Chính quan điểm dạy dỗ đầy sai lầm này của bố mẹ khiến con học giỏi đến mấy cũng khó bứt phá thành người giàu
Rất nhiều bậc cha mẹ mắc phải sai lầm dạy dỗ cực kỳ phổ biến này. Đây chính là tư tưởng gián tiếp khiến con bạn không có chí tiến thủ và không thể giàu có trong tương lai.
T. Harv Eker (SN 1954) là một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng người Canada. Ông là nhà sáng lập, kiêm giám đốc công ty Peak Potentials Training – Công ty về phát triển con người thành công nhất ở Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, Eker cũng chính là tác giả của cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú (Secrets of the millionaire Mind), từng được tái bản nhiều lần tại Việt Nam.
Theo doanh nhân này, tất cả mọi người đều có năng lực trở thành kiểu người mà bản thân mong muốn. Bất kỳ ai cũng có thể trở nên giàu có. Thế nhưng thực tế chỉ 20% trong số dân cư toàn cầu là người giàu. Lý giải điều này, Eker cho biết, đó là do nhiều người bị giới hạn bởi suy nghĩ của bản thân. Họ chưa từng có mục tiêu làm giàu và đôi khi “coi thường” đồng tiền.
Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều từng nghe qua những câu nói như: “Tiền không phải là tất cả”, “Đồng tiền khiến con người tham lam”, “Càng giàu càng tham”, “Món đồ này quá đắt, chúng ta không thể mua nổi”,…
Còn rất nhiều câu tương tự như vậy. Thực tế, một bộ phận xã hội luôn bày tỏ thái độ tiêu cực với tiền bạc và người giàu. Thái độ đó được họ truyền cho con em mình và những người xung quanh. Chính điều này khiến họ không bao giờ có thể bước chân vào thế giới của người giàu có.
Bởi một khi bạn luôn khẳng định mình không hề hứng thú với sự giàu có thì sự giàu có tự nhiên cũng sẽ “loại trừ”, xa lánh bạn. Nói dễ hiểu hơn thì điều này cũng giống như câu chuyện giữa những đôi trai gái. Một cô gái rất thích một chàng trai nhưng miệng lại luôn tỏ ra kiêu ngạo, lắc đầu tỏ ý không thích. Tất nhiên, chàng trai sẽ không bao giờ tiếp cận với cô gái như vậy!
Bố mẹ thông minh đừng bao giờ nói với con “Tiền không phải là tất cả”
“Tiền có mua được hạnh phúc?”, “Tiền có phải chìa khóa vạn năng?”… – Đây đều là những câu hỏi mà chúng ta từng được nghe rất nhiều lần.
Có phải tất cả người giàu đều rất tham lam? Điều này không hề đúng bởi trên thế giới có rất nhiều tỷ phú nổi tiếng tích cực làm từ thiện. Chẳng hạn như Bill Gates, Warren Buffett, Lý Gia Thành, Azim Premji, Christopher Hohn, Carlos Slim,… Mỗi năm họ đều bỏ ra cả triệu USD cho các quỹ từ thiện trong nước và toàn cầu.
Vậy tại sao một bộ phận xã hội lại có thành kiến bài xích và nghĩ xấu về người giàu? Về điều này, T. Harv Eker đã lý giải trong cuốn sách của mình như sau: Nhận thức của con người được hình thành trong cả một giai đoạn giáo dục dài kỳ.
Điều đó có nghĩa, nhận thức con người được hình thành bởi môi trường xung quanh. Hầu hết thái độ của một đứa trẻ với thế giới ra sao đều xuất phát từ cha mẹ, trường học và ngoài xã hội. Ở nhiều nước châu Á, cha mẹ thường dạy con với tư tưởng: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Chính tư tưởng “bài xích” sự giàu có và đầy cam chịu này đã gián tiếp khiến con bạn không có chí hướng phấn đấu cho tương lai.
Video đang HOT
Hàn Quốc lại là một trường hợp ngoại lệ. Thay vì “bài xích”, họ có một quan điểm mới trong cách giáo dục, đó là: “Làm trẻ em giàu có trong tương lai”. Theo đó, bất kỳ một đứa trẻ nào cũng có thể trở thành người giàu có và hạnh phúc.
Ngày nay, để nuôi dạy một đứa trẻ hoàn hảo, rất nhiều bậc phụ huynh cho con học thêm những môn nghệ thuật như múa, hát,… và trau dồi thêm cả các kỹ năng cảm xúc. Tuy nhiên, khía cạnh giáo dục tài chính vô cùng quan trọng lại ít nhiều bị quên lãng. Việc nuôi dưỡng con giàu có về mặt tinh thần là tốt nhưng cũng đừng bỏ bê khía cạnh giàu có về vật chất.
Giáo dục tài chính cho con cần bắt đầu như nào?
Giống như các hình thức giáo dục khác, giáo dục tài chính cũng rất phức tạp. Bố mẹ trước khi dạy con cần phải tìm hiểu kỹ để có các phương pháp thích hợp, liên kết được các tình huống thực tế trong gia đình với thực trạng xã hội.
Theo T. Harv Eker, giáo dục tài chính cần thực hiện theo từng bước. Ở mỗi độ tuổi, trẻ cần có cách tiếp nhận khác nhau về sự giàu có. Điều đó cũng có nghĩa với mỗi độ tuổi, bố mẹ sẽ dạy con một nội dung trọng tâm khác nhau, cụ thể như sau:
3 tuổi: Nhận biết giá trị của tiền tệ.
5 tuổi: Giúp trẻ hiểu được lao động là được trả bằng tiền đồng thời yêu cầu trẻ giúp đỡ những công việc trong gia đình.
6 tuổi: Cho trẻ học cách đếm số tiền lớn và học cách tiết kiệm tiền.
7 tuổi: Xem tỷ giá và quy đổi với tiền trẻ đang sở hữu.
8 tuổi: Dạy trẻ cách mở tài khoản ngân hàng để tiết kiệm tiền và có thể tiết kiệm tiền cho mình.
9 tuổi: Trẻ có thể tự lên kế hoạch kiếm tiền và mặc cả với người thuê mình.
10 tuổi: Biết cách tiết kiệm tiền và mua những mặt hàng có giá trị cao.
11 tuổi: Học cách đánh giá các quảng cáo thương mại. Tìm được hàng hóa giá rẻ, có chất lượng tốt và hiểu được khái niệm hàng giảm giá.
12 tuổi: Biết trân trọng đồng tiền và luôn có ý thức tiết kiệm.
Sau 12 tuổi: Có thể tham gia đầy đủ các hoạt động thương mại, quản lý tài chính, giao dịch và các hoạt động khác trong xã hội mình đang sống.
Cũng theo T. Harv Eker, bố mẹ cần phải đưa ra cho con những bài học thiết thực để hiểu rõ hơn những khái niệm về tài chính. Chẳng hạn sau khi dạy con cách sử dụng tiền thì bố mẹ có thể dạy luôn con cách kiếm tiền.
Đừng bao giờ dạy con tiết kiệm tiền bằng mọi cách, cũng đừng dạy con tiêu tiền là xấu. Thay vào đó, hãy cho con một không gian để khám phá nhằm tạo ra thói quen tiêu dùng thông minh qua các bài học thực tiễn.
Không cần phải gào thét khản giọng, bố mẹ thông minh hãy áp dụng ngay chiêu "tâm lý ngược" giúp nuôi dạy con nhàn tênh
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ sẽ tránh được những rắc rối bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý ngược. Ví dụ, con không thích ăn cà rốt, thay vì ép con ăn thì bố mẹ hãy cấm con không được động vào...
Nếu nói nuôi dạy con là một cuộc chiến đối với bố mẹ thì cũng chẳng có gì là sai. Bởi hầu như bố mẹ nào cũng bị căng thẳng mệt mỏi khi con liên tục không nghe lời, như không chịu ăn rau, không dọn đồ chơi, từ chối đi ngủ đúng giờ chẳng hạn. Và sau tất cả, "cuộc chiến" giữa bố mẹ và trẻ luôn kết thúc trong tiếng la hét và nước mắt. Chưa kể, tâm trạng của cả hai bên đều rơi xuống mức tồi tệ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ sẽ tránh được những rắc rối này bằng cách sử dụng phương pháp tâm lý ngược. Ví dụ, con không thích ăn cà rốt, thay vì ép con ăn thì bố mẹ hãy cấm con không được động vào. Thể nào vì tò mò con cũng sẽ ăn thử.
Những tình huống nuôi dạy con hài hước của các bố mẹ thông minh được tổng hợp dưới đây sẽ chứng minh phương pháp tâm lý ngược mang lại hiệu quả như thế nào trong chuyện nuôi dạy con.
* Mẹ tôi có một người bạn rất lạ. Cô ấy sẽ đặt rau vào đĩa của mình chứ không phải trên đĩa của các con. Khi bọn trẻ hỏi về nó, cô sẽ miễn cưỡng nói rằng 'Đây là thức ăn dành cho người đã trưởng thành, nhưng mẹ nghĩ là mình có thể chia cho con một ít'. Cứ như thế, những đứa con của cô ấy lớn lên rất thích ăn rau. Còn mẹ tôi thì không dạy như vậy. Bà cứ cố ép tôi phải ăn rau, nên tôi đã sẵn sàng ngồi 3 giờ đồng hồ để nhìn đĩa súp lơ xanh mà không hề động tới nó.
* Một trong những người bạn thân nhất thời thơ ấu của tôi từng bị trừng phạt không được phép ăn salad nếu bạn ấy làm sai việc gì đó. Cho đến bây giờ, người bạn này vẫn rất trân trọng món salad và sẽ luôn cố gắng ăn càng nhiều càng tốt trong thời gian ăn trưa ở trường. Thật trùng hợp, người chồng bây giờ của cô ấy cũng từng bị trừng phạt không có sách và nó cũng có tác dụng tương tự. Kết quả là hai vợ chồng họ đến quán salad và thư viện nhiều như đi chợ.
* Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã nhất quyết không chịu thức dậy vào buổi sáng. Mẹ liền nói rằng chúng tôi sẽ lừa bố bằng cách tôi sẽ dậy đánh răng, thay quần áo đi học rồi trốn vào chăn, giả vờ ngủ. Sau đó, khi bố đến đánh thức thì tôi sẽ vùng dậy với tư thế mọi thứ đã sẵn sàng cho bố bất ngờ. Việc này lặp đi lặp lại trong nhiều năm mà tôi chơi hoài vẫn không chán. Sau này lớn lên mới biết, bố mẹ chỉ không muốn gặp phiền phức khi bảo tôi thay đồ đi học.
* Bố tôi thường chơi một trò thi xem ai có thể gấp được quần áo nhiều nhất và ông ấy không bao giờ thắng.
* Hôm đó, tôi dẫn con gái 3 tuổi đi siêu thị. Trong khi xếp hàng chờ tính tiền thì một cuộc "nội chiến" xảy ra, con bé lăn đùng xuống sàn nhà nằm ăn vạ. Tôi nhìn xuống con và nói rõ to "Mẹ con đâu rồi? Cô cần tìm mẹ con. Con có thấy mẹ ở đâu không?". Sau vài giây giật mình và kinh ngạc vì tôi chính là mẹ thì con gái tôi đã vùng dậy và chạy lại ôm mẹ.
* Tôi thường khiêu khích bằng cách thách con có thể bỏ hết đồ chơi vào cái hộp này. "Mẹ chắc chắn là con sẽ không thể làm được điều đó. Không có cách nào có thể làm được". Thật may mắn là nó luôn hiệu quả trong mỗi lần tôi muốn con dọn đồ chơi.
* Có một cuốn sách mà tôi bị cấm không được phép đọc nằm ở trên kệ. Bố mẹ tôi nói là tôi chỉ có thể đọc nó nếu tôi biết cách cư xử. Một ngày nọ, tôi ở nhà một mình nên đã lén đọc hết 1 nửa quyển sách để cố tìm xem lý do tại sao tôi không được đọc. Đó là quyển lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc.
* Con trai tôi là một đứa trẻ bướng bỉnh và bốc đồng. Con không bao giờ cho tôi nắm tay mỗi khi đi qua đường. Vì vậy, tôi đã nói rằng con cần phải nắm tay mẹ, kẻo ai đó đi ngang qua và bắt cóc mất mẹ. Kỳ diệu thay, cách này hiệu quả. Con đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ mẹ khỏi bị bắt cóc ở nơi công cộng.
* Con gái tôi khi còn nhỏ luôn cáu khỉnh mỗi khi đến giờ đi ngủ. Nhưng tôi luôn có sẵn 2 lựa chọn dành cho con. Một là dọn đồ chơi, hai là lên giường đi ngủ. Tất nhiên, con sẽ chọn lên giường. Thế là, tôi đỡ phải tốn công vật lộn để giữ con nằm yên.
* Bố tôi kể rằng ông đã áp dụng kiểu tâm lý ngược khi tôi con nhỏ. Nghĩa là nếu bố bảo tôi đi cắt cỏ vườn, tôi sẽ chần chừ và phàn nàn. Nhưng nếu bố bảo tôi chọn cắt cỏ hay lau cửa sổ thì tôi sẽ chọn 1 trong 2 và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bây giờ tôi cũng áp dụng phương pháp này với lũ trẻ. Thật kỳ diệu, nó vẫn làm việc hiệu quả.
* Khi được 4 tuổi, con trai tôi luôn có thói quen dậy sớm và xông vào phòng quấy rối bố mẹ. Vì muốn thêm một chút yên tĩnh, tôi đã bảo con hãy thử xem chân nào của con chạy nhanh hơn. Thằng bé sẽ chạy khắp nhà, thử đủ mọi tư thế chạy trước khi quay trở lại phòng, và thở hổn hển nói rằng cả hai chân đều chạy nhanh như nhau.
Theo Trí Thức Trẻ
Từ 5 lát bánh mì trong thí nghiệm của nhà hành vi học, bố mẹ cần dạy con những điều sau về việc giữ vệ sinh trong mùa dịch Một chuyên gia nghiên cứu hành vi ở Mỹ đã thực hiện thí nghiệm đơn giản để chỉ ra hiệu quả của việc rửa tay đối với phòng tránh vi khuẩn. Từ thí nghiệm này, các bậc cha mẹ có thể rút ra nhiều điều để đảm bảo sức khỏe cho con trong mùa dịch. Thí nghiệm đơn giản từ những lát bánh...