“Chinh phục” răng ê buốt để ăn ngon ngày tết.
Tết đến là dịp để mọi người cùng về sum họp với gia đình bên bàn tiệc, thưởng thức những món ăn đậm đà hương vị Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được niềm vui trọn vẹn đó, vì nhiều khi “miệng muốn ăn mà răng chẳng chiều” chỉ vì sự cố về răng miệng. Đã bao giờ bạn rơi vào hoàn cảnh như vậy chưa?
Nỗi đau ngậm ngùi
Ngọc Hà (26 tuổi, Hà Nội) còn nhớ đúng ngày mùng 2 Tết năm ngoái về ra mắt nhà anh người yêu ở Bắc Giang. Nhìn cô nàng vừa xinh xắn, lại lễ phép, cả nhà anh đều rất ưng ý. Mọi chuyện có lẽ cứ tốt đẹp thế cho đến khi Ngọc Hà cũng dùng bữa cơm Tết với gia đình anh. Mẹ anh tỏ rõ thái độ quý mến cô, sợ cô còn ngại nên nhiệt tình gắp cho cô bao nhiêu là đồ ăn, nào là món canh xương hầm khoai tây nóng hổi, dưa chua do bác tự tay làm. Ngọc Hà vui mừng, hạnh phúc vì được yêu chiều như vậy, nhưng khi món ăn vừa đưa vào miệng, cô đã nhăn mặt. Không phải vì món ăn không ngon mà vì răng cô bị ê buốt, nên rất nhạy cảm với các món ăn chua, ngọt, quá nóng hoặc lạnh. Mẹ anh chàng tỏ vẻ không hài lòng, sau vụ đó Ngọc Hà ngậm ngùi bị gắn ngay mác “con gái thành phố làm kiêu”.
Tuy không đến mức bị hiểu lầm như Ngọc Hà, nhưng Thùy Trang (28 tuổi, TP.HCM) lại rơi vào một tình thế oái oăm khác. Được mời đến dự buổi tất niên cuối năm của một người bạn, Thùy Trang đã chuẩn bị váy áo, trang điểm kỹ lưỡng. Đó là bữa tiệc BBQ được tổ chức ngoài vườn với rất đông người đến dự, và trong buổi đó, Thùy Trang đã tình cờ gặp và làm quen với một chàng trai lịch lãm. Anh chàng lại gần và mời cô một ly soda chanh đá do anh tự tay pha. Nhưng vừa nhấp ly nước lên uống, Thùy Trang vội vã nhăn mặt vì răng trở nên ê buốt khiến anh chàng vô cùng bất ngờ. Sau vụ đó, Thùy Trang cảm thấy rất ngại tham gia các buổi tiệc tùng với bạn bè, người thân.
Thật ra, ê buốt răng, hay còn gọi là răng nhạy cảm là hiện tượng răng có triệu chứng ê buốt khi ăn hoặc uống các đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh. Tình trạng ê buốt cũng xảy ra khi sử dụng đồ ăn, thức uống ngọt hay chua, hoặc khi chải răng và súc miệng bằng nước lạnh. Đây không phải là bệnh, mà chỉ là một hiện tượng do các tác nhân thông thường như tụt nướu, chải răng quá mức và nghiến răng gây ra. Và hiện tượng này không hề khó để khắc phục nếu như bạn biết cách.
“Chinh phục” ê buốt
Video đang HOT
Những ngày Tết đang đến rất gần rồi, nếu bạn cũng đang ở trong tình trạng răng ê buốt giống như Ngọc Hà và Thùy Trang thì hãy sớm giải quyết vấn đề để có thể tự tin tham gia vào các buổi tiệc, tận hưởng những món ngon yêu thích bên gia đình và bạn bè trong mùa Tết này với các bí quyết sau nhé:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng bàn chải lông mềm. Lưu ý chải răng theo chiều dọc và không chải theo chiều ngang hoặc chải quá mạnh.
- Hạn chế ăn uống những đồ quá ngọt, quá lạnh, quá nóng, hoặc có tính a-xit có thể gây tổn hại đến men răng.
- Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm như Sensodyne.
Ngày hội tư vấn răng ê buốt Nhãn hàng kem đánh răng Sensodyne thuộc Tập Đoàn Dược Phẩm GSK sẽ tổ chức ngày khám và tư vấn răng miệng cho người dân trong 2 ngày: 19/01/2014 tại Maximart Cộng Hoà (TP.HCM) và 25/01/2014 tại BigC Thăng Long (Hà Nội).
Theo Eva
Tẩy trắng răng siêu tốc: hậu quả khó lường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cách tẩy trắng răng siêu tốc, nhưng hậu quả của các biện pháp này rất khó lường và có thể đe dọa sức khỏe răng miệng của bạn.
Ông bà ta có câu "hàm răng mái tóc góc con người" nên ai cũng muốn mình có một hàm răng thật trắng sáng và khỏe khoắn để tự tin trong giao tiếp. Chính vì thế trên thị trường hiện nay có rất nhiều cách tẩy trắng răng siêu tốc, nhưng hậu quả của nó không lường hết được.
Trắng răng siêu tốc "tiền mất, tật mang"
Mặc cảm với hàm răng đen xỉn do hồi bé uống quá nhiều thuốc, anh Hà Trung (Đông Anh- Hà Nội) đã đi tẩy trắng răng tại một cơ sở tư nhân trên đường Giải Phóng. Nghe nhân viên tư vấn có dịch vụ làm trắng răng nhất nhanh chỉ trong vòng 15 phút trắng sáng tự nhiên. Anh quyết định ngay mà không đắn đo. Nhưng vốn dĩ răng của anh vốn bị sâu răng, nên chất tẩy đã đi qua khe nứt, tấn công vào bên trong răng, gây cảm giác ê buốt ngày càng tăng. Đi khám bác sĩ anh được thông báo nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, có thể dẫn đến chết tủy trong răng.
Cùng cảnh với anh Trung, anh Thanh Bình (Mai Dịch - Cầu Giấy) đi tẩy răng do không hài lòng với hàm răng quá vàng. Sau khi tẩy, răng anh trắng hơn nhưng chỉ được thời gian ngắn. Sau đó, trên răng có dấu hiệu ố từng mảng li ti nhỏ ở các đường chân răng loang ra cả hàm răng trông rất mất thẩm mỹ. Anh vội đi khám và được bác sĩ cho biết đó là do anh sử dụng thuốc tẩy răng chứa hóa chất nguy hiểm không hợp với men răng.
Được người bán hàng trên Facebook giới thiệu công dụng của miếng dán trắng răng siêu tốc, chị Huyền Trang (La Khê - Hà Đông, 22 tuổi) không đắn đo, mua hẳn 3 hộp với giá chỉ 500 đồng để có hàm răng sáng đẹp đi chơi tết với bạn bè. Mỗi hộp gồm 2 miếng dán cho hàm trên và dưới.
Vì là lần đầu sử dụng sản phẩm không quen, khó khăn lắm chị mới dán được vào hai hàm. Chị làm theo hướng dẫn thì thấy đúng là răng sáng bóng, đẹp nhưng sang ngày thứ 3, chị bị đau nhức, buốt răng rất khó chịu.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cách tẩy trắng răng siêu tốc, nhưng hậu quả của các biện pháp này rất khó lường. Ảnh minh họa
Cần có kiến thức trước khi có quyết định tẩy trắng răng
Theo Tiến sĩ Hồng Minh - phòng khám Răng Hàm Mặt - Trung tâm y tế Đống Đa cho biết không phải ai cũng có thể tẩy trắng răng, điều kiện tẩy trắng răng là răng không bị hư, sâu, vỡ nhiều hoặc có các mảng trám răng lớn. Đối với trường hợp răng nhiễm sắc, thì những người có độ nhiễm từ trung bình đến nhẹ mới nên tẩy trắng răng. Những người bị mòn cổ răng, răng bị rạn do ăn nóng, uống lạnh thường xuyên, răng bị thiếu sản men... thì không nên tẩy rằng vì rất dễ bị viêm tủy.
Trong quá trình tẩy thì các bác sĩ răng thường dùng một loại chất dẻo lấy dấu răng, tạo ra một hàm răng giả có kích thước và hình dáng giống hệt hàm răng người cần tẩy để làm máng tẩy. Sau đó dùng thuốc tẩy (nồng độ thuốc phù hợp với hàm răng mà đã được kiểm tra trước đó) vào máng để lồng vào răng, giai đoạn này phải làm 4 lần mỗi lần cách nhau 3 ngày. Một lần tẩy trắng răng thường kéo dì 10- 21 ngày. Một lần tẩy trắng răng kéo dài khoảng 3-4 năm. Tuy nhiên để răng tránh bị nhiễm sắc, bệnh nhân không nên dùng hoặc hạn chế tối đa các loại thực phẩm có phẩm màu hay màu sắc đậm như cà phê, trà, thuốc lá...
Trong qúa trình tẩy trắng răng bệnh nhân thường có triệu chứng hơi ê buốt, nhất là ở các răng cửa. Nếu cảm giác này kéo dài thì phải đến gặp bác sĩ ngay.
Theo TS Minh, việc tẩy trắng răng cần đến các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với từng loại răng. Khi bạn bị các bệnh về răng, hàm, miệng, cần được điều trị dứt điểm trước khi tẩy trắng răng. Trẻ dưới tuổi vị thành niên, người bị bệnh tiểu đường, người có chứng bệnh thần kinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú... không nên tẩy trắng răng.
Để răng luôn trắng sáng, khỏe đẹp, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách, cạo vôi làm sạch răng sau mỗi sáu tháng. Khi dùng các thức ăn có màu thì uống nước lọc sau đó để tránh nhiễm bẩn vào men răng. Bạn cũng cần khám răng định kỳ hàng năm để phòng tránh và điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng.
TS Minh cho biết thêm, các miếng dán răng này rất nguy hiểm, mặt hàng trôi nổi không được thiết kế vừa vặn đúng hàm răng, nên khi dùng, chúng ta sẽ phải dán đè lên cả nướu, chất hóa học trên miếng dán sẽ dây sang môi, lợi... Điều này tạo nên phản ứng oxy hóa của hydrogen peroxide, khiến nướu răng có thể bị đốt cháy nếu sử dụng miếng dán quá lâu hay dán bị sai lệch vị trí, nguy hiểm hơn nữa là gây lở loét dẫn tới hoại tử, tụt nướu... Vì vậy, việc tẩy trắng răng phải tuân thủ quy trình một cách nghiêm ngặt, không được tự ý dùng bừa bãi.
Theo VNE
Những bệnh răng miệng "thích tấn công" bạn Cùng xem những bệnh răng miệng (nha chu) phổ biến nhất! Theo VNE