Chính quyền can thiệp, Keangnam đã mở thang máy cho dân
Sau nhiều giờ tập trung phản đối và đàm phán việc khóa thang máy không cho người dân đi lại, ông Ha Jong Suk, Chủ tịch Cty Keangnam Vina đã phải ký cam kết mở thang máy cho dân trước yêu cầu kiên quyết từ phía chính quyền địa phương.
Như Laodong.com.vn đã phản ánh, việc Ban quản lý tòa nhà Keangnam khóa thang máy từ trưa ngày 3.12 để ép cư dân đóng mức phí “cắt cổ” khiến hàng trăm hộ dân bức xúc vì không thể về nhà mình.
Người dân bao gồm cả người già và các cháu nhỏ, đặc biệt là có gần chục phụ nữ mang thai đến tháng đẻ đã phải vật vã ở hai sảnh A và B. Cho đến 7 giờ tối ngày 3.12, nhiều lều bạt đã được dựng lên tạm cùng bếp lò sưởi, thức ăn khô để phục vụ cuộc đấu tranh đòi quyền lợi.
Lều bạt, lò sưởi đã được cư dân Keangnam dựng tạm lên để tránh cảnh màn trời chiếu đất.
Video đang HOT
Trẻ nhỏ được bố mẹ bố trí cho nghỉ ngơi tạm bợ như thế này.
Khoảng 20 giờ 30, tình hình vẫn tiếp tục căng thằng, công an huyện Từ Liêm tới can thiệp từ chiều, đề nghị Keangnam mở lại các tiện ích, thang máy ngay để dân đi lại và đầu tuần sẽ đứng ra làm trọng tài để cùng giải quyết vấn giữa hai bên, nhưng Keangnam vẫn một mực không mở. Ông Ha Jong Suk, Chủ tịch Cty Keangnam Vina là người chịu trách nhiệm chính vẫn “lẩn trốn”, không chịu gặp dân.
Mặc dù có sự can thiệp của công an, chính quyền địa phương nhưng đến 8 giờ tối qua thang máy tòa nhà Keangnam vẫn chưa được mở.
Cuối cùng, sau nhiều giờ đồng hồ đấu tranh căng thẳng, với sức ép của cư dân và yêu cầu kiên quyết từ phía chính quyền bao gồm công an huyện Từ Liêm và UBND xã Mễ Trì, ông Ha Jong Suk, Chủ tịch của Cty Keangnam Vina đã phải ra mặt.
Tuy nhiên, trong lúc đàm phán với chính quyền và ban đại diện cư dân, thang máy của bà con vẫn tiếp tục bị cắt. Chưa hết, đường internet, truyền hình cáp cũng liên tục trục trặc, hệ thống thông tin nội bộ hoàn toàn vô hiệu hóa, với mục đích để bà con Keangnam không nối được thông tin, không liên kết được nhau.
Chị Thảo, một cư dân Keangnam khẳng định “Với tinh thần đoàn kết, tất cả các nhà dân, kể cả những người đã đóng phí và không bị cắt dịch vụ đã cùng đồng lòng phản đối hành động trái luật và thiếu nhân tính, thiếu văn hóa, đạo đức kinh doanh của Keangnam”.
Chủ tịch Keangnam Vina đã phải xuống nước bằng cách ký vào biên bản cam kết mở thang máy cho cư dân lúc 21 giờ 30 tối qua khi chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt.
Đến 21 giờ 30 cùng ngày, Keangnam đã phải xuống nước trước sức mạnh đấu tranh của cư dân. Ông Ha Jong Suk đã buộc phải ký vào biên bản cam kết với chính quyền và với Ban đại diện lâm thời cư dân với các nội dung: “Mở toàn bộ thang máy cho cư dân đi lại, cam kết không được cắt bất cứ loại hình dịch vụ nào của dân và định ngày đàm phán với Ban đại diện cư dân, dưới sự chủ trì của chính quyền địa phương vào tuần sau”.
Theo Lao Động
Côn đồ vào Keangnam hành hung dân được sắp đặt?
Luật sư Bùi Quang Hưng đặt ra nghi vấn: "Khi sự việc xảy ra, người dân đã bấm chuông gọi bảo vệ nhưng phải 30 phút sau, lực lượng này mới xuất hiện. Liệu sự chậm trễ này có phải do đã nhận được chỉ thị hay không?".
Mấy ngày gần đây, việc anh Hiền sống tại Keangnam bị nhóm côn đồ vào tận tầng 5 tòa nhà hành hung đang khiến dư luận xôn xao và cộng đồng cư dân vô cùng bức xúc.
Trao đổi với Đất Việt xoay quanh sự việc này, luật sư Bùi Quang Hưng thuộc Văn phòng luật sư Bùi Quang Hưng và cộng sự, cho rằng, trước hết việc để Mai Linh sử dụng sân chơi tầng 5 dẫn đến tranh chấp với cư dân, trách nhiệm phải thuộc về phía chủ đầu tư.
"Khi khu chung cư đã được bàn giao cho người sử dụng thì tất cả phần tài sản chung trước khi được sử dụng vào mục đích khác phải được sự đồng ý của cộng đồng dân cư. Việc cho Mai Linh thuê tầng 5 để tổ chức sự kiện rõ ràng là nhằm vào mục đích kinh doanh, chứ không hướng tới lợi ích cộng đồng nên việc người dân phản đối là hoàn toàn đúng", ông Hưng phân tích.
Theo ông Hưng, sự việc xảy ra tại Keangnam đêm 18 và ngày 19/11 vừa qua cần làm rõ 2 điểm: "Thứ nhất, việc đưa &'côn đồ' vào khu dân cư liệu có phải là hành động được chuẩn bị trước hay không? Thứ hai, tại sao khi sự việc xảy ra, người dân đã bấm chuông gọi bảo vệ nhưng mãi lực lượng này không xuất hiện. Liệu sự chậm trễ này có phải là do lực lượng bảo vệ đã nhận được chỉ thị từ một người nào đó hay không?".
Luật sư Hưng cũng cho biết thêm, Bộ luật Hình sự, thông thường, hành động cố ý gây thương tích nếu gây ra tổn thương trên 11% sức khỏe của nạn nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu hành vi này lại mang tính côn đồ, có tổ chức thì thương tích chỉ cần dưới 9% là đã đủ truy cứu.
Anh Hiền phải nhập viện với thương tích bị vỡ bánh chè. Ảnh: NVCC
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Mai Linh, cũng là đơn vị xin tổ chức sự kiện tại tầng 5 của tòa nhà đã thừa nhận có xuất hiện tại Keangnam trong đêm xảy ra xô xát. Tuy nhiên, theo ông Khoa, anh Trần Thanh Hiền (người dân bị hành hung) đã có hành động đập phá bàn ghế và đánh mình trước. Chấn thương của anh Hiền chỉ là do anh bị ngã?!Để tìm hiểu sự việc, phóng viên Đất Việt đã có buổi trao đổi với anh Trần Thanh Hiền, nạn nhân của vụ xô xát đêm 18/11. Anh Hiền khẳng định mình không hề có hành động đập phá bàn ghế như lời vị Chủ tịch HĐQT của Mai Linh nói. Lý do ông Khoa dẫn ra rằng anh bị vỡ xương bánh chè do ngã cũng rất nực cười bởi sàn tầng 5 chỉ là sàn gỗ.
"Cư dân Keangnam có mặt tại đó có thể làm chứng. Tôi xuống khu vực tầng 5 để tập thể dục. Vừa đến nơi, tôi đã thấy có khá nhiều người tập trung để phản đối việc xếp bàn ghế, phông màn của công ty Mai Linh. Lý do mọi người đưa ra là nếu làm thế sẽ không còn chỗ chơi cho trẻ con. Tôi đi tay không thì lấy cái gì để đập phá. Tôi chỉ xô mấy cái ghế vào một chỗ", anh Hiền cho biết.
Nói về vụ xô xát, anh Hiền vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh cho biết khi đang tranh luận với những người dựng rạp thì thấy có vài người vài người từ cầu thang máy ra với thái độ hùng hổ. Họ hất hàm hỏi anh có phải là người đã xô bàn ghế không, chưa kịp giải thích hết câu thì anh Hiền đã bị nhóm người trên xông vào đánh luôn.
"Có 3 người trùm chiếc áo tôi đang mặc lên đầu, dùng vật cứng không biết là gì đánh vào đầu gối làm tôi quỵ xuống", anh Hiền kể lại. Theo chẩn đoán ban đầu của các bác sỹ tại Bệnh viện Việt Đức, anh Hiền nhập viện với tình trạng xương bánh chè bị vỡ.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, anh Hiền đã có đơn tố cáo gửi lên công an huyện Từ Liêm. Tuy nhiên, từ đó đến nay, anh vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ cơ quan này.
Hiện, cộng đồng dân cư Keangnam cũng có đơn thư yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của Ban quản lý tòa nhà Keangnam trong vụ việc này.
Theo Báo Đất Việt
Vụ Keangnam: Lãnh đạo Mai Linh tham gia "xô xát" Như Vietnam đã đưa tin, vào tối qua, ngày 18/11, một vụ hành hung đã diễn ra tại tòa nhà cao nhất Việt Nam, Keangnam Landmark Tower khiến anh Trần Thanh Hiền phải nhập viện. Sự việc một lần nữa đẩy nỗi bức xúc của cư dân tòa nhà lên cao, khiến hàng trăm hộ dân tại đây tổ chức "biểu tình" phản...