Chính quyền Biden chính thức áp trừng phạt Nord Stream-2, lần này nhằm vào công ty Nga
Chính quyền Biden không muốn trừng phạt công ty Đức đồng minh mà chỉ nhằm vào 2 công ty Nga trong dự án Nord Stream-2.
Hôm 19/2, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức công bố về các lệnh trừng phạt dự án Nord Stream-2 trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ.
Báo cáo không đề xuất các biện pháp trừng phạt mới đối với đường ống dẫn khí Nord Stream-2 mà chỉ tập trung vào các biện pháp trừng phạt cũ.
Cụ thể, báo cáo cho Quốc hội của Bộ Ngoại giao Mỹ đề cập đến con tàu lắp đặt đường ống của Nga là Fortuna và chủ sở hữu con tàu là KVT-RUS phải chịu các biện pháp hạn chế.
Công nhân làm việc tại công trường dự án Dòng chảy phương Bắc 2 ở Nga. Ảnh: Reuters
Không có thêm bất cứ cái tên nào của công ty Đức và các công ty châu Âu khác được nhắc tới trong báo cáo, đồng nghĩa với việc ông Biden thống nhất các quan điểm được truyền thông rò rỉ trước đó rằng sẽ không nhắm vào các công ty thuộc đồng minh của Mỹ tại Châu Âu.
Video đang HOT
Sputnik dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price liên tục nhắc lại lời Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng, “đường ống Nord Stream-2 là một thỏa thuận tồi”.
Ông Price nhấn mạnh, các công ty liên quan đến việc thực hiện dự án có nguy cơ bị trừng phạt và chính quyền Mỹ sẽ “không thông báo trước về bất kỳ biện pháp hạn chế nào được áp đặt” nhằm vào các công ty nằm trong danh sách đen vì liên quan đến dự án chung Nga-Đức.
Dự án Nord Stream-2 có vốn đầu tư 11 tỉ USD giữa tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và 5 công ty châu Âu là Engie, OMV, Shell, Uniper và Wintershall Dea để đưa khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới châu Âu.
Dự án đã hoàn thành 97% nhưng liên tục đối mặt với nhiều khó khăn, phải dừng lại trong quá trình thi công do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chính quyền cựu Tông thông Trump phản đối Nord Stream-2 và cho rằng dư án sẽ hủy hoại an ninh châu Âu và khiến châu lục này phụ thuộc nhiều hơn vào Nga.
Chính quyền Biden gấp rút hỗ trợ Texas trong thảm họa băng giá
Chính quyền Biden nhanh chóng gửi chăn, máy phát điện và đồ thiết yếu đến Texas để giúp người dân ứng phó mất điện giữa giá rét bất thường.
Cố vấn an ninh nội địa kiêm phó cố vấn an ninh quốc gia Liz Sherwood-Randall hôm 18/2 thông báo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) đã chuyển đến Texas 60 máy phát điện, 729.000 lít nước, hơn 10.000 chăn len, 50.000 chăn bông và 225.000 suất ăn.
Hỗ trợ liên bang được chuyển đến Texas trong bối cảnh người dân ở bang này đang hứng chịu đợt giá rét bất thường do bão tuyết diện rộng, khiến nhiệt độ xuống mức thấp kỷ lục trong hàng chục năm qua. Giá rét buộc người dân tăng cường sử dụng máy sưởi, khiến hệ thống điện Texas bị quá tải, gây ra tình trạng mất điện diện rộng.
Người dân Texas quấn chăn xếp hàng đợi nạp gas dùng cho máy sưởi ở Houston, Texas hôm 17/2. Ảnh: AP .
Nhiều nhà máy xử lý nước cũng bị mất điện, hàng loạt đường ống bị vỡ do đóng băng, khiến các hộ gia đình ở Texas rơi vào "thảm họa kép" khi vừa mất điện vừa mất nước giữa giá rét chưa từng thấy.
Sherwood-Randall cho biết thêm giới chức liên bang cũng đang chuẩn bị hỗ trợ trong trường hợp Texas yêu cầu thêm và sẵn sàng cung cấp dầu diesel cho các nhà máy nhiệt điện ở bang này.
Quan chức Nhà Trắng cũng cảnh báo khoảng một triệu người Mỹ tiếp tục chịu cảnh mất điện, song nói rằng con số này đã giảm "đáng kể" so với mức đỉnh điểm, trong đó chỉ còn khoảng 600.000 người ở Texas chưa có điện.
"Do ảnh hưởng từ trận bão tuyết, người dân sẽ tiếp tục chịu cảnh mất điện kéo dài ở một số khu vực", Sherwood-Randall nói.
Cố vấn an ninh nội địa Mỹ cho biết thêm chính phủ sẽ thực hiện nỗ lực để củng cố các cơ sở hạ tầng quan trọng nhằm đảm bảo chính quyền liên bang và bang có thể chuẩn bị tốt hơn cho các sự cố thời tiết khắc nghiệt tương tự.
Tổng thống Joe Biden, người đã thảo luận với thống đốc các bang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đợt giá rét bất thường, cũng đồng ý ban bố tình trạng thảm họa cho hai bang Oklahoma và Louisiana hôm 18/2.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 17/2. Ảnh: AFP.
"Jill và tôi đang cầu nguyện cho Texas, Oklahoma và các bang chịu ảnh hưởng. Tôi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ủy quyền cho FEMA cung cấp máy phát điện và vật tư, đồng thời sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu bổ sung. Hãy chú ý đến hướng dẫn của các quan chức địa phương và giữ an toàn", Biden đăng trên Twitter.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết các quan chức an ninh quốc gia thường xuyên thông báo tình hình ở các bang chịu ảnh hưởng từ bão tuyết cho Biden. "Tổng thống luôn theo sát những diễn biến ở Texas và các bang xung quanh và luôn cập nhật thông tin nhiều lần trong ngày", Psaki nói.
Thời tiết giá rét khắc nghiệt do ảnh hưởng từ bão tuyết cuối tuần qua đã khiến ít nhất 23 người chết. Sau khi các sự cố về điện dần được khắc phục, người dân lại tiếp tục đối mặt với việc thiếu nước và thực phẩm. Tổng thống Biden đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở Texas từ ngày 14/2.
Mỹ sẽ tài trợ 4 tỷ USD cho chương trình COVAX Chính quyền Biden sẽ tài trợ 4 tỷ USD cho chương trình vaccine COVAX với hy vọng khuyến khích được các khoản quyên góp lớn hơn từ những nước khác. Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc họp đầu tiên với các lãnh đạo G7 vào ngày 19/2 sẽ thông báo về khoản tài trợ ngay lập tức 2 tỷ USD cho chương...