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị công tác dân vận của chính quyền trong đền bù, giải phóng mặt bằng, đất đai. Theo Ban Dân vận T.Ư, trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo (KN-TC) liên quan đến đất đai diễn ra ở nhiều địa phương trong cả...