Chính quyền Bắc Kinh phát cảnh báo ô nhiễm nghiêm trọng
Ngày 9-10, chính quyền thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) đã nâng mức cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí tại thành phố này lên cấp độ nghiêm trọng – da cam.
Tình trạng ô nhiễm không khí khiến người dân Trung Quốc lo lắng
Đây là mức thứ ba trong 4 mức cảnh báo: xanh, vàng, da cam và đỏ, đồng thời dự báo tình trạng này sẽ kéo dài đến ngày 11-10.
Video đang HOT
Trước đó, Trung Quốc đã phát cảnh báo vàng về ô nhiễm không khí tại các khu vực như Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, Thiên Tân và Bắc Kinh. Vào sáng 9-10, nhiều khu vực tại Bắc Kinh, có tầm nhìn dưới 1km, đến trưa, một số trạm đo chất lượng không khí tại thành phố này có chỉ số PM2,5 là trên 400 microgam/m3, trong khi chỉ số PM2,5 trên 300 đã được coi là nguy hiểm.
Văn phòng Ban chỉ huy ứng phó khẩn cấp ô nhiễm không khí Bắc Kinh cho biết, tình trạng ô nhiễm nặng lần này là do điều kiện khí tượng bất lợi đã khuếch tán chất gây ô nhiễm lan rộng. Hơn nữa, mùa thu vốn là mùa có nhiều sương mù ở Bắc Kinh. Cơ quan chức năng kêu gọi người dân đeo khẩu trang, hạn chế hoạt động ngoài trời và cảnh báo các phương tiện tham gia giao thông phải bật đèn và giữ khoảng cách an toàn.
Theo An Ninh Thủ Đô
Mặt trái tăng trưởng ở Trung Quốc
Tốc độ phát triển kinh tế nhanh mang lại vẻ ngoài phồn vinh cho Trung Quốc và kèm theo đó là cái giá phải trả ngày càng đắt, trong đó ô nhiễm không khí nghiêm trọng là một trong những minh chứng.
Khí thải công nghiệp là một trong những thủ phạm gây ra ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Hãng thông tấn Tân hoa xã ngày 5-8 dẫn nguồn Bộ Bảo vệ Môi trường (MEP) của Trung Quốc cho biết trong nửa đầu năm 2014, chỉ có 9 trong số 161 thành phố của nước này đạt tiêu chuẩn mới chặt chẽ hơn về giám sát chất lượng không khí. Các thành phố này chủ yếu nằm ở các tỉnh thuộc miền Bắc Trung Quốc, đồng bằng sông Dương Tử ở miền Đông và đồng bằng sông Châu Giang ở miền Nam.
Tiêu chuẩn mới về chất lượng không khí được Chính phủ Trung Quốc ban hành từ đầu năm 2012 nhằm giám sát chặt chẽ hơn mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố của nước này. Theo tiêu chuẩn mới, MEP tiến hành giám sát chất lượng không khí, bao gồm kiểm tra khí ozon, khí CO2, các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet (gọi tắt là PM 2,5), PM10, SO2 và NO2.
Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn mới để theo đó thường xuyên kiểm tra, giám sát và công bố chất lượng không khí tại các thành phố sau khi ô nhiễm, nhất là ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải... Chỉ số Chất lượng không khí (AQI) tại Thượng Hải có lúc lên tới 303, vượt qua cả ngưỡng 300 được xem là mốc đánh dấu mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. AQI được tính toán dựa theo nồng độ của 6 chất gây ô nhiễm không khí, bao gồm cả các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn PM 2,5.
Nguyên nhân khiến bầu không khí tại nhiều thành phố của Trung Quốc bị ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu là do khí thải từ các nhà máy nhiệt điện thải ra. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm tại Trung Quốc là do tốc độ đô thị hoá nhanh, phát triển kinh tế mạnh, sử dụng ô tô tăng và các yếu tố thời tiết khác.
Ô nhiễm không khí đang gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với Trung Quốc, đặc biệt là sức khỏe của người dân. Từ kết quả nghiên cứu những tác động của ô nhiễm dựa trên chỉ số đo các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn PM10 có tác động nguy hiểm đối với sức khỏe con người, cựu Bộ trưởng Y tế kiêm Chủ tịch Hiệp hội Y học Trung Quốc Trần Chúc cho biết ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến 350.000-500.000 thai nhi ở nước này bị tử vong trước khi sinh khoảng 2-3 tuần. Đây là một trong những sự thừa nhận ở cấp cao nhất trong giới chức Trung Quốc về những tác động nghiêm trọng của tình trạng ô nhiễm không khí đối với sức khỏe người dân nước này.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng đáng lo ngại, Trung Quốc đã ban hành kế hoạch hành động kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm không khí. Theo đó, Chính phủ nước này đầu tư 1.750 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 290 tỷ USD) cho kế hoạch xử lý ô nhiễm không khí trong giai đoạn 2013-2017. Cũng theo kế hoạch này, Trung Quốc dành hơn 640 tỷ NDT (36,7%) cho ngành công nghiệp làm sạch và 490 tỷ NDT (28,2%) cho nguồn năng lượng sạch và 210 tỷ NDT cho xe hơi ít gây ô nhiễm.
Theo An Ninh Thủ Đô
Những hình ảnh gây sốc về tình trạng ô nhiễm nước tại Trung Quốc Hàng triệu người Trung Quốc đang phải sống chung với sự ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa quá nhanh của đất nước này. Một cậu bé bơi ở bờ biển đầy tảo ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS / China Daily. Tờ Business Insider mới đây đã tổng hợp...